Cung ứng dịch vụ

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Habubank (Trang 86 - 90)

Nguồn vốn

Cung ứng dịch vụ dịch vụ

Habubank luôn chú trọng nâng cao năng lực của bộ phận kiểm soát nội bộ của ngân hàng Habubank hiểu rằng để làm tốt công việc quản lý rủi ro thì phải làm tốt công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Công việc của bộ phận kiểm tra, kiểm toán nội bộ là:

- Kiểm soát trong quá trình hoạt động của ngân hàng hay là cụ thể hơn trong từng quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng.

- Kiểm toán sau với nhiệm kiểm toán các quy trình nghiệp vụ để phát hiện các lỗ hổng có thể dẫn tới rủi ro và đưa ra các ý kiến giúp cán bộ hoàn thiện và đề xuất các quy trình nghiệp vụ để đảm bảo ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất, giảm thiểu rủi ro nhất. Nhận định được tầm quan trọng đó, Habubank liên tục đào tạo các kĩ năng cho bộ phận kiểm soát nội bộ còng như kiểm tra xét duyệt. Ngoài ra, còn đặt ra các tình huống khó để cán bộ kiểm toán thử nhằm nâng cao năng lực, kinh nghiệm trong công tác phòng ngừa rủi ro. Tỷ lệ an toàn vốn của Habubank đảm bảo 8%. Habubank không ngừng tăng vốn điều lệ. Hiện nay vốn điều lệ của Habubank khoảng 1400 tỷ đồng.

2.3.3.Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Habubank

2.3.3.1.Về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng

Habubank đó có quyết định số 343/HBB ngày 20/4/2006 của tổng giám đốc về “hướng dẫn về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng được quy định theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày ngày 22/4/2005. Trong quyết định trên Habubank quy định:

- Các loại nợ: gồm nhóm 1(nợ đủ tiêu chuẩn), nhóm 2 (nợ cần chú ý), nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ), nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).

- Các trường hợp chuyển nợ lên nhóm cao hơn và điều kiện để quay lại nhóm 1: tối thiểu trong vòng 1 năm đối với các khoản nợ trung và dài han, 3 tháng đối với khoản nợ ngắn hạn kể từ ngày khách hàng hoàn thành nghĩa vụ trả nợ.

- Tỷ lệ trích lập dự phòng: Nhóm 1: 0%

Nhóm 2: 5% Nhóm 3: 20%

Nhóm 4: 50% Nhóm 5:100%

Ngoài tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể, Habubank phải trích lập dự phòng chung bằng 0.75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.

- Cụng thức tớnh dự phòng cụ thể:

Số tiền phải trích dự phòng = (giá trị khoản nợ - giá trị của tài sản đảm bảo) * tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể

Tỷ lệ tối đa có thể áp dụng để xác định giá trị tài sản đảm bảo được quy định chi tiết trong bảng sau:

Bảng 2.4: tỷ lệ tối đa áp dụng để xác định giá trị tài sản đảm bảo

Loại tài sản đảm bảo Tỷ lệ

Số dư trên tài khoản tiền gửi VNĐ tại Habubank 100% Số dư trên tài khoản tiền gửi USĐ tại Habubank 95% Trỏi phiếu chính phủ:

- Thời hạn còn lại dưới 1 năm.

- Thời hạn còn lại từ 1đến 5 năm

- Thời hạn còn lại trên 5 năm.

95% 85% 80% Thương phiếu, giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng khác 75% Chứng khoán của các tổ chức tín dụng khỏc 70%

Chứng khoán của doanh nghiệp 65%

Bất động sản 50%

Các loại tài sản đảm bảo khác 30%

Việc trích lập dự phòng theo quy địnhcủa Habubank là khá chặt chẽ, phù hợp theo quy định của nhà nước. Mặc dù năm 2005 tỷ lệ nợ quá hạn của Habubank giảm so với năm 2004 nhưng dự phòng nợ khó đũi lại lớn hơn năm 2004. Quỹ dự phòng nợ khó đòi sẽ gúp phần giảm thiểu rủi ro tin dụng cho Ngân hàng khi có rủi ro xảy ra.

2.3.3.2. Xử lý nợ xấu

Mặc dù tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của Habubank là dưới 2% song hoạt động tín dụng vẫn tiềm ẩn rủi ro. Để hạn chế nợ xấu, Habubank sử dụng một số biện pháp như:

- Dự tính những nguồn thu có thể thu nợ có vấn đề (bao gồm nguồn thu từ thanh lý tài sản và số dư tiền gửi NH).

- Cần tiến hành nghiên cứu nghĩa vụ thuế và những tranh chấp xem khách hàng còn những nghĩa vụ tài chính nào chưa thực hiện.

- Đối với doanh nghiệp, cần đánh giá chất lượng năng lực và sự nhất quán trong quản lý, đồng thời trực tiếp tiến hành khảo sát các hoạt động và các tài sản của doanh nghiệp.

- Phải cân nhắc mọi phương án có thể hoàn thành việc thu hồi nợ có vấn đề, bao gồm việc thỏa thuận gia hạn nợ tạm thời nếu khách hàng chỉ gặp khó khăn trước mắt. Hoặc tìm kiếm giải pháp nhằm tăng cường lưu chuyển tiền tệ cho khách hàng. Các khả năng khác có thể bổ sung tài sản đảm bảo tín dụng, yêu cầu có bảo lãnh của người thứ 3, cơ cấu lại doanh nghiệp, sát nhập hay thanh lý công ty nộp đơn xin phá sản.

2.3.4.Đánh giá thực trạng

Hội sở chính Habubank nhận thức rõ được vai trò cũng như vị trí của quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng. Do vậy ngân hàng đã chủ động áp dụng nhiều nghiệp vụ bảo đảm tiền cho vay nhằm hạn chế tối đa rủi ro cho ngân hàng. Trong thời gian qua hoạt động cho vay tại Hội sở chính Habubank được mở rộng không ngừng qua các năm cụ thể là năm 2005 tăng gấp 1.09 lần so với năm 2004. Năm 2006 tăng gấp 1.24 lần so với năm 2005. Mạt khác tỷ lệ nợ quá hạn của Habubank trong thời gian qua là một kết quả tốt. Với phương châm hoạt động an toàn là trên hết Habubank đã có rất nhiều cố gắng. Ngân hàng đã làm tốt công tác thẩm định theo dõi sát sao hoạt động sử dụng vốn của khách hàng, đảm bảo thực hiện sử dụng vốn đúng mục đích, tăng khả năng trả nợ cho khách hàng. Do đó rủi ro tín dụng vẫn nằm trong tầm kiểm soát của ngân hàng.

Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn tồn tại hạn chế. Thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn vẫn còn chứng tỏ hạn chế trong công tác quản lý rủi ro tín dụng của Habubank. Để có thể đạt được mục tiêu đề ra, phát triển Habubank thành một trong ba ngân hàng được ngưỡng mộ nhất Việt Nam thì Habubank phải chú trọng hơn nữa đến việc phòng ngừa và quản lý rủi ro tín dụng.

+ Khả năng thẩm định của cán bộ tín dụng còn nhiều hạn chế. + Chưa tách biệt vai trò và nhiệm vụ của từng bộ phận.

+ Còn quá coi trọng tài sản thế chấp, cầm cố. + Cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại lớn.

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Habubank (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w