THỰC TRẠNG SỨC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG EU
2.3.1 Mức doanh thu hàng dệt may xuất khẩu
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục hải quan, ta thấy hàng dệt may xuất khẩu đã trở thành 1 mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn và truyền thống của Việt Nam và đem lại nguồn thu nhập lớn cho ngân sách nhà nước. Trong đó, EU vẫn được coi là một thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn đứng thứ 2 sau Mỹ. Mức doanh thu của mặt hàng dệt may xuất khẩu được thể hiện rõ ràng qua kim ngạch xuất khẩu và qua hai giai đoạn 2001 – 2004 và giai đoạn 2005 – 2007 (Bảng 2.7)
Bảng 2.6 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU giai đoạn áp dụng hạn ngạch ( trước năm 2005)
Chỉ tiêu / năm Tổng KNXK dệt may Việt Nam (1)
(Triệu USD)
KNXK dệt may của Việt Nam sang EU (2) (Triệu USD) % (2)/(1) (%) 2001 1975 617 31,2 2002 2732 550 20,1 2003 3609 537 14,8 2004 4319 760 17,5 2005 4806 883 18,3 2006 5802 1245 21,4 2007 7750 1432 18,4 Bình quân 2001 - 2004 3159 616 19,4 Bình quân 2005 – 2007 6119 1187 19,3
( Nguồn: Tổng cục hải quan)
Hình 2.7 Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU năm 2001 - 2007
Giai đoạn từ năm 2001 – 2004 EU là thị trường xuất khẩu hàng dệt may theo hạn ngạch lớn nhất của Việt Nam. Năm 2001 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam tăng tới 617 triệu USD. Theo số liệu thống kê cho thấy năm 2001 là một năm đột phá cho hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường EU. Mặc dù có tăng trưởng, nhưng nhìn chung tốc độ tăng trưởng ngày càng thấp. Đặc biệt đến năm 2002, con số 550 triệu USD đã trở thành một nỗi lo lớn với nhà nước và các doanh nghiệp. Giai đoạn phát triển 2001 - 2004 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tăng không ổn định, có một vài sụt giảm nhưng đạt đỉnh cao vào năm 2003 với 612 triệu đồng (bảng 2.7). Tuy không có sự gia tăng nổi bật và ấn tuợng nhưng đây là một giai đoạn tạo đà lớn cho giai đoạn những năm sau này 2005 -2007
Giai đoạn từ năm 2005 – 2007: Một sự kiện nổi bật vào năm 2005, khi EU xoá bỏ quota, hàng dệt may Việt Nam được xuất khẩu tự do sang EU, đã tạo nên cơ hội lớn cho dệt may Việt Nam được phát huy năng lực cạnh tranh một cách “công bằng và tối đa”. Do vậy ở giai đoạn này, kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành tăng mạnh từ 4806 đến 7750 triệu USD, trong khi đó xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trên thị trường EU chỉ duy trì được mức tăng khá từ 883 – 1432 triệu USD ( hình 2.8). Đặc biệt năm 2006, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam đạt 5802 triệu
USD, tăng trưởng 20% so với năm 2005. Trong đó, thị trường EU đạt 1245 triệu USD chiếm 21,6% ( Bảng 2.7). Năm 2007 ước đạt 1,432 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2006, tăng 62,2% so với năm 2005, gấp gần 3 lần so với năm2003(bảng 2.7). So sánh 2 giai đoạn phát triển 2001 – 2004 và 2005 – 2007 chúng ta nhận thấy sự biến đổi chưa thực sự rõ nét trung bình 19,3% nhưng với vị trí thứ hai, sau Hoa Kỳ, EU luôn được coi là thị trường tiềm năng và truyền thống của hàng dệt may xuất khẩu
Việt Nam
Nhưng khi đặt sức cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam lên bàn cân so sánh cùng các đối thụ cạnh tranh khác thì như tờ Thời báo New York dẫn số liệu của Cục Thống kê Trung Quốc cho biết tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc trong tháng 1/2005 - tháng đầu tiên sau khi Hiệp định Dệt may Đa sợi (ATC) kết thúc - đạt 8,41 tỷ USD, tăng 28,77% so với cùng kỳ năm 2004. Đây chỉ là một minh chứng nhỏ cho thấy sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam vẫn chưa thực sự đạt được những kết quả như mong muốn.
Tuy nhiên đánh giá tổng quan, Theo số liệu của Phòng Thương mại Biella (Ý) đưa ra trong chuyến làm việc mới đây tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam đã lọt vào top 10 nước và vùng lãnh thổ xuất khẩu lớn nhất thế giới. Hiện Việt Nam đứng sau Trung Quốc, EU, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Mêxicô, Hồng Công (Trung Quốc), Băngla Đét và gần ngang bằng với Inđônêxia, Mỹ.
Qua những nghiên cứu số liệu kim ngạch xuất khẩu qua các năm ta có thể nhận định rằng sức cạnh tranh quốc gia với hàng hoá xuất khẩu nói chung và với sự góp phần rất lớn của hàng dệt may đã tạo những bước tiến quan trọng với những thành tựu đáng kể như được xét vào top 10 nước xuất khẩu lớn nhất thế giới. Mặc dù còn rất nhiều tồn đọng nhưng cùng với đà phát triển này sức cạnh tranh của Việt Nam sẽ ngày càng lớn mạnh trên thị trường quốc tế nếu biết khắc phục những nhược điểm yếu kém trong ngành.