Các hoạt động hỗ trợ.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược cạnh tranh giai đoạn 2010 - 2020 của Cty Viễn Thông Quốc Tế trong lĩnh vực khai thác dịch vụ viễn thông quốc tế (Trang 27 - 30)

Các hoạt động hỗ trợ là các hoạt động có tác động gián tiếp đến các sản phẩm và dịch vụ. Nhờ các hoạt động này mà hoạt động chính được thực hiện một cách tốt hơn. Tùy theo đặc điểm của từng công ty, tùy theo thành phần của các hoạt động chính trong công ty mà cấu trúc của các hoạt động hỗ trợ có thể được xác định một cách linh hoạt. Tuy nhiên, cấu trúc chung nhất của các hoạt động hỗ trợ bao gồm các hoạt động chủ yếu sau:

Quản trị nguồn nhân lực: Hoạt động này bao gồm các hoạt động được thực hiện nhằm tuyển mộ, huấn luyện, phát triển và trả công cho tất cả các cấp bậc của người lao động. Quản trị nguồn nhân lực có ảnh hưởng tới tất cả các hoạt động trong dây truyền chuỗi giá trị. Nâng cao kỹ năng của người lao động và duy trì những quan hệ lao động tốt là rất quan trọng cho việc tạo ra giá trị và giảm chi phí. Bằng việc huấn luyện người lao động trong nhiều loại công việc, các nhà quản trị có thể giúp công ty của họ phản ứng nhanh với thị trường thông qua việc làm tăng hiệu suất lao động, chất lượng lao động và sự thỏa mãn với công việc của người lao động. Có thể nói con người là tài sản giá trị nhất của doanh nghiệp và là dạng rất linh hoạt của vốn.

Phát triển công nghệ: Công nghệ gắn liền với tất cả các hoạt động giá trị trong một tổ chức. Việc phát triển công nghệ có ảnh hưởng tới tất cả các hoạt động từ việc phát triển sản phẩm cho tới việc nhận đơn hàng và phân phối sản phẩm - dịch vụ tới khách hàng.

Mua sắm: hoạt động này đề cập tới chức năng thu mua các yếu tố đầu vào được sử dụng trong dây truyền giá trị của doanh nghiệp. Những hoạt động này bao

gồm nguyên liệu, năng lượng… và những yếu tố đầu vào khác được sử dụng trong quá trình sản xuất như máy móc, thiết bị…. Các nhân tố đầu vào được thu mua là quan trọng đối với các hoạt động chủ yếu cũng như các hoạt động hỗ trợ.

Cấu trúc hạ tầng của công ty: nó bao gồm các hoạt động như tài chính kế toán, những vấn đề về pháp luật và chính quyền, hệ thống thông tin và quản lý chung. Cấu trúc hạ tầng đóng vai trò hỗ trợ cho toàn bộ các hoạt động trong dây truyền giá trị kể cả các hoạt động chủ yếu cũng như các hoạt động hỗ trợ khác. Các hoạt động của cơ sở hạ tầng có thể được xem là nguồn của lợi thế cạnh tranh.

- Tài chính kế toán: Chức năng tài chính kế toán có vai trò quan trọng trong quản lý công ty một cách có hiệu quả. Lợi thế cạnh tranh có thể đạt được thông qua năng lực trong việc tăng vốn từ thị trường cổ phiếu và các nguồn vay mượn. Hệ thống tài chính kế toán cho phép nhà quản trị thực hiện so sánh có ý nghĩa về hoạt động của các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp.

- Những vấn đề luật pháp và quan hệ với chính quyền: Hoạt động này đòi hỏi rất nhiều thời gian của các nhà quản trị cấp cao. Xử lý vấn đề này một cách có hiệu quả có thể có ảnh hưởng to lớn tới khả năng tồn tại và phát triển lâu dài của công ty. Trách nhiệm pháp lý của công ty được hình thành từ các sản phẩm hỏng và sự tàn phá của môi trường dẫn tới những gánh nặng cho công ty. Vì vậy, các nhà quản trị phải cố gắng làm giảm các nghĩa vụ pháp lý tiềm năng cho công ty.

- Hệ thống thông tin: Tất cả các hoạt động giá trị có hai thành tố hợp thành là các thành tố vật chất và quá trình xử lý thông tin. Thành tố vật chất bao gồm tất cả các nhiệm vụ mang tính vật chất cần thiết để thực hiện hoạt động. Còn quá trình xử lý thông tin bao gồm các hoạt động cần thiết để thu thập, xử lý và truyền các dữ liệu được đòi hỏi để thực hiện hoạt động. Hệ thống thông tin có thể được sử dụng để tăng cường khả năng cạnh tranh của công ty, đồng thời nó cũng tạo ra các phương tiện để cản trở sự xâm nhập ngành của các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng.

- Hoạt động quản lý chung: Hệ thống này hỗ trợ tất cả các hoạt động trong dây truyền giá trị của doanh nghiệp.

* Mô hình ma trận tổng hợp SWOT.

- Xác định những cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu có tính then chốt. Những cơ hội và nguy cơ của doanh nghiệp được rút ra khi khảo sát môi trường bên ngoài - môi trường vĩ mô và cạnh tranh.

Quá trình đánh giá và phân tích môi trường bên trong của danh nghiệp sẽ giúp chúng ta xác định được các điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp.

- Liệt kê các yếu tố chủ yếu của các điều kiện bên trong và bên ngoài lên các ô của ma trận SWOT.

- Đưa ra các kết hợp từng cặp một cách logic:

S + O: sử dụng mặt mạnh để khai thác tốt cơ hội có được từ bên ngoài. S + T: sử dụng mặt mạnh để đối phó với những nguy cơ từ bên ngoài.

W + O: Khai thác những cơ hội để lấp dần chỗ yếu kém, đồng thời khắc phục những yếu kém để tận dụng tốt các cơ hội từ bên ngoài.

W + T: khắc phục những yếu kém để giảm bớt các nguy cơ từ bên ngoài. - Đưa ra sự kết hợp giữa bốn yếu tố để nhằm tạo ra một sự cộng hưởng giữa bốn yếu tố để hình thành một chiến lược mà qua đó giúp cho doanh nghiệp sử dụng mặt mạnh để khai thác tốt nhất cơ hội, lấp dần những yếu kém, và giảm bớt nguy cơ.

- Tổng hợp và xem xét lại các chiến lược: Phối hợp các chiến lược thành hệ thống có tính hỗ trợ cho nhau, loại bỏ các chiến lược không đảm bảo tính hệ thống.

Bảng 1.4: Bảng mô hình ma trận SWOT

Các yếu tố 1. Điểm mạnh (S): Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu

2. Điểm yếu (W): Liệt kê những điểm yếu chủ yếu 1. Cơ hội (O): Liệt kê

những cơ hội chủ yếu

O - S: Các chiến lược kết hợp điểm mạnh để tận dụng cơ hội O - W: Các chiến lược kết hợp khắc phục điểm yếu để tận dụng cơ hội 2. Thách thức (T): Liệt kê những thách thức chủ yếu T - S: Các chiến lược kết hợp điểm mạnh để hạn chế và né tránh thánh thức T - W: Các chiến lược kết hợp điểm yếu và thách thức

1.2.3.3. Lựa chọn chiến lược.

Mục tiêu của việc phân tích và lựa chọn chiến lược chính là việc thiết lập nên các mục tiêu dài hạn và tạo ra các chiến lược thay thế, lựa chọn ra trong số đó một vài chiến lược để theo đuổi. Phân tích và lựa chọn chiến lược còn giúp định ra hàng loạt những hành động mà nó có thể giúp cho công ty đạt tới sứ mệnh cũng như các mục tiêu mà nó đã đặt ra.

Trong quá trình phân tích và lựa chọn chiến lược, các nhà quản trị phải chọn lấy một tập hợp các chiến lược được xem là hấp dẫn nhất để phát triển nó. Những thuận lợi, bất lợi, sự đánh đổi, chi phí và lợi ích đem lại từ những chiến lược này cần phải được cân nhắc tính toán.

Các công ty khi muốn thực hiện phân tích và lựa chọn chiến lược cho mình, trước hết càn phải nắm chắc lại vấn đề về mục tiêu dài hạn và bản chất của nó. Tiếp đó cần phải hiểu về khung công việc của một quá trình hoạch định chiến lược tổng hợp với những phương pháp và cách thức được vận dụng trong đó. Tiếp đó là việc sử dụng các mô hình lựa chọn, xem xét tới các giai đoạn nhập dữ liệu, kết nối các dữ liệu và thông tin phân tích được và sản phẩm cuối cùng thu được sẽ là các chiến lược nên theo đuổi.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược cạnh tranh giai đoạn 2010 - 2020 của Cty Viễn Thông Quốc Tế trong lĩnh vực khai thác dịch vụ viễn thông quốc tế (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w