Chất lượng tín dụng và xếp loại ngân hàng

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Habubank (Trang 25 - 26)

1.1.5.Nhân tố xác định quy mô và tính đa dạng tín dụng ngân hàng

1.1.6. Chất lượng tín dụng và xếp loại ngân hàng

Chất lượng danh mục tín dụng và chính sách tín dụng của ngân hàng luôn là đối tượng kiểm tra của thanh tra ngân hàng. Ở Mỹ, cán bộ thanh tra tiến hành xếp hạng chất lượng tài sản có của ngân hàng (bao gồm tín dụng) theo các cấp độ (bằng số) như sau:

1 = hoạt động tốt. 2 = hoạt động khá.

3 = hoạt động trung bình. 4 = hoạt động bên bờ thua lỗ.

Ngân hàng nào được đánh giá càng cao thì càng bị ít nhà chức trách để ý và thanh tra. Cán bộ thanh tra thường kiểm tra các khoản tín dụng có số dư lớn hơn một mức quy định nào đó, còn các khoản tín dụng nhỏ hơn thì chỉ tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên. Những khoản tín dụng hoạt động tốt, nhưng có một vài điểm yếu nhỏ như đã không tuân thủ chính xác quy trình tín dụng hay không lưu trữ đầy đủ hồ sơ khách hàng được gọi là tín dụng có thiếu sót. Những khoản tín dụng chứa đựng những điểm yếu căn bản hay theo nhà thanh tra là nguy hiểm như tập trung quá lớn cho một khách hàng hay một ngành, nghề nào đó gọi là tín dụng tập trung.

Khi cán bộ thanh tra phát hiện ra những khoản tín dụng chứa đựng rủi ro không trả được nợ ngay lập tức theo như thỏa thuận, thì chúng được xếp vào loại tín dụng xấu. Các khoản tín dụng xấu được phân thành 4 nhóm:

• Nợ cần chú ý: các khoản tín dụng được tổ chức đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

• Nợ dưới tiêu chuẩn: các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần cả gốc và lãi

• Nợ nghi ngờ: các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất cao.

• Nợ có khả năng mất vốn: các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.

Tuy nhiên chất lượng tín dụng và các tài sản có khác của ngân hàng mới chỉ là một khía cạnh phản ánh chất lượng hoạt động của ngân hàng nói chung. Việc xếp hạng ngân hàng còn dựa vào sự xem xét của cán bộ thanh tra về các tiêu chí như: vốn chủ sở hữu, chất lượng quản lý, biểu đồ thu nhập, khả năng thanh toán và mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường. các tiêu chí này được biết đến rông rãi với tiêu đề CAMELS, bao gồm: Capital adequacy, Asset quality, Management quality, Earning record, Liqyidity position, Sensitivity to market risk.

Những ngân hàng có hệ số xếp hạng tổng hợp theo tiêu chí CAMELS càng thấp thì càng bộc lộ rủi ro nên được các nhà thanh tra xếp vào các nhóm từ 1 đến 3.

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Habubank (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w