ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI DN:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính trên cơ sở bảng cân đối kế toán với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Công ty cơ khí Hà Nội (Trang 70 - 72)

III. Tổng TSLĐ (trừ các khoản phải thu và tạm ứng

PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ HÀ NỘ

3.1. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI DN:

Trong những năm gần đây, dưới ảnh hưởng dây chuyền của cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ khu vực và xu hướng suy thoái chung của toàn thế giới, nền kinh tế Việt Nam phát triển chậm lại và gặp phải một số khó khăn như qui mô đầu tư giảm, tình hình xuất nhập khẩu gặp khó khăn,…Những khó khăn chung của đất nước đã tác động không nhỏ đến Công ty cơ khí Hà Nội làm thị trường tiêu thụ thu hẹp, chi phí nhập khẩu NVL đầu vào tăng do tỉ giá ngoại tệ tăng. Ngoài những khó khăn chung, DN còn phải đương đầu với nhiều khó khăn riêng như sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp cùng nghành. Nhờ năng lực quản lí và đội ngũ cán bộ công nhân viên năng động sáng tạo và có trình độ chuyên môn cao (hơn 1/5 có trình độ đại học, trên đại học và cao đẳng), DN đã vượt qua các khó khăn, thử thách, bảo đảm đời sống của cán bộ công nhân viên và tạo ra lợi nhuận để tái sản xuất. Hoạt động tài chính của DN trong năm 2005 đã đạt được những thành tựu sau:

Trong quan hệ thanh toán với các tổ chức bên ngoài, DN đã tuân thủ các chính sách tín dụng, trả nợ đúng hạn cho các chủ nợ và các tổ chức mà DN chiếm dụng vốn. Các khoản nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và khoản phải trả người bán giảm làm tình hình tài chính của DN lành mạnh hơn. Về các khoản phải thu, DN đã nỗ lực thu hồi công nợ, tăng nhanh tốc độ luân chuyển các khoản phải thu (từ 7,329 lên 7,848 vòng) làm tăng hiệu quả hoạt động của vốn lưu động. Với xu hướng giảm nợ., giảm thu, DNđã nâng cao khả năng độc lập tài chính của mình, giảm tình trạng chiếm dụng dây dưa lẫn nhau với các doanh nghiệp khác.

Nguồn vốn lưu động thuần tăng cho tháy khả năng thanh toán của DN được nâng cao. Nguồn vốn lưu động thuần tăng trong khi qui mô tài sản giảm cho thấy DN đã ưu tiên đặc biệt cho việc phát triển nguồn vốn lưu động thuần, tăng khả năng nắm bắt thời cơ và làm cân bằng cấu trúc tài chính.

Bên cạnh những thành tích đạt được, DN cũng còn tồn tại một số nhược điểm trong hoạt động tài chính như cơ cấu tài sản,nguồn vốn còn chưa hợp lí, khả năng thanh toán và hiệu quả sử dụng vốn chưa cao.

Trong cơ cấu tài sản và nguồn vốn, mặc dù trong kì DN đã có những hành động tích cực để cải thiện tình hình nhưng những tồn tại vẫn chưa được khắc phục hoàn toàn.

Tỉ suất đầu tư trong tổng tài sản còn thấp (xấp xỉ 0,3). Vào cuối năm, tỉ suất này giảm hơn khiến cho hiệu quả sử dụng TSCĐ thấp, tồn tại sự mất cân đối giữa TSCĐ và TSLĐ, TSCĐ chiếm quá ít, TSLĐ chiếm tỉ lệ nhiều nhưng phần lớn lại được đầu tư vào tài sản dự trữ, giảm năng lực hoạt động của vốn.

Tỉ suất tự tài trợ tuy đã được tăng lên vào cuối kì nhưng vẫn còn ở mức thấp (32,76%) nghĩa là chỉ đủ tài trợ cho TSCĐ, toàn bộ TSLĐ phải dựa vào các nguồn tài trợ bên ngoài như vay dài hạn, vay ngắn hạn, các khoản đi chiếm dụng. Trong kì, mặc dù DN đã cố gắng trả các khoản nợ vay để giảm tỉ suất nợ nhưng nó vẫn còn ở mức cao (67,24%). Điều này thể hiện sự mất cân đối trong cơ cấu nguồn vốn . Mặc dù ở khía cạnh nào đó, việc vận dụng “đòn bẩy tài chính” mang lại lợi nhuận cao hơn cho DN thì ở khía cạnh khác, cơ cấu vốn như vậy thể hiện năng lực tự chủ về tài chính của DN yếu, những thay đổi của môi trường bên ngoài sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của DN

Về tình hình thanh toán và công nợ, nếu như DN đã áp dụng đúng đắn chính sách thu hồi công nợ với các đơn vị bên ngoài thì DN lại quản lí chưa tốt tình hình công nợ và thanh toán nội bộ. Khoản tạm ứng chưa thu hồi của công nhân viên trong DN còn lớn làm giảm hiệu quả hoạt động của vốn và làm khả năng thanh toán của DN giảm,DN không đáp ứng đủ khả năng thanh toán nhanh và thanh toán tức thời.

Về hiệu quả sử dụng vốn, DN chưa sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hiện tại.TSCĐ có tại DN tuy chiếm tỉ trọng còn ít nhưng chưa được sử dụng triệt để,hết công suất.Trong kì, DN lại đầu tư thêm TSCĐ làm cho chi phí tăng nhanh, giảm khả năng sinh lợi.Trong khi đó, vốn lưu động được đầu tư nhiều nhưng lại bị sử dụng lãng phí do đầu tư cho hàng dự trữ nhiều làm chậm tốc độ luân chuyển vốn.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính trên cơ sở bảng cân đối kế toán với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Công ty cơ khí Hà Nội (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w