Lịch sử hình thành và phát triển của Habubank

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Habubank (Trang 59 - 61)

2.1.Những nét chung về Habubank

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Habubank

Thực hiện đường lối đổi mới do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 (năm 1986), lần đầu tiên ở nước ta các ngân hàng cổ phần được thành lập, trong đó có Ngân hàng phát triển Nhà Hà Nội. Tiền thân của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội ngày nay. Cổ đông sáng lập của Habubank phải kể đến Ngân hàng đầu tư và Phát triển Hà Nội. Theo đề nghị của Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Xây Dựng Việt Nam, giám đốc chi nhánh ngân hàng Nhà Nước, được sự thống nhất của chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội, ngày 30/12/1988, Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam đã ra quyết định số 139 NH/QĐ ban hành điều lệ Ngân hàng phát triển Nhà Hà Nội. Căn cứ vào quyết định trên ngày 31/12/1988, Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội ra quyết định số 6719 QĐ/UB cho phép Ngân hàng phát triển nhà Hà Nội, tên giao dich quốc tế la Hanoi Building Commercial Joint Stock Bank (viết tắt là Habubank-HBB)được hoạt động kinh doanh kể từ ngày 02/01/1989.

Vào ngày 2/1/1989, Habubank đã được Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cấp giấy phép hoạt động số 00020/NH-GP có hiệu lực từ ngày 6/6/1992 trong thời hạn 99 năm. Mục tiêu ban đầu là hoạt động tín dụng và dịch vụ trong lĩnh vực phát triển nhà. Tiền thân là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam kết hợp với các cổ đông bao gồm Ủy ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội và 1 số doanh nghiệp quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, quản lý, du lịch với số vốn điều lệ ban đầu là 5 tỷ đồng.

Năm 1995 đánh dấu 1 bước ngoặt đáng chú ý trong chiến lược kinh doanh của Habubank với việc chú trọng mở rộng các hoạt động thương mại nhằm vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các cá nhân và tổ chức tài chính khác bên cạnh việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ và phát triển nhà. Thêm vào đó, cơ

cấu cổ đông còng được mở rộng 1 cách rõ rệt với nhiều cá nhân và doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân tham gia dầu tư đóng góp phát triển.

Trong 8 năm liên tục được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xếp loại A và được công nhận là ngân hàng phát triển toàn diện với hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả. Habubank luôn giữ vững niềm tin của khách hàng bằng chất lượng sản phẩm dịch vụ và phong cách nhiệt tình, chuyên nghiệp của tất cả nhân viên. Tối 28/11/2007 tại Luân Đôn, Anh Habubank đã nhận giải ngân hàng tốt nhất của năm “Bank of the year” của tạp chí The Banker-tạp chí uy tín hàng đầu nước Anh về ngân hàng và tài chính bình chọn. Đây là năm thứ 2 liên tiếp Habubank vinh dự nhận giải thưởng này. Giải thưởng của The Bank giành cho một ngân hàng duy nhất của mỗi quốc gia hoặc 1 vùng lãnh thổ, ghi nhận hoạt động tổng thể tốt nhất trong năm dựa trên các tiêu chí về hoạt động, chất lượng và những sáng kiến chiến lược. Ngoài ra Habubank còn được nhận nhiều giaỉ thưởng khác chẳng hạn như cuối năm 2007 Habubank được Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen vì đã có thành tích trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc. Lễ đón nhận bằng khen được tổ chức trọng thể dưới sự chứng kiến của các vị lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo các sở-ban-nghành liên quan của Trung ương và địa phương cùng các cổ đông, các khách hàng và nhà đầu tư. Là một ngân hàng thương mại, Habubank phải thực hiện tốt sứ mệnh của mình đó là cung ứng một cách toàn diện các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao và sáng tạo nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của từng đối tượng khách hàng. Với mạng lưới ngày càng mở rộng, hiện tại Habubank có 1 hội sở và 24 chi nhánh, phòng giao dịch đa dạng trên toàn quốc. Đồng thời Habubank không ngừng mở rộng các chi nhánh và các điểm giao dịch trên các địa bàn kinh tế trọng điểm như Đà Nẵng, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh…..

Uy tín và vị thế của Habubank ngày càng được nâng cao trên thị trường trong nước và quốc tế. Trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu, Habubank đã và đang nỗ lực phấn đấu phát triển thêm. Ngay từ khi thành lập Habubank đã lấy Hội sở chính tại B7, Giảng Võ và lấy biểu tượng với màu sắc truyền thống là màu xanh dương. Màu xanh dương tượng trưng cho nước và bầu trời, thể hiện sự trường tồn,

chắc chắn, đáng tin cậy, chuyên nghiệp và tận tâm, đồng thời mang lại cảm giác yên bình, thanh thản. Màu xanh dương là biểu tượng “NIỀM TIN” mà Habubank luôn cố gắng tích lũy được từ các cổ đông, khách hàng, nhân viên và cơ quan quản lý. Sau đó mau xanh lục được thêm vào biển hiệu của Habubank, tượng trưng cho thiên nhiên, cây cối, mùa xuân, cho sự sinh sôi nảy nở, cho đất đai màu mỡ, tạo cảm giác giàu sức sống, mạnh mẽ, hiện đại, tươi trẻ, được nuôi dưỡng, quan tâm và tràn đầy sáng tạo. Màu xanh lục là biểu tượng của những “GIÁ TRỊ” mà Habubank không ngừng tạo dựng và chuyển tới quý khách hàng.

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Habubank (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w