2.2.3.1 Các chỉ tiêu định lượng
Để đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty , chúng ta tiến hành phân tích một số chỉ tiêu định lượng cơ bản sau đây:
*Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh
Trước hết , chúng ta tiến hành phân tích một số chỉ tiêu cơ bản như : doanh thu, chi phí, lợi nhuận…mà công ty đạt được trong thời gian qua
Bảng 2.12: Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh từ 2004-2007
Đơn vị : Triệu đồng
Nguồn : Phòng Tài chính kế tóan
Xét về tổng doanh thu : Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy trong giai đoạn 2004-2007 giá trị doanh thu thuần của công ty không ngừng tăng lên và tăng rất nhanh. Giai đoạn 2004-2005 tăng thêm 11309.8 triệu, giai đoạn 2005-2006 tăng thêm 21733,6 triệu tương ứng 165%, giai đoạn 2006-2007 tăng thêm 30559,5 triệu tương ứng 87,6%. Mặc dù giá trị thì tăng nhanh và khá đều qua các năm nhưng tốc độ tăng của doanh thu thì giảm dần. Điều này cho thấy doanh thu thuần tăng không ổn định và tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty là ngày càng khó khăn hơn do xuất hiện thêm nhiều đối thủ và giá Inox ngày càng cao làm cho lượng tiêu thụ của người tiêu dùng giảm.
Xét về tổng chi phí: Trong giai đoạn 2004-2007 tổng chi phí của công ty cũng tăng rất nhanh. Từ 2004-2005 tổng chi phí tăng thêm 11121,5 triệu, giai đoạn 2005-2006 tăng thêm 21496,6 triệu tương ứng 166%, giai đoạn 2006-2007 tăng thêm 30278,5 triệu tương ứng 88%. Nguyên nhân của việc tăng tổng chi phí là chủ yếu do
Chỉ Tiêu 2004 2005 2006 2007
1.Doanh thu thuần 1852,6 13162,4 34896 65455,5
2.Tổng chi phí 1823,7 12945,2 34441,8 64720,3
Giá vốn hàng bán 1714,2 11832 32650,8 60513,5
Chi phí quản lý KD 82,1 794,8 1570,5 3384,9
Chi phí tài chính 27,4 318,4 220,5 821,9
3.Lợi nhuận chịu thuế 28,9 217,2 454,12 735,25
4.Thuế TNDN 8,092 60,816 127,15 206
việc tăng thêm của giá vốn hàng bán, là chi phí chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí. Nếu như năm 2004 giá vốn hàng bán đạt 1714,2 triệu ,chiếm 94% tổng chi phí thì sang 2005 giá vốn hàng bán đạt 11832 triệu, chiếm 91,4% tổng chi phí.Năm 2006 giá vốn hàng bán là 32650,8 triệu, chiếm 95%. Năm 2007 giá vốn hàng bán đã là 60513,5 triệu , chiếm 93,5 % tổng chi phí. Như vậy giá vốn trung bình trong giai đoạn 2004-2007 trung bình chiếm 93,4 % tổng chi phí.Đây là một tỷ trọng khá lớn nhưng là phù hợp bởi vì công ty là một công ty xuất nhập khẩu thép Inox, chi phí chủ yếu sẽ là chi phí mua hàng. Ngòai ra,việc tổng chi phí tăng như vậy cũng là một điều dễ hiểu bởi vì quy mô của công ty ngày càng được mở rộng và doanh thu cũng tăng tương ứng.
Xét về lợi nhuận của công ty : Xét từng năm độc lập và với quy mô kinh doanh nhỏ như của công ty thì công ty làm ăn rất có hiệu quả, năm nào cũng mang lại lợi nhuận đặc biệt là năm 2007 với mức lợi nhuận đạt được là 529,25 triệu. Xét trong cả giai đoạn 2004-2007 thì lợi nhuận của công ty tăng khá đồng đều qua các năm. Năm 2004-2005 tăng 135,567 triệu, giai đoạn 2005-2006 tăng 170,6 triệu, giai đoạn 2006-2007 tăng 202.25 triệu.Như vậy tăng trung bình 169 triệu/ năm. Đây là một con số ấn tượng với một công ty mới thành lập được 4 năm như công ty TNHH XNK Thành Nam.
Để đánh giá rõ hơn hiệu quả hoạt động của công ty trong thời gian qua, ta tiến hành phân tích tỷ suất lợi nhuận của công ty.
