Mức độ uy tín của hàng dệt may xuất khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường EU (Trang 50)

THỰC TRẠNG SỨC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG EU

2.3.6 Mức độ uy tín của hàng dệt may xuất khẩu

Mức độ uy tín trên thị trường thể hiện thương hiệu của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU có giá trị như thế nào. Thương hiệu càng có giá trị cao thì càng đi vào tâm trí người tiêu dùng của thị trường đó, tương đương với mức độ uy tín của doanh nghiệp là cao và ngược lại với các sản phẩm chưa có thương hiệu.

Thực trạng hàng dệt may Việt Nam ở thị trường EU cho thấy, các sản phẩm của ta chưa có được thương hiệu riêng, chủ yếu là gia công cho một chủ thể kinh tế thứ 3. Do vậy, cho đến nay, dệt may Việt Nam chưa có tên tuổi và vị trí trên thị trường quốc tế nói chung. Và sức cạnh tranh của Việt Nam trở nên vô cùng yếu kém so với các đối thụ cạnh tranh. Về vấn đề này, chúng ta có thể so sánh với Trung Quốc, để thấy hai mảng sáng tối của thị trường. Trung Quốc là một thương hiệu rất mạnh, các sản phẩm của họ được phân bố ở gần như tất cả các thị trường trên thế giới với nhãn mác “ Made in China”. Tuy nhiên, một cách lạc quan, ta thấy rằng, một số doanh nghiệp dệt may của Việt Nam đang dần khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế nói chung và EU nói riêng như Made in VietNam, Nhabeco, Hanosimex….

Ngoài ra mức độ uy tín của sản phẩm còn phụ thuộc vào việc làm ăn minh bạch của các doanh nghiệp. Tính đến thời điểm này thì tại thị trường EU, các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam chưa vấp phải bất kì một vụ kiện nào.Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cần lưu tâm nhiều đến vấn đề này, ngăn ngừa phòng tránh các vụ kiện gây tổn hại đến uy tín và tiền của thông qua việc tìm hiểu nghiên cứu kĩ về các qui định, luật pháp của nước nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường EU (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w