Lãi chưa phân

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính trên cơ sở bảng cân đối kế toán với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Công ty cơ khí Hà Nội (Trang 53 - 57)

IV Hàng tồnkho 140 26.310.536.597 24.292.251.045 1 1 Hàng mua đang đi đường

4.Lãi chưa phân

phối - - 524.038.784 0,94 524.038.784 - 5. Quỹ khen thưởng phúc lợi 6.049.076 0,009 189.056.985 0,339 +183.007.909 3.125,1 6. Nguồn vốn XDCB 461.005 0,001 461.005 0,001 0 100 Cộng 61.499.470.317 100 55.773.309.082 100 -5.726.161.235 90,69

(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty )

Bảng phân tích trên cho thấy nguồn vốn chủ sở hữu giảm đi 5.726.161.235 đồng (18.269.731.947 - 18.476.977.804) do nguồn vốn kinh doanh giảm 536.178.550 đồng và giảm về tỉ trọng là 2,95%. Trong khi đó, lãi

chưa phân phối tăng và đặc biệt quĩ khen thưởng phúc lợi tăng lên 3.125,4% (gấp 31 lần) với số tăng tổng cộng là 707.046.693 đồng đã đủ bù đắp cho số giảm sút của nguồn vốn kinh doanh. Vì vậy, nguyên nhân chính khiến nguồn vốn CSH của xí nghiệp giảm chính là do khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản (-378.113.970 đồng). Nếu bỏ qua khoản điều chỉnh này thì tổng nguồn vốn CSH sẽ tăng (-207.245.857 + 524.038.784 + 183.007.909 = 499.800.836 đồng). Xét về mặt tỉ trọng, mặc dù nguồn vốn CSH giảm về qui mô nhưng tỉ trọng của nó trong tổng nguồn vốn lại tăng 2,27% (từ 30,04 lên 32,76) chứng tỏ khả năng tự tài trợ của xí nghiệp đã được cải thiện.

Tổng nguồn vốn giảm chủ yếu do các khoản nợ phải trả giảm (- 5.518.915.378 đồng) trong đó cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đều giảm (Nợ ngắn hạn giảm 4.191.829.152 đồng và nợ dài giảm 207.246.143 đồng), đặc biệt là các khoản nợ ngắn hạn chứng tỏ doanh nghiệp đã chấp hành tốt kỉ luật tín dụng, kỷ luật thanh toán, giữ được uy tín trên thương trường. Đi sâu phân tích vào các mục của khoản mục Nợ ngắn hạn, ta thấy:

* Khoản vay ngắn hạn giảm nhiều nhất (4.465.210.228 đồng) chứng tỏ xí nghiệp đã linh hoạt giảm các khoản vay tín dụng trên thực tế đã bù đắp thừa cho tài sản và bị chiếm dụng.

* DN cũng cố gắng cải thiện các khoản nợ tín dụng với người bán (giảm 946.772.478) theo đúng kỉ luật thanh toán để giữ uy tín với bạn hàng.

* Các khoản phải trả công nhân viên cũng được DN thanh toán tương đối đầy đủ. Năm 2004, do thiếu nguồn vốn kinh doanh, DN đã huy động vốn của cán bộ công nhân viên trong DN để phát triển sản xuất. Đây là cách huy động vốn rất mới và hiệu quả vì huy động vốn của cán bộ công nhân viên không phát sinh chi phí lãi vay, lại hình thành ý thức làm chủ của người công nhân khiến họ có trách nhiệm cao trong công việc. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là nguồn huy động tạm thời, vì vậy, sang năm 2005, sau khi kết quả kinh doanh được cải thiện, xí nghiệp đã thanh toán phần lớn khoản nợ này (giảm 435.072.258 đồng và 87,15%).

* Khoản “người mua trả tiền trước” tăng đáng kể từ 62.069.500 lên 893.368.716 (tăng 831.299.276 đồng) chứng tỏ người mua đã tín nhiệm thiết bị của DN, máy móc của DN đang bán chạy nên họ đặt tiền trước để mua.

* Khoản phải trả, phải nộp khác tăng nếu do DN nhận ký cược, kí quỹ để mở các đại lý bán hàng hay thực hiện các hợp đồng kinh doanh thì đó là dấu hiệu tốt.