Bảng 2.13 : Tỷ suất lợi nhuận của công ty từ 2004-2007
Đơn vị : %
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007
1.Mức doanh lợi trên doanh thu 1,56 1,65 1,3 1,12
2.Mức doanh lợi trên chi phí 1,58 1,67 1,32 1,14
3. Mức doanh lợi trên vốn KD 5,66 8,19 7.43 -
Với số liệu như bảng trên ta có thể thấy mức doanh lợi trên doanh thu của công ty qua các năm khá là đồng đều, đạt trung bình là 1,4% Điều này có nghĩa là trong
1000 đồng doanh thu thu được thì có 14 đồng lợi nhuận. Cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh từng năm là khá tốt. Tuy nhiên mức doanh lợi trên doanh thu qua các năm là không ổn định. Nếu như giai đoạn 2004-2005 mức doanh lợi trên doanh thu tăng thêm 0,09(%) thì giai đoạn 2005-2006 mức doanh lợi trên doanh thu giảm 0,35 (%), giai đoạn 2006-2007 lại giảm 0,18(%). Việc không ổn định này cho thấy việc kinh doanh của công ty ngày càng gặp khó khăn, hiệu quả hoạt động kinh doanh giảm dần. Nếu như năm 2004 trong 1000 đồng doanh thu thu được 15,6 đồng thì đến 2007 trong 1000 đồng doanh thu chỉ còn thu được 11,2 đồng lợi nhuận.
Tương tự như vậy, mức doanh lợi trên chi phí cũng giảm dần. Năm 2004 cứ 1000 đồng chi phí bỏ ra thì thu được 15,8 đồng lợi nhuận, nhưng đến 2007 cứ 1000 đồng chi phí bỏ ra thì chỉ còn thu được 11,4 đồng lợi nhuận.
Mức doanh lợi trên vốn kinh doanh của giai đoạn 2004-2007 trung bình là 7,09%. Điều đó có nghĩa là cứ 1000 đồng vốn kinh doanh bỏ ra thì thu được 70,9 đồng lợi nhuận. Như vậy mức doanh lợi trên vốn kinh doanh công ty đạt được là rất cao.
Như vậy, mặc dù với quy mô hoạt động là tương đối nhỏ nhưng với kết quả kinh doanh hàng năm đều có lãi và đạt ở mức cao thì công ty hòan tòan có khả năng cạnh tranh với các công ty khác có quy mô tương ứng. Tuy nhiên, tốc độ tăng không ổn định và có xu hướng giảm dần gây nên khó khăn cho công ty trong cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt là trong thời gian tới khi mà số lượng đối thủ cạnh tranh và sức ép cạnh tranh trên thị trường Inox việt Nam ngày càng lớn.
* Phân tích hiệu quả sử dụng vốn
Có thể nói vốn là chỉ tiêu phản ánh nguồn lực tài chính của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó phần nào phản ánh sức mạnh của công ty trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh và khả năng ứng phó của công ty với những biến động của thị trường và trước những áp lực cạnh tranh của đối thủ.
Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty ta thực hiện phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định và hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Bảng 2.14: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định STT Chỉ tiêu 2005 2006 so sánh CL Tỷ lệ tăng(%) 1 Doanh thu(Tr.đ) 13162,4 34896 21733,6 165,1 2 Lợi nhuận(Tr.đ) 217,2 454,12 236,92 109 3 Nguyên giá TSCĐ(Tr.đ) 122,5 635 512,5 418,3 4 Vốn cố định 268,3 654,8 386,5 144 5 Sức sản xuất TSCĐ(1/3) 107,4 54,95 52.45 -48.8 6 Sức sinh lợi TSCĐ(2/3) 1,77 0,715 -1.02 -57.6
7 Suất hao phí của TSCĐ(3/1) 0,0093 0,0182 0,0089 95.6
8 Sức sản xuất VCĐ(1/4) 49 53.2 4,2 8,6
9 Sức sinh lợi VCĐ(2/4) 0,81 0,7 -0.11 -13.6
Qua bảng trên ta thấy , sức sản xuất và sức sinh lợi của TSCĐ của công ty trong 2 năm 2005,2006 là rất lớn.Tuy nhiên sức sản xuất và sức sinh lợi của tài sản cố định của năm 2006 lại thấp hơn của năm 2005.Cụ thể là : năm 2006 sức sản xuất của TSCĐ là 54,95 có nghĩa là cứ 1 đồng nguyên giá TSCĐ thì mang lại 54,95 đồng doanh thu còn 2005 cứ 1 đồng nguyên giá TSCĐ đem lại 107,4 đồng doanh thu, như vậy năm 2006 ít hơn 2005 là 52,45 đồng tương ứng 48,8 %. Do đó mức hao phí tài sản cố định năm 2006 so với 2005 là tăng 0.0089 tương ứng tăng 48,9%. Sức sinh lợi của TSCĐ năm 2005 là 1, 77 có nghĩa là cứ 1 đồng nguyên giá TSCĐ mang lại 1,77 đồng lợi nhuận trong khi năm 2006 cứ một đồng nguyên giá TSCĐ đem lại 0,715 đồng lợi nhuận, tức là năm 2006 ít hơn 2005 là 1,02 đồng tương ứng 57,6%. Như vậy các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng TSCĐ cho ta thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty là rất cao.Tuy nhiên hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty 2006 lại thấp hơn của 2005 cho ta thấy sự giảm sút của hiệu quả sử dụng TSCĐ. Đây là một điểm yếu trong việc sử dụng TSCĐ của công ty qua các năm.
