Phân tích mức độ bảo đảm VLĐ cho việc dự trữ.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính trên cơ sở bảng cân đối kế toán với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Công ty cơ khí Hà Nội (Trang 63 - 64)

III. Tổng TSLĐ (trừ các khoản phải thu và tạm ứng

2.2.3.3. Phân tích mức độ bảo đảm VLĐ cho việc dự trữ.

Nếu như nguồn vốn lưu động biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hoặc nhanh chóng chuyển đổi thành tiền (vốn bằng tiền, khoản phải thu, đầu tư tài chính ngắn hạn) là cơ sở để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp thì nguồn vốn lưu động tài trợ cho tài sản dự trữ lại là tiêu chí để đánh giá mức độ bảo đảm VLĐ cho việc dự trữ.

Dựa vào các số liệu trên bảng CĐKT ta tính được. Nguồn vốn lưu động đầu năm là:

18.476.977.804 + 6.529.886.226 + 29.673.522.453 - 19.017.865.592= 35.662.520.891 = 35.662.520.891

Nguồn vốn lưu động cuối năm là:

18.269.731.947 +5.202.800.000 +25.208.312.225 - 17.185.146.900= 31.495.697.272 = 31.495.697.272

Tài sản dự trữ đầu năm (theo số liệu bảng phần III.3.2)là: 26.310.536.597.

Tài sản dự trữ cuối năm (theo số liệu bảng III.3.2) là:24.292.251.045 Trên cơ sở số liệu trên ta lập bảng so sánh.

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm

1. Nguồn vốn lưu động 35.662.520.891 31.495.697.272

2. Tài sản dự trữ 26.310.536.597 24.292.251.045

3. Mức bảo đảm (1-2) + 9.351.984.294 + 7.203.446.227 Theo bảng tính trên ta thấy nguồn vốn lưu động và tài sản dự trữ cuối kỳ đều giảm so với đầu năm. Tuy vậy, mức bảo đảm nguồn vốn cho tài sản dự trữ vẫn thừa (đầu năm thừa 9.351.984.294 đồng, cuối năm thừa 7.203.446.227 đồng).

Như vậy, khoản thừa này DN bị chiếm dụng nếu xét trên lý thuyết. Xét trên bảng CĐKT ta thấy: khoản phải thu đầu năm là 11.688.240.531, cuối năm là 10.145.447.045 còn các khoản phải trả (trừ khoản vay ngắn hạn) đầu năm là 6.819.083.834, cuối năm là 7.092.464.910. Như vậy, các khoản phải thu vẫn lớn hơn các khoản phải trả. Vì lẽ đó, trên thực tế, Xí nghiệp cũng vẫn bị chiếm dụng vốn nhưng khoản chiếm dụng cuối năm đã giảm so với đầu năm.

Kết quả phân tích cho thấy tình hình đảm bảo nguồn vốn lưu động cho tài sản dự trữ là rất tốt. Mặc dù khoản thừa vốn của DN bị chiếm dụng nhưng đến cuối năm, tình hình này đã được cải thiện. Sang năm tới, nếu Xí nghiệp phải thanh toán tất cả các khoản nợ đến hạn thì tình hình dự trữ tài sản vẫn không bị ảnh hưởng, DN vẫn có đủ vốn để dự trữ.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính trên cơ sở bảng cân đối kế toán với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Công ty cơ khí Hà Nội (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w