- Mô hình sản xuất hỗn hợp:
2.3.2. Nghiên cứu và dự báo môi trường ngành.
2.3.2.1. Tình hình phát triển mạng lưới viễn thông quốc ở Việt Nam.
Trong một thập kỷ trở lại đây, thị trường viễn thông trong nước ngày càng phát triển. Đó là do từ năm 2003 với việc Bộ Bưu chính Viễn Thông chính thức cấp giấy phép cho 6 doanh nghiệp hạ tầng mạng, trong đó có 3 doanh nghiệp được thiết lập cả hệ thống đường trục viễn thông quốc gia và bao gồm cả cổng thông tin quốc tế; 13 doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ truy cập Internet và ứng dụng viễn thông trên Internet; 6 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kết nối Internet đi quốc tế; 5 doanh nghiệp được thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động, ngành Bưu chính, viễn thông và Công nghệ thông tin Việt Nam đã chấm dứt thời kỳ độc quyền một công ty. Đồng thời cùng với sự tăng mạnh của thị trường thông tin di động với hàng loạt chính sách khuyến mãi, giảm giá nhằm thu hút khách hàng. Số thuê bao điện thoại phát triển mới năm 2008 ước tính đạt 27,6 triệu thuê bao, nâng tổng số thuê bao điện thoại của cả nước tính đến hết tháng 12 năm 2008 lên 79,4 triệu thuê bao (điện thoại cố định 13,1 triệu thuê bao), tăng 53,1% so với số thuê bao có đến cuối năm 2007. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông chiếm thị phần lớn nhất, ước tính đến cuối năm 2008 đạt 47,4 triệu thuê bao, tăng 70,9% so với thời điểm cuối năm trước, trong đó điện thoại di động đạt 37,1 triệu thuê bao, chiếm trên 70% thị phần và tăng 100,5%; điện thoại cố định đạt 10,3 triệu thuê bao, chiếm thị phần tuyệt đối và tăng 11,5%. Một số nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động chiếm thị phần lớn trên thị trường hiện nay là: Vinaphone, Mobiphone và Viettel, trong đó hiệu suất sử dụng kho số của Viettel khoảng 76%; Vinaphone 74% và Mobiphone 70%.
Thị trường Internet vẫn tiếp tục phát triển, số thuê bao Internet mới trong năm 2008 ước tính đạt 1,5 triệu thuê bao, tăng 27,8% so với năm 2007, nâng tổng số thuê bao Internet có đến cuối tháng 12 năm 2008 lên 6,7 triệu thuê bao, tăng 28,4% so với tổng số thuê bao có tại thời điểm cuối năm trước. Số người sử dụng Internet tính đến cuối năm 2008 ước tính 20,8 triệu người, tăng 12% so với thời điểm cuối năm 2007.
Do số thuê bao điện thoại và Internet phát triển mạnh nên kết quả kinh doanh
của ngành bưu chính, viễn thông tiếp tục tăng cao. Tổng doanh thu thuần bưu chính, viễn thông năm 2008 ước tính 69,2 nghìn tỷ đồng, tăng 23,8% so với năm 2007. Doanh thu của Tập đoàn Bưu chính, Viễn thông chiếm tỷ trọng lớn nhất với 72%, đạt 49,8 nghìn tỷ đồng, tăng 17,7% so với năm 2007, trong đó doanh thu viễn thông đạt 45,8 nghìn tỷ đồng, tăng 16,2%; doanh thu bưu chính đạt 2,1 nghìn tỷ đồng, tăng 24%. 8
Các công nghệ mới và tiên tiến của thế giới đã nhanh chóng được ứng dụng và tạo nên một nền cơ sở hạ tầng tương đối tốt với khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sử dụng dịch vụ trong xã hội. Hiện nay, Việt Nam đã có một hệ thống mạng viễn thông đa phương tiện, hiện đại và tương đối đồng bộ thông qua các hệ thống cáp quang, vi ba và vệ tinh trên phạm vi toàn quốc và kết nối với quốc tế. Các mạng đa phương tiện này đã được số hóa hoàn toàn và đang được nâng cấp thành các thế hệ mạng mới.
Giá cước dịch vụ viễn thông, trong đó có một số dịch vụ viễn thông quốc tế tiếp tục được điều chỉnh và giảm đáng kể, hiện đã đạt mức thấp hơn với mức trung bình tại cá nước ASIAN.
Cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ có xu hướng tăng lên nhưng chủ yếu xuất hiện trong phần lớn các phân đoạn thị trường, bước đầu tạo thêm lợi ích cho các thuê bao, hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh viễn thông mới thâm nhập vào thị trường từng bước phát triển, tạo đà cho những phát triển nhanh chóng trong thời gian tới.
Môi trường pháp lý và chính sách quản lý Nhà nước về lĩnh vực viễn thông được tăng cường toàn diện. Bộ Bưu chính Viễn thông đã ban hành nhiều Nghị định về quản lý bưu chính, viễn thông như: Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin, đồng thời ban hành chính sách cước, vừa bảo đảm sự phát triển hài hòa giữa các doanh nghiệp tham gia thị trường viễn thông nói chung và thị trường viễn thông quốc tế nói riêng, lợi ích của Nhà nước và tăng cường sức mạnh cạnh tran của ngành viễn thông Việt Nam. Việc thành lập Quỹ dịch vụ viễn thông công ích cũng là một biện pháp tích cực thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, có tác dụng thu hẹp khoảng cách số giữa nông thôn và thành thị tại Việt Nam.
Để đáp ứng yêu cầu cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế thời gian tới, ngành viễn thông Việt Nam đang nỗ