Về hiệu suất sử dụng VCĐ thì năm 2005 hiệu suất đạt 49 có nghĩa là cứ bỏ ra 1 đồng vốn cố định thì mang lại 49 đồng doanh thu, sang năm 2006 thì cứ 1 đồng VCĐ
bỏ ra đem lại 53,2 đồng doanh thu. Chỉ tiêu này tương đối cao. Nguyên nhân chủ yếu là do đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp thương mại đặc biệt công ty XNK đó là VCĐ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong nguồn vốn của công ty. Như vậy sức sản xuất của VCĐ 2006 tăng so 2005 là 4,2 đồng tương ứng 8,6 %.
Qua phân tích ta có thể thấy, nếu xét riêng từng kỳ(năm) kinh doanh thì hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty là khá cao. Có thể góp phần tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. Nhưng nếu xét theo giai đoạn hoạt động kinh doanh thì hiệu quả sử dụng VCĐ là chưa tốt do chưa ổn định và năm sau bị giảm sút so với năm trước. Trong tương lai gần, sự giảm sút như vậy sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty so với các đối thủ khác.
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Như ta đã biết, đối với doanh nghiệp thương mại thì VLĐ chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu nguồn vốn. Do đó các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng VLĐ có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường.
Bảng 2.15: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động
STT Chỉ Tiêu 2005 2006 so sánh CL TL tăng(%) 1 Doanh thu(tr.đ) 13162,4 34896 21733,6 165,1 2 Lợi nhuận(tr.đ) 217,2 454,12 236,92 109 3 VLĐ bình quân(tr.đ) 2381,7 5457,4 3075,7 129,1
4 Tỷ suất sinh lợi VLĐ(2/3) 0,091 0,083 -0.008 -8.79
5 Số vòng quay VLĐ(vòng)
(1/3) 5,52 6,39 0,87 15,76
6 Độ dài của vòng luân
chuyển(ngày)(360/5) 66 57 -9 -13.65
7 Hệ số đảm nhiệm(3/1) 0,18 0,156 -0.024 -13.3
Sức sản xuất của VLĐ được thể hiện ở chỉ tiêu số vòng quay của VLĐ. Năm 2006 số vòng quay của VLĐ của công ty là 6,39(vòng) tăng 0,87 vòng so với năm
2005 tương ứng với tăng 15,76%. Nguyên nhân là do năm 2006 công ty đẫ chú trọng cho hoạt động thúc đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ Inox nhất là vào giai đoạn cuối năm. Vì số vòng quay cuả VLĐ 2006 tăng so với 2005 nên đã làm rút ngắn độ dài của vòng luân chuyển. Nếu như năm 2005 một vòng luân chuyên phải cần đến 66 ngày thì sang năm 2006 một vòng luân chuyển chì còn cần đến 57 ngày, tức là giảm thời gian luân chuyển được 9 ngày tương ứng 13,65%. Đây là ưu điểm trong việc sử dụng VLĐ của công ty.
Tuy nhiên , nếu xét về sức sinh lợi của VLĐ thì ta có thể thấy rằng năm 2006 sức sinh lợi của VLĐ giảm so với năm 2005. Nếu như 2005 cứ 100 đồng VLĐ bỏ ra thì thu được 9,1 đồng lợi nhuận thì sang 2006 cứ 100 đồng VLĐ bỏ ra chỉ còng thu được 8,3 đồng lợi nhuận, tức là giảm 0,8 đồng tương ứng với 8,79%. Điều đó cho thấy công ty chưa thực sự sử dụng có hiệu quả nguồn VLĐ, tốc độ tăng của lợi nhuận còn nhỏ hơn tốc độ tăng của vốn lưu động
Như vậy, nếu xét riêng cho từng năm kinh doanh thì so với số VLĐ có được công ty đã sử dụng khá hiệu quả nguồn vốn này vào hoạt động kinh doanh. Nhưng nếu xét cho cả thời kỳ kinh doanh 2004-2007 thì hiệu quả sử dung VLĐ là chưa cao , khả năng thu hồi VLĐ có phần giảm sút. Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty . Do đó công ty cần có các biện pháp để thu hồi VLĐ đồng thời có chiến lược dài hