TRÊN THỊ TRƯỜNG EU TRONG THỜI GIAN TỚ
3.2.3.3 Giải pháp về chi phí và giá cả
Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư hoàn chỉnh vào các cụm Công nghiệp Dệt may theo hướng tập trung vào lĩnh vực dệt - nhuộm, đầu tư hoàn tất khâu vải và phụ liệu để đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho may xuất khẩu nhằm tiến tới tăng tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm may mặc xuất khẩu từ 30% lên 60%, giảm dần tỷ lệ hàng gia công; Bên cạnh đó, đầu tư mở rộng sản xuất tại các địa phương có tiềm năng, có nguồn nhân lực dồi dào; phối hợp liên doanh - liên kết và giúp đỡ các địa phương phát triển ngành dệt may và cùng thực hiện các đơn hàng lớn; hỗ trợ các doanh nghiệp may địa phương đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường
Bên cạnh việc phát triển thị trường, ngành dệt may cần đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư chuyển tiếp, các dự án di dời, dự án đầu tư mới để tăng năng lực sản xuất cũng như khả năng cạnh tranh, đặc biệt là các dự án sản xuất vải, các dự án sản xuất nguyên phụ liệu. Năm 2008, tập trung xây dựng hai trung tâm nguyên phụ liệu
tại huyện Đông Anh (Hà Nội) và Thủ Đức (TPHCM).
Thiếp lập các chi nhánh nhỏ sản xuất gia công tại chính thị trường nhập khẩu với một số lượng nghệ nhân, nhà thiết kế….nhằm chấp nhận đặt may gia công theo yêu cầu của khách hàng với giá cả cao phù hợp với chi phí bỏ ra (đây là một giải pháp có thể thực hiện được và đánh mạnh vào nhóm khách hàng tiêu dùng các sản phẩm may mặc cao cấp, họ thường không coi trọng đến giá cả, mà sẵn sàng bỏ tiền ra mua những sản phẩm độc đáo và có giá trị cao.) Ngoài ra đây là một hình thức marketing cho thương hiệu, và sức cạnh tranh của quốc gia.