XÁC ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ CHÌA KHOÁ THÀNH CÔNG

Một phần của tài liệu Phân tích môi trường kinh doanh trong xây dựng chiến lược kinh doanh hệ thống bán lẻ của Tổng công ty Thương mại Hà Nội đến năm 2015 (Trang 58 - 63)

CÔNG

1. Xác định chiến lược kinh doanh của hệ thống bán lẻ Tổng công ty thương mại Hà Nội

1.1. Chiến lược chi phí thấp

Đây là chiến lược Tổng công ty có thể lựa chọn cho mình với các điều kiện thuận lợi như:

- Có nguồn cung nội bộ nên có thể ổn định nguồn hàng và giảm chi phí đầu vào, mua được nguồn hàng với giá rẻ hơn, chất lượng đảm bảo hơn.

- Có khả năng mở rộng làm tăng doanh thu từ lợi thế quy mô

- Hệ thống kho hàng tại nhiều địa điểm và thuận tiện cho việc vân chuyển Ngoài ra, tổng công ty cũng có những điều kiện thoả mãn điều kiện áp dụng của chiến lược này bao gồm: sản phẩm thông dụng, nhu cầu về lượng hàng lớn, khó khác biệt hoá do là dịch vụ cung cấp hàng thiết yếu là chủ yếu. Chiến lược

Đối thủ hiện tại

Đối thủ tiềm ẩn

Khách hàng Nhà cung cấp

này sẽ giúp tổng công ty trong việc đối đầu với cả 5 áp lực cạnh tranh, điều này vô cùng có ý nghĩa trong hoàn cảnh Tổng công ty đang và sẽ có những đối thủ cạnh tranh rất mạnh, hơn nữa lại cho phép tổng công ty có thể tạo ra mức tăng trưởng nhanh trong tương lai.

1.2. Chiến lược khác biệt hoá

Sẽ là rất khó đối với Tổng công ty để thực hiện hay theo đuổi chiến lược này do không tìm được chìa khoá thành công để Tổng công ty có thể tạo sự khác biệt và tiếp theo là được lợi thế cạnh tranh. Các yếu tố tạo nên sự khác biệt như chất lượng, danh tiếng, công nghệ hiện đại, nhiều giá trị sử dụng hơn,…Tổng công ty khó có thể vượt qua được các doanh nghiệp nước ngoài để tạo ra sự khác biệt được. Vẫn có thể có một số hướng giải pháp cho khác biệt hoá như về chất lượng, phong cách phục vụ hay đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, tuy nhiên, nguy cơ lâm vào tính trạng khác biệt hoá quá mờ nhạt (khác biệt hoá không hoàn toàn) và không thực hiện được khác biệt hoá là rất cao.

1.3. Chiến lược trọng tâm

Có thể nhận thấy rằng siêu thị rất khó trong việc phân đoạn thị trường, nếu phân đoạn thị trường theo khách hàng sẽ làm giảm lượng khách hàng rõ rệt. Hơn nữa việc phân loại khách hàng sẽ dẫn đến nguy cơ không đa dạng hoá được nguồn hàng. Đối tượng phục vụ của các cửa hàng tự chọn và siêu thị thì đa số phải có mức thu nhập trung bình trở lên. Nếu tách riêng khách hàng có mức thu nhập trung bình và khá là vô cùng khó khăn do đặc điểm của các hàng hoá ở đây phần nhiều là các hàng hoá thiết yếu, ai cũng cần tiêu dùng, vì thế việc phân chia khách hàng là không cần thiết và cũng khó có hiệu quả

2. Xác định chìa khoá thành công

Từ phân tích môi trường kinh doanh, chiến lược lựa chọn, ta có thể xác định chìa khoá thành công cho tổng công ty trong thời gian tới là

- Lợi thế về khả năng hạ chi phí sản xuất kinh doanh

Đối với địa điểm kinh doanh, Tổng công ty muốn phát huy lợi thế này cần suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi có phương án xây dựng, tránh gây xây dựng tràn lan kém hiệu quả lãng phí nguồn lực khi kinh doanh không có lãi. Với lợi thế do có rất nhiều điểm kinh doanh thuận lợi đặc biệt trên địa bàn Hà Nội, Tổng công ty cần phát huy thất tốt để mang lại lợi thế cạnh tranh cho mình. Lợi thế này có được hay không phục thuộc rất nhiều vào giai đoạn phát triển ban đầu của Tổng công ty

Đối với việc bảo đảm chi phí sản xuất thấp, ổn định, đòi hỏi Tổng công ty phải thực hiện kiên trì trong suốt quá trình phát triển của mình. Tổng công ty cần đặc biệt quan tâm đến nguồn cung nội bộ vì đây là yếu tố chính tạo lên lợi thế này của Tổng công ty.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG BÁN LẺ CỦA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI THỐNG BÁN LẺ CỦA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI

I. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm phát triển

- Tập trung nguồn lực để phát triển cả chiều sâu và chiều rộng, nâng cao năng lực cạnh tranh, trở thành đơn vị hàng đầu về phân phối bán lẻ tại Việt Nam và khu vực tiến tới vươn ra thị trường nước ngoài

- Xây dựng và quảng bá thương hiệu, tạo sự thống nhất về nhận diện phong cách phục vụ, trang trí tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá, giá cả, phương thức phục vụ, công nghệ quản lý tiên tiến, hiện đại trong toàn hệ thống

- Trở thành đơn vị hoạt động mang tính công chúng và tính cộng đồng cao, gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của cộng đồng, đáp ứng, thu hút sự quan tâm gắn bó quyền lợi với một số người tiêu dùng Hà Nội và một số tỉnh lân cận, góp phần quan trọng làm cho bộ mặt thành phố văn minh hiện đại, góp phần bình ổn giá, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giải quyết việc làm cho một số lượng lớn người lao động cho xã hội.

2. Định hướng phát triển

2.1. Hệ thống mạng lưới và hạ tầng hỗ trợ đồng bộ

- Để thực hiện triển khai trên cả nước, từ nay đến 2015 sẽ tập trung vào địa bàn trọng điểm là Hà Nội và các tỉnh từ Đà Nẵng trở ra. Từ năm 2015 trở đi sẽ triển khai đồng bộ trên phạm vi cả nước

- Tại Hà Nội và các thành phố lớn như thành phố Hồ chí Minh, Đà Nẵng sẽ thực hiện phương án phân bổ mạng lưới rộng khắp tại những khu trung tâm kinh doanh thương mại, khu phố cổ, phố cũ có lợi thế về thương mại cũng như các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế suất, các trường học, bệnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

viện, khu đông dân cư để tạo sự thuận tiện cho người dân. Dự kiến mỗi quận, huyện sẽ có từ 1 đến 2 siêu thị và các cửa hàng tiện ích chuyên doanh.

- Tại các tỉnh sẽ triển khai tập trung theo các tuyến, trước mắt tập trung đầu tư vào các tỉnh, thành phố có dân số đông, thu nhập bình quân đầu ngưởi mức cao trên địa bàn, sau đó sẽ triển khai mở rộng mạng lưới phân bổ trên cơ sở quy hoạch phát triển các tỉnh thành phố

- Tại một số tỉnh thành có quy mô thị trường lớn, tuỳ theo điều kiện cụ thể có thể đầu tư trung tâm thương mại, siêu thị và thực hiện vai trò đầu mối cho hệ thống các nhà phân phối, tổng đại lý hoặc đại lý hàng hoá.

- Bên cạnh hệ thống các trung tâm thương mại, siêu thị và các cửa hàng tiện ích, chuyên doanh sẽ triển khai đầu tư đồng bộ hệ thống tổng kho và kho hàng hoá, hệ thống phương tiện vận tải theo từng khu vực đảm bảo ổn định nguồn hàng, giá cả và chất lượng, đáp ứng nhu cầu hàng hoá của thị trường.

2.2. Số lượng, chất lượng hàng hoá, dịch vụ và giá cả

- Song song với việc phát triển mạng lưới, Tổng công ty sẽ tập trung đầu tư nhằm đạt trình độ quản lý chuyên nghiệp, sử dụng các thiết bị, chương trình phần mềm quản lý tiên tiến, hiện đại trong toàn hệ thống

- Việc tuyển dụng và đào tạo lao động cũng được quan tâm chú trọng. Các lao động sẽ mang tính chuyên nghiệp cao, có phong cách và bản sắc riêng phù hợp với đặc thù văn hoá từng khu vực

- Chương trình phát triển nguồn hàng sẽ được xây dựng một cách quy mô và bài bản với mục tiêu đa dạng hoá nguồn hàng, đảm bảo số lượng và chất lượng hàng hoá với mức giá cạnh tranh nhằm đáp ứng đầy đủ chủng loại, chất lượng hàng hoá với giá cạnh tranh và chất lượng phục vụ tốt nhất.

Một phần của tài liệu Phân tích môi trường kinh doanh trong xây dựng chiến lược kinh doanh hệ thống bán lẻ của Tổng công ty Thương mại Hà Nội đến năm 2015 (Trang 58 - 63)