TRÊN THỊ TRƯỜNG EU TRONG THỜI GIAN TỚ
3.2.1.1. Biện pháp về hỗ trợ
Các cơ quan quản lý cần đẩy mạnh việc thông tin tuyên truyền, phổ biến cho cộng đồng doanh nghiệp kiến thức pháp lý liên quan đến xuất khẩu của các đối tác nhập khẩu lớn, các thông tin giá cả thị trường, đối thủ cạnh cạnh…có cơ chế theo dõi xuất khẩu, khuyến khích doanh nghiệp tiếp nhận các đơn hàng có đơn giá xuất khẩu cao, giá trị gia tăng, hạn chế các đơn hàng có giá trị xuất khẩu thấp. Các bộ, ngành
liên quan cần phối hợp xây dựng cơ chế cảnh báo sớm và phối hợp xử lý các rủi ro pháp lý về tranh chấp thương mại quốc tế. Xây dựng ban hành chuẩn mực quốc gia về nước thải ngành dệt nhuộm với những chỉ tiêu ô nhiễm phù hợp, khả thi.
Hiện nay, ngành Dệt may Việt Nam rất thiếu các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật công nghệ, nhất là khâu quản lý kỹ thuật công nghệ nhuộm hoàn tất và cán bộ nghiên cứu thị trường. Vì thế, mở rộng và thành lập thêm các trung tâm dạy nghề tại các địa phương (ít nhất mỗi tỉnh một trung tâm) nhằm ngày càng cung cấp cho ngành Dệt may Việt Nam một lực lượng lao động dồi dào, có tay nghề vững vàng, có tác phong công nghiệp, phục vụ tốt cho việc sản xuất các mặt hàng dệt may đạt tiêu chuẩn xuất khẩu theo yêu cầu của từng thị trường...Mở từ 1 đến 2 trường đại học tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cho riêng ngành dệt may nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nghệ, cán bộ nghiên cứu thị trường, thiết kế mẫu mốt sản phẩm là vô cùng cần thiết. Việc mở trường đào tạo cán bộ ở trình độ đại học và trên đại học tại các trung tâm dệt may lớn, trong đó dành nhiều thời gian thực tập (trong nước và ngoài nước) cho sinh viên sử dụng thành thạo công nghệ, làm quen dần với quy trình quản lý điều hành sản xuất công nghiệp, kết hợp hướng dẫn chuyên sâu công tác nghiên cứu thị trường theo đặc thù, thiết kế mẫu mốt phù hợp với xu hướng mẫu một và tư duy của nền kinh tế mở... sẽ tạo được một lực lượng lớn cán bộ trẻ, có năng lực tốt ở những lĩnh vực khác nhau của ngành Dệt may. Trong vòng 20 đến 30 năm nữa, Việt Nam vẫn là nước có nguồn lao động dồi dào và rẻ, đây là cơ sở để dòng đầu tư nước ngoài từ các nước phát triển và các nước NICs đầu tư mạnh vào ngành Dệt may Việt Nam nhằm tận dụng lợi thế về sức lao động.
Nhà nước cần hình thành mạng lưới liên kết chặt chẽ giữa tất cả các cấp bộ ngành và doanh nghiệp. Bằng các giải pháp như tổ chức thường xuyên các buổi gặp mặt, thảo luận, trả lời thắc mắc, giúp đỡ các doanh nghiệp. Ngoài ra, thiết lập các tổ kiểm tra lưu động ( việc làm này đã được thực hiện vào năm 2007) nhưng ngoài việc kiểm tra quá trình sản xuất của các doanh nghiệp, còn cần phải thu thập các vấn đề vướng mắc từ phía doanh nghiệp về quy chế, pháp lý trong nước, cũng như về các yêu cầu nguyện vọng nhằm đáp ứng một cách phù hợp nhất.