Các kết quả phân tích trên cho phép ta đưa ra những nhận xét khái quát về tình hình tài chính tại DN như sau.

- Cơ cấu tài sản đã được chuyển dịch theo xu hướng hợp lý hơn, các khoản phải thu giảm, tình hình sử dụng vốn lưu động được nâng cao qua việc đầu tư mua nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất tăng, giảm tiền tồn quĩ. Tuy nhiên, tỉ suất đầu tư của DN vẫn còn thấp, chưa đạt mức trung bình của ngành.

- Cơ cấu nguồn vốn cũng được cải thiện qua việc tăng tỉ suất tự tài trợ và giảm tỉ suất nợ, tình hình tài chính khả quan hơn. Mặc dù nguồn tài trợ bị thu hẹp nhưng chủ yếu là do thanh toán các khoản nợ nên nó không làm bức tranh tài chính xấu đi mà lại làm cho bức tranh ấy tươi sáng và lành mạnh lên rất nhiều. Tuy nhiên, tỉ suất tự tài trợ vẫn còn ở mức thấp, đòi hỏi xí nghiệp cần phải nỗ lực hơn nữa để cải thiện tình hình.

Tuy vậy, trên đây mới chỉ là những nhận xét hết sức khái quát. Để có kết luận chính xác hơn ta cần phải đi sâu phân tích các bộ phận trọng yếu trên BCKT ở các phần sau.

2.2.2. Phân tích tình hình bảo đảm nguồn vốn, biến động nguồn vốn và sử dụng vốn.

Nguồn vốn của một doanh nghiệp được chia làm hai loại. Nguồn tài trợ thường xuyên và nguồn tài trợ tạm thời. Để có đủ nguồn vốn phục vụ cho quá trình kinh doanh, toàn bộ TSCĐ và đầu tư dài hạn phải được tài trợ bởi nguồn tài trợ thường xuyên (Nếu nguồn tài trợ thường xuyên không đủ để bù đắp các tài sản dài hạn này thì doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng bất ổn định vì một phần tài sản dài hạn sẽ phải tài trợ bằng nguồn vốn tạm thời bấp bênh không chắc chắn). Nếu nguồn tài trợ thường xuyên sau khi bù đắp đủ cho tài sản dài hạn vẫn còn thừa sẽ được dùng để đầu tư cho tài sản ngắn hạn. Nếu nguồn này sau kh đầu tư cho toàn bộ tài sản mà vẫn dư thì doanh nghiệp đã thừa nguồn và sẽ bị chiếm dụng. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải có kế hoạch sử dụng hợp lý nguồn thu này. Nếu nguồn này không đủ bù đắp tài sản thì doanh nghiệp sẽ phải đi vay ngắn hạn để bù đắp. Nếu nguồn vay ngắn hạn này thừa, doanh nghiệp tiếp tục có khả năng bị chiếm dụng, vì vậy doanh nghiệp cần có

kế hoạch trả các khoản vay này hoặc đầu tư chúng vào lĩnh vực sinh lời cao, tránh bị chiếm dụng. Nếu nguồn vay ngắn hạn vẫn thiếu, doanh nghiệp sẽ phải đi chiếm dụng ở bên ngoài. Cách này giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa tác dụng của "đòn bẩy tài chính", giúp doanh nghiệp tạo lợi nhuận tối đa từ vốn bên ngoài nhưng nó cũng là “con dao hai lưỡi” khiến tình hình tài chính doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào bên ngoài và dễ lâm vào tình trạng phá sản.

BẢNG PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ ĐẢM BẢO NGUỒN VỐN

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ Chênh lệch

I. Nguồn tài trợ thường xuyên 25.006.864.030 23.472.531.947 - 1.534.332.083

1. Vốn CSH 18.476.977.804 18.269.731.947

2. Vay dài hạn 6.529.886.226 5.202.800.000

II. Tài sản cố định 19.017.865.592 17.185.146.900 - 1.832.718.692

* Nguồn tài trợ thường xuyên tài trợ cho TSLĐ (I-II)

+ 5.988.998.438 + 6.287.385.047 + 298.386.609

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính trên cơ sở bảng cân đối kế toán với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Công ty cơ khí Hà Nội (Trang 53 - 57)