III. Tổng TSLĐ (trừ các khoản phải thu và tạm ứng
2.2.3.2. Phân tích tình hình dự trữ TSLĐ.
Dự trữ là một phần không thể thiếu được để sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, dự trữ thực chất là vốn chết trong suốt thời gian nằm chờ để dựa vào sản xuất hoặc tiêu thụ, nên để mức dự trữ cao sẽ gây ứ đọng vốn. Doanh nghiệp phải có biện pháp giảm mức dự trữ tới mức cần thiết nhưng không được quá thấp ảnh hưởng đến tính liên tục sản xuất. Mục tiêu cần đạt tới của dự trữ là phải kết hợp hài hoà giữa đảm bảo tính liên tục của sản xuất và tiết kiệm vốn. Việc phân tích tình hình dự trữ TSLĐ dựa trên số liệu bảng CĐKT
ở đây đề cập đến dự trữ biểu hiện bằng tiền. Để phân tích, ta lập bảng phân tích sau:
BẢNG PHÂN TÍCHTÌNH HÌNH DỰ TRỮ TÀI SẢN LƯU ĐỘNG Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
Đầu năm Cuối kỳ Chênh lệch
Số tiền % Tỉ trọng Số tiền trọng% Tỉ Số tiền trọng% Tỉ 1. Nguyên vật liệu tồn kho 14.142.642.980 53,75 11.447.581.358 47,13 -2.695.061.622 80,94 2. Công cụ, dụng cụ 22.423.894 0,09 81.863.606 0,34 +59.439.712 365,07 3. Chi phí sản xuất
kinh doanh dở dang
1.615.101.976 6,14 1.730.493.154 7.12 +115.391.178 107.144. Thành phẩm 10.530.367.747 40,02 11.032.312.927 45,41 +501.945.180 104,77 4. Thành phẩm 10.530.367.747 40,02 11.032.312.927 45,41 +501.945.180 104,77 Cộng 26.310.536.597 100 24.292.251.045 100 -2.018.285.552 92,33
Bảng phân tích trên cho thấy tổng số dự trữ TSLĐ cuối kỳ giảm so với đầu năm 2.018.285.552 đồng (7,67%) trong đó nguyên vật liệu tồn kho giảm chủ yếu còn các khoản mục khác đều tăng. Việc thay đổi cơ cấu dự trữ làm cho cơ cấu trở nên hợp lý hơn. Đầu kỳ, lượng dự trữ NVL quá lớn (53,75%) song đến cuối kỳ nó đã được giảm xuống cả về số tuyệt đối và tương đối. Tuy nhiên, các tài sản dự trữ khác đều tăng từ 4 đến 7%, riêng công cụ, dụng cụ tăng 365,07%. Điều này có thể được giải thích như sau:
Tại công ty cơ khí HN, kế hoạch dự trữ được chuẩn bị từ đầu năm và giao xuống cho các bộ phận sản xuất. Trong kỳ, tuỳ theo tình hình tiêu thụ thực tế, bộ phận sản xuất sẽ sản xuất một lượng hợp lý có thể cao hoặc thấp so với kế hoạch, linh động điều chỉnh cho phù hợp. Đầu năm, các tài sản dự trữ được chuẩn bị theo kế hoạch. Trong năm, có thể do nhu cầu tiêu thụ sản phẩm tăng (căn cứ vào doanh thu năm nay tăng so với năm trước 7.183.169.24 đồng và tăng 7,11%) nên DN mua thêm các yếu tố đầu vào như công cụ, dụng cụ để phục vụ kịp thời cho sản xuất, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng và lượng thành phẩm tạo thành cũng tăng. Đến cuối năm nhận thấy tốc độ tiêu thụ có phần chững lại (doanh thu quí IV/2000 chỉ chiếm 23,17% so với tổng doanh thu cả năm) nên DN giảm tốc độ thu mua dự trữ nguyên vật liệu còn các tài sản dự trữ khác như công cụ dụng cụ, chi phí SXKD và thành phẩm vẫn như cũ (cao). Mặc dù vậy, vì nguyên vật liệu dự trữ chiếm tỉ trọng lớn (53,75% đầu năm và 47,13% cuối kỳ) nên việc giảm
nguyên liệu làm tổng tài sản dự trữ giảm đáng kể (các tài sản khác tăng không đáng kể) góp phần giảm vốn chết, tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Như vậy, việc DN giảm tài sản dự trữ làm tăng vốn hoạt động và điều chỉnh cơ cấu tài sản dự trữ hợp lý hơn là dấu hiệu tốt, tuy nhiên, DN cần dự đoán khả năng tiêu thụ trong thời gian tới để có kế hoạch dự trữ hợp lý và kịp thời.