- Ngoại tệ 330.531 281.505 308.155 Nguồn: Một số chỉ tiêu kinh tế của NHCT Thanh Xuân
2.2.4. Kết quả hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Xuân.
Thanh Xuân.
Tổng số dư bảo lãnh tính đến ngày 31/12/2004 là 86,6 tỷ với 159 món. Số dư này đang nằm trong tầm kiểm soát của ngân hàng, trong năm qua chưa có trường hợp nào Ngân hàng phải trả thay.
Năm 2004 lưu lượng giao dịch thông qua cho vay và tài trợ diễn ra tại phòng kinh doanh của Chi nhánh là tương đối lớn với 1.045 lần giải ngân với lượng trên 1.821 tỷ VND. Đi kèm với việc giải ngân là việc thành lập hồ sơ cho vay, kiểm
soát chứng từ giải ngân, kiểm tra giám sát vốn vay,để thực hiện tốt các bước công việc đó đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có trình độ tác nghiệp tốt cùng với sự chỉ đạo điều hành sát sao kiên quyết của ban giám đốc, điều đó sẽ làm giảm bớt rủi ro trong hoạt động bảo lãnh. Với 55 khách hàng là doanh nghiệp có quan hệ tín dụng , bảo lãnh thường xuyên tuy chưa phải là nhiều nhưng lượng khách hàng của Chi nhánh hoạt động trên các lĩnh vực phức tạp như vận tải biển, đóng tàu, kinh doanh lắp ráp..
Bên cạnh việc đầu tư tín dụng, công tác kiểm tra giám sát vốn vay được phòng kinh doanh hết sức quan tâm, chỉ đạo sát sao theo từng doanh nghiệp, từng chương trình, từng phương án vốn vay để thu hồi nợ, trong năm 2004 có 919/1045 món vay đã được kiểm soát, 100% món vay được doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích. Chi nhánh hạn chế rủi ro và nghiên cứu thực hiện thẩm định nghiêm túc, rõ nét là một đột phá trong việc nâng cao tỷ lệ cho vay có bảo đảm tài sản bảo đảm khoản vay của đơn vị kinh tế quốc dân bằng nhiều hình thức như: Cầm cố kho hàng, bảo đảm bằng tài sản hoàn thành từ vốn vay, áp dụng biện pháp bảo đảm tài sản bổ xung đối với các doanh nghiệp Nhà nước trước đây đã cho vay không có đảm bảo …
Qua sự điều hành của NHNN, NHCT Việt Nam, đặc biệt với sự điều hành sát sao của Ban giám đốc với sự nỗ lực công tác của toàn thể cán bộ nghiệp vụ bảo lãnh NHCT Thanh Xuân , kết quả đạt được trông những năm qua tương đối cao, năm sau cao hơn năm trước. Điều đó được thể hiện qua bảng số liệu về số dư bảo lãnh qua các năm sau:
Hình 4: Tổng số dư bảo lãnh
Đơn vị: Triệu đồng Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng giá trị 80.900 86.600 89.100 Tổng số món 142 159 164
Năm 2003, nhìn chung công tác bảo lãnh phát triển ổn định và bền vững. Mặc dù các khoản nợ trong năm này có thời gian ngắn hơn nhưng nếu phân tích hiệu quả công tác bảo lãnh thì việc thu hút phí của năm 2003 vẫn tăng so với năm 2002. Các khoản bảo lãnh thường có thời hạn dưới 12 tháng, chỉ có 10% có thời hạn trên 1 năm. Trong năm này, các loại hình bảo lãnh được thực hiện đều là loại hình ít rủi ro như bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh thực hiện hợp đồng… không phát sinh bảo lãnh vay vốn hoặc mở L/C trả chậm. Và qua tổng số dư bảo lãnh năm 2003 là 80900 triệu đồng – một con số khả quan so với những năm trước đây. Qua sự điều chinhr về cơ chế hoạt động, những năm 2004 và năm 2005 con số này càng tăng, nhưng đồng nghĩa với nó là sự phát triển của loại hình bảo lãnh này ngày càng khẳng định vị thế so với các loại hình nghiệp vụ khác của Ngân hàng.
Tỷ trọng của từng loại hình bảo lãnh so với tổng số món bảo lãnh được thực hiện trong năm 2004 phản ánh những loại hình bảo lãnh chiếm ưu thế và những loại hình bảo lãnh còn ít được thực hiện. Bảo lãnh dự thầu được triển khai nhiều hơn cả do sự thuận tiện và rủi ro thấp hơn các loại hình bảo lãnh khác. Bảo lãnh thanh toán được thực hiện ít do rủi ro gặp phải trong loại hình bảo lãnh này tương đối cao hơn nhiều so với các loại khác.
Chất lượng công tác ngày càng được nâng cao, đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng. Nợ quá hạn của công tác bảo lãnh chủ yếu do các nghiệp vụ bảo lãnh trước để lại. Từ vài năm gần đây, công tác bảo lãnh chưa xảy ra tình trạng nợ quá hạn, chỉ có lãi thu về. Không phát sinh trường hợp nảo Chi nhánh phải trả thay theo cam kết bảo lãnh.