Tổng hợp kết quả phân tích, dự báo môi trường.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược cạnh tranh giai đoạn 2010 - 2020 của Cty Viễn Thông Quốc Tế trong lĩnh vực khai thác dịch vụ viễn thông quốc tế (Trang 65 - 68)

- Liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp viễn thông nước

3.2.1.Tổng hợp kết quả phân tích, dự báo môi trường.

CỦA CÔNG TY VIỄN THÔNG QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC KHAI THÁC DỊCH VỤ VIỄN THÔNG QUỐC TẾ

3.2.1.Tổng hợp kết quả phân tích, dự báo môi trường.

3.2.1.1. Điểm mạnh của VTI.

- VTI là doanh nghiệp ra đời sớm nhất trong lĩnh vực khai thác dịch vụ viễn thông quốc tế và đã trải qua hơn 15 kinh nghiệm.

- Mạng lưới rộng khắp, cơ sở hạ tầng tốt: Công ty đang quản lý và khai thác mạng lưới viễn thông quốc tế rộng lớn bao gồm hệ thống chuyển mạch với 3 tổng đài cổng quốc tế sử dụng công nghệ TDM và mạng VoIP kết nối với hơn 40 đối tác quốc tế, mạng cung cấp dịch vụ kênh thuê riêng, I-VPN đi quốc tế; các hệ thống VSAT phục vụ kinh doanh, công ích; các tuyến truyền dẫn nội địa và hệ thống truyền dẫn quốc tế, bao gồm hai hệ thống cáp biển TVH, SMW-3 có trạm cập bở tại Việt Nam, các tuyến cáp biển khác sở hữu dung lượng….dung lượng truyền dẫn đảm bảo đáp ứng cho mạng chuyển mạch, kênh thuê riêng của VTI và các dịch vụ khác liên lạc giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.

- Mức độ tập trung vốn cao, công nghệ tiên tiến: Công tác đầu tư, nâng cấp và mở rộng mạng lưới luôn được quan tâm đầy đủ, chú trọng tính thiết thực và hiệu quả. Nhiều dự án đang được thực hiện và triển khai thực hiện với vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng như: Dự án liên quan đến Vinasat -1.

- Có nhiều khách hàng truyền thống và chiếm thị phần lớn nhất.

- Đội ngũ lao động hùng hậu, có trình độ chuyên môn cao: Công ty đã tổ chức rất nhiều các khóa học trong nước và nước ngoài cho các cán bộ của mình.

- Chất lượng dịch vụ được khách hàng chấp nhận.

- Được Nhà nước bảo hộ trong thời gian dài và giao cho nhiều dự án viễn thông trọng điểm

3.2.1.2. Điểm yếu của VTI:

- VTI mới chính thức tham gia cạnh tranh trên thị trường do chính sách xóa bỏ độc quyền của Nhà nước: năm 2003 đánh dấu một bước ngoặt lớn cho VTI. Nhà nước chính thức xóa bỏ độc quyền trong lĩnh vực khai thác và cung cấp dịch vụ viễn thông quốc tế. Nhà nước đã cấp phép thêm cho một số doanh nghiệp được cùng khai thác lĩnh vực này như Viettel Telecom, EVN Telecom.

- Chất lượng dịch vụ bộc bạch nhiều điểm yếu so với các đối thủ cạnh tranh: tỷ lệ các cuộc gọi thành công còn chưa cao. Tình trạng này là do yếu tố đồng bộ trên mạng lưới và năng lực của nhân viên khai thác.

- Mức độ phổ cập dịch vụ còn yếu: Công tác quảng cáo, tiếp thị còn yếu chưa mang tính chuyên nghiệp cao.

- Thủ tục cung cấp dịch vụ còn rườm rà, làm mất thời gian của khách hàng: Các quy trình hướng dẫn cung cấp dịch vụ phục vụ khách hàng, thủ tục xin giấy

phép các cơ quan chức năng chưa thuận tiện, chưa theo kịp với môi trường cạnh tranh.

- Các dịch gia tăng còn ít và thiếu đa dạng: VTI chưa chủ động trong việc phát triển dịch vụ mới, thường đi sau các đối thủ cạnh tranh trong nước.

- Chưa chủ động mở rộng thị trường. - Chính sách giá thiếu linh hoạt.

3.2.1.3. Các cơ hội của VTI.

- Tiếp cận được với nhiều công nghệ mới: Nhờ hội nhập, VTI sẽ có cơ hội để tiếp cận với các công nghệ mới tiên tiến trên thế giới, lựa chọn cho mình các đối tác có đủ năng lực để cung cấp các dịch vụ viễn thông quốc tế ở Việt Nam.

- Tính đa dạng và tính phổ cập của các dịch vụ viễn thông quốc tế.

- Nhu cầu thông tin của người dân và Chính phủ ngày càng cao và đa dạng: Việt nam đã triển khai ký kết và thực hiện tốt các cam kết, hiệp định song phương, đa phương với các nước và các tổ chức trong khu vực và quốc tế đã thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, nhu cầu tiêu dùng của người dân đối với sản phẩm, dịch vụ mà đặc biệt là các dịch vụ viễn thông quốc tế ngày càng cao.

- Nhu cầu thông tin hiện nay là vũ khí cạnh tranh của doanh nghiệp. - Trong nền kinh tế tri thức, thông tin là một loại hàng hóa quan trọng.

- Môi trường chính trị ổn định, tiến trình cải cách thể chế có nhiều tiến bộ: Nhiều luật mới được ban hành và có hiệu lực thi hành.

3.2.1.4. Thách thức đối với VTI.

- Bị tụt hậu về công nghệ do sự phát triển nhanh về công nghệ trên thế giới và khu vực.

- Xuất hiện nhiều nhà khai thác mới với công nghệ mới: Nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông quốc tế cũng đã đầu tư hệ thống truyền dẫn quốc tế và cung cấp dung lượng đường truyền đi quốc tế, các dịch vụ kênh thuê riêng…với giá cả hết sức cạnh tranh.

- Cước dịch vụ ngày càng giảm: Khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và VTI nói riêng phải đối đầu với các công ty có sở hữu nước ngoài, đó là các doanh nghiệp phát triển, có nhiều tiềm lực và kinh nghiệp cạnh tranh quốc tế. Các doanh nghiệp khai thác dịch vụ viễn thông quốc tế liên tục yêu cầu giảm cước để tồn tại trong cuộc cạnh tranh, có nhiều đối tác dựa và thực trạng thị trường trong nước để ép giá, gây khó khăn không nhỏ trong quá trình đàm phán và kinh doanh dịch vụ viễn thông quốc tees.

- Hội nhập kinh tế và chính sách mở cửa thị trường viễn thông của Nhà nước. - Luật pháp ngày càng chặt chẽ và đầy đủ.

- Sự đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng.

- Tình trạng cắt trộm cáp quang biển gây mất an ninh thông tin, ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của VTI cũng như sự lo lắng của khách hàng về an toàn thông tin. Các sự cố động đất gây mất liên lạc liên tiếp xảy ra trên nhiều hệ thống làm cho việc khôi phục thông tun gặp nhiều khó khắn, ảnh hưởn không nhỏ đến kết quả kinh doanh của VTI.

- Hiện tượng kinh doanh các dịch vụ viễn thông quốc tế trái phép với giá rẻ vẫn tồn tại cũng là một thách thức không nhỏ đối với VTI.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược cạnh tranh giai đoạn 2010 - 2020 của Cty Viễn Thông Quốc Tế trong lĩnh vực khai thác dịch vụ viễn thông quốc tế (Trang 65 - 68)