Quan điểm, phơng hớng phát triểnngành sản phẩm sữa:

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành sản phẩm sữa Việt Nam (Trang 55 - 57)

Quan điểm phát triển:

Từ phân tích ở Chơng I và những dự báo trên, ta nhận thấy phát triển công nghiệp sữa trong thời gian tới là rất quan trọng. Cơ bản là do mức tiêu thụ sữa của ngời dân hiện còn quá thấp so với các nớc trên thế giới, phát triển công nghiệp sữa có tác dụng tích cực trong việc nâng cao chế độ dinh dỡng của ngời dân, điều này sẽ có tác dụng góp phần vào việc nâng cao thể trọng nòi giống của ngời Việt Nam. Thứ hai, phát triển công nghiệp sữa sẽ tạo điều kiện phát triên chăn nuôi đàn bò sữa, làm chuyển đổi cơ cấu từ thuần canh sang đa canh của ngành nông nghiệp, đóng góp tích cực vào chơng trình xoá đói giảm nghèo của khu vực nông thôn, thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hóa nông nghiệp. Với ý nghĩa đó, quan điểm phát triển công nghiệp sữa là:

1.Phát triển công nghiệp sữa nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trờng trong nớc là chính. Tranh thủ bối cảnh chính trị đặc biệt của thế giới, giữ vững và phát triển thị trờng xuất khẩu hiện tại.

2.Phát triển công nghiệp sữa cần phải gắn chặt với việc phát triển đàn bò sữa nhằm tăng dần tỷ lệ tự túc nguyên liệu trong nớc giảm dần tỷ lệ sữa bột nguyên liệu nhập khẩu.

3.Để tăng nhanh sản lợng chế biến, cần đa dạng hoá các thành phần kinh tế tham gia đầu t vào công nghiệp chế biến sữa. Tuy nhiên, cần tạo điều kiện dành nhiều u tiên cho các doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc, trung thực và thực sự quan tâm đến việc đầu t phát triển đàn bò sữa trong nớc. Đối với những thành phần hoặc những doanh nghiệp chỉ quan tâm vào Việt Nam để chiếm lĩnh thị tr- ờng, cần có biện pháp hạn chế.

Phơng hớng phát triển :

Căn cứ vào nhu cầu tiêu dùng của thị trờng, căn cứ vào khả năng cạnh tranh của sản phẩm sữa Việt Nam trớc xu thế hội nhập và căn cứ vào các quan điểm phát triển, phơng hớng phát triển công nghiệp chế biến sữa thời kỳ 2001 - 2002 nh sau:

1.Tiếp tục đầu t mới và đồng bộ các cơ sơ sản xuất sẵn có nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nớc để đến năm 2005 và 2010 đạt mức bình quân 8 và 10 kg

tơng ứng trên đầu ngời. Cha cần thiết mở rộng quy mô sản xuất của các doanh nghiệp hiện đang hoạt động vì các doanh nghiệp này vẫn cha sử dụng hết công xuất sản xuất.

2.Phát triển công nghiệp chế biến sữa theo hớng tăng dần tỷ lệ, sử dụng nguyên liệu sữa tơi trong nớc và giảm dần tỷ lệ nguyên liệu sữa bột ngoại nhập. Theo h- ớng này, việc phát triển công nghiệp chế biến sữa cần phải gắn chặt với việc phát triển đàn bò sữa trong nớc. Các cơ sở sản xuất sữa phải có chơng trình đầu t cụ thể vào việc phát triển đàn bò sữa, việc xây dựng các nhà máy chế biến sữa cần gắn liền với các vùng tập trung chăn nuôi bò sữa, để đến năm 2005 Việt Nam có thể tự túc đợc 20% nguyên liệu và đến năm 2010 là sấp xỉ 40% nhu cầu nguyên liệu từ sữa vắt của đàn bò sữa trong nớc.

3.Về thiết bị và công nghệ sản xuất: cần tiếp tục đổi mới công nghệ và thiết bị ở một số khâu trong dây chuyền sản xuất, đảm bảo tính đồng bộ và trình độ hiện đại của thế giới.

4.Về công tác quản lý: cần coi trọng chất lợng sản phẩm, phấn đấu giảm chi phí sản xuất xuống mức thấp nhất, không ngừng đa dạng hoá sản phẩm, cải tiến mẫu mã bao bì để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tính cạnh tranh trên thị trờng.

ii/giải pháp phát triển ngành sản phẩm sữa việt nam:

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành sản phẩm sữa Việt Nam (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w