Sản xuất dạng tích hợp:

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược cạnh tranh giai đoạn 2010 - 2020 của Cty Viễn Thông Quốc Tế trong lĩnh vực khai thác dịch vụ viễn thông quốc tế (Trang 43 - 44)

Triết lý cơ bản của phương thức sản xuất tích hợp là mỗi một loại sản phẩm đều được thiết kế sản xuất với nhãn mác, đặc điểm riêng, với chất lượng nổi trội và ngày càng được thay đổi, hoàn thiện, có linh phụ kiện không thể nhầm lẫn với các sản phẩm khác, thông qua đó duy trì mãi lức, nhu cầu của thị trường với lợi nhuận cao.

Đặc điểm cơ bản của sản xuất tích hợp là sản phẩm được thiết kế và sản xuất với linh kiện chỉ tương thích với một mẫu xe. Những linh kiện này có thiết kế gốc, sau đó liên tục được phát triển và cải tiến theo thời gian và không thể sử dụng cho bất cứ mẫu xe nào khác. Cấu trúc sản xuất tích hợp bao gồm một hệ thống các nhà sản xuất liên kết dọc có quan hệ lâu dài và cộng tác chặt chẽ với nhau. Trong hệ thống này, đứng đầu là một nhà lắp ráp, đảm nhận việc thiết kế sản phẩm, đặt ra tiêu chuẩn, cung cấp công nghệ và thị trường cho các nhà cung cấp. Các nhà cung cấp sau đó sẽ sản xuất linh kiện đáp ứng yêu cầu về QCD do nhà lắp ráp đặt ra. Thông qua quá trình này, công nghệ gốc được tạo ra và phát triển chỉ trong phạm vi của hệ thống. Nếu thành công, cấu trúc này có thể sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao và chiếm lĩnh thị trường hành hóa cao cấp. Tuy nhiên, phương thức sản xuất tích hợp thường phát huy tác dụng tốt trong điều kiện môi trường cạnh tranh tương đối hoàn hảo, pháp luật cạnh tranh, sở hữu trí tuệ được kiểm soát, thực hiện chặt chẽ và đòi hỏi một sự liên kết, gắn bó chặt chẽ, lâu dài trên cơ sở uy tín kinh doanh, gìn giữ và phát triển bí quyết công nghệ giữa nhà lắp ráp và nhà cung cấp. Hơn nữa, quan hệ lâu dài là một đòi hỏi của cấu trúc này vì phải nỗ lực rất nhiều mới có thể đạt được thành quả.

Trong điều kiện Việt Nam hiện tại, theo đánh giá của các nhà sản xuất xe máy Nhật Bản, chưa có nhiều các doanh nghiệp hỗ trợ nội địa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp FDI và họ thường gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển hệ thống sản xuất hỗ trợ nội địa. Vì vậy, họ hay sử dụng các dịch vụ của các cơ sở sản xuất hỗ trợ có vốn đầu tư nước ngoài của mình trước đây. Vấn đề này cũng cần được giải quyết trong quá trình quy hoạch phát triển ngành xe máy trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược cạnh tranh giai đoạn 2010 - 2020 của Cty Viễn Thông Quốc Tế trong lĩnh vực khai thác dịch vụ viễn thông quốc tế (Trang 43 - 44)