Hạn chế và nguyên nhân.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân (Trang 57 - 60)

- Ngoại tệ 330.531 281.505 308.155 Nguồn: Một số chỉ tiêu kinh tế của NHCT Thanh Xuân

2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân.

2.3.2.1. H ạn chế

Ngoài những thành tưu đạt được, hoạt động bảo lãnh tại NHCT Thanh Xuân cũng gặp phải không ít khó khăn. Trước hết, về mặt pháp lý, hoạt động bảo lãnh chưa có một hệ thống văn bản quy định chặt chẽ dẫn đến tình trạng vướng mắc với các nghiệp vụ khác. Bản thân khách hàng cũng xảy ra những mâu thuẫn với quy chế hiện hành về hoạt động bảo lãnh. Khách hàng luôn đòi hỏi ngân hàng phải đáp ứng những nhu cầu đôi khi không có trong quy định. Nếu ngân hàng áp dụng quy định một cách cứng nhắc thì sẽ mất khách hàng nhưng nếu ngân hàng không tuân thủ theo quy chế thì sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ. Khách hàng có thể yêu cầu ngân hàng phải trả lời trong thời gian quá ngắn hoặc yêu cầu không phải đảm bảo bằng tài sản thế chấp hoặc không thể thoả thuận với ngân hàng về giá trị bảo lãnh… Khi làm việc với khách hàng, ngân hàng luôn khúc mắc và gặp khó khăn trong việc đảm bảo lợi ích của cả ngân hàng và khách hàng.

Tranh chấp kinh tế giữa ba bên cũng là một trở ngại đối với khách hàng khi sử dụng dịch vụ. Hoạt động bảo lãnh sẽ suôn sẻ nếu như không có sự vi phạm

hợp đồng của khách hàng. Mặc dù không có khoản nợ quá hạn nào phát sinh trong ba năm gần đây nhưng tranh chấp giữa khách hàng của Chi nhánh và bên nhận bảo lãnh không phải là không có. Sau những vụ tranh chấp phát sinh đó, khách hàng sẽ lưỡng lự hơn khi sử dụng dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng. Nhiều khách hàng cho rằng mình không vi phạm hợp đồng nhưng ngân hàng đã thanh toán ngay cho người thụ hưởng sau khi được yêu cầu đầu tiên.

Về phía Ngân hàng, Ngân hàng gặp khó khăn trong vấn đề quản trị rủi ro. Trong công tác thẩm định, không phải lúc nào cán bộ nghiệp vụ cũng hoàn toàn đúng nên rủi ro trong thẩm định cũng là một vấn đề.

2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế.

Nguyên nhân đầu tiên về mặt pháp lý đó là sự thiếu phù hợp của các văn bản hiện hành. Thời gian đầu khi mới có hoạt động bảo lãnh, ngoài những văn bản pháp quy như Luật các tổ chức tín dụng, Luật dân sự và các quy định quốc tế. Tại Việt Nam chưa có một hệ thống pháp lý hoàn chỉnh áp dụng cho hoạt động bảo lãnh. Mặc dù quyết định 283 đã hai lần sửa đổi nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế cụ thể là chưa lường hết được các yếu tố đặc biệt khác.

Mặt khác, trình độ kinh tế của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu kinh tế. Đây cũng là một nguyên nhân chủ yếu hạn chế sự phát triển hoạt động bảo lãnh tại các ngân hàng thương mại. Khi thị trường tài chính chưa hoàn thiện, thị trường chứng khoán mới được hình thành, các hoạt động trên thị trường này còn yếu kém. Bên cạnh đó, mặc dù Việt Nam đã mở cửa giao lưu buôn bán với nhiều nước trên thế giới nhưng hoạt động thương mại chưa phải là mạnh so với một số nước trong khu vực. Không những chỉ nói chung người Việt Nam còn nhiều tập quán kinh tế lạc hậu, chưa phát triển như các nước khác trong khu vực mà cụ thể người dân Quận Thanh Xuân còn kém phát triển hơn một số quận khác trong khu vực. Chính vì vậy, nhu cầu về một số loại hình bảo lãnh cũng không cao và doanh số còn thấp và có nhiều hạn chế.

Khách hàng cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến sự thành bại trong hoạt động bảo lãnh. Khách hàng của NHCT Thanh Xuân chủ yếu bao gồm cá nhân, doanh nghiệp có quy mô không lớn. Khả năng tài chính và các vấn đề liên quan của các khách hàng được cán bộ nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng nghiên cứu trước khi ra quyết định bảo lãnh. Tuy nhiên, thực tế hoạt động cho thấy nhiều khách hàng không có kiến thức về bảo lãnh ngân hàng. Do đó, khi khách hàng đến Ngân hàng yêu cầu bảo lãnh, cán bộ nghiệp vụ cũng rất vất vả để làm cho khách hàng hiểu được bản chất của nghiệp vụ. Nhiều trường hợp, khi nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh, khách hàng phàn nàn rằng Ngân hàng tự ý trả tiền cho bên thụ hưởng vì không hiểu bảo lãnh ngân hàng có tính chất độc lập và hiệu lực mạnh.

Trong trường hợp khác, khách hàng cũng có thể có hiểu biết về nghiệp vụ bảo lãnh nhưng lại không có điều kiện thực hiện. Những doanh nghiệp ngoài quốc doanh đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ thường thiếu một số điều kiện để được Ngân hàng bảo lãnh, có thể là tư cách pháp nhân, khả năng tài chính, khả năng đảm bảo… của các doanh nghiệp này có vấn đề.

Đối với bản thân Ngân hàng, quy trình thực hiện bảo lãnh chưa hoàn thiện đã ảnh hưởng đến chất lượng công tác bảo lãnh đặc biệt là quá trình thẩm định. Rủi ro phát sinh trong quá trình này là tương đối cao. Bản thân cán bộ nghiệp vụ không thể xem xét từng món rõ ràng hay xuống tận nơi doanh nghiệp đang kinh doanh để theo dõi. Ngoài ra, mẫu biểu cho hoạt động bảo lãnh vẫn chưa được phù hợp với yêu cầu hiện tại.

Trong giai đoạn này, Ngân hàng rất thiếu người trong đội ngũ cán bộ nghiệp vụ bảo lãnh. Một cán bộ phải kiêm nhiều dự án nên không thể lường hết sai sót và cũng không thể kiểm tra hồ sơ cho cán bộ khác. Đây cũng là một nguyên nhân làm giảm chất lượng dịch vụ bảo lãnh.

CHƯƠNG 3:

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân (Trang 57 - 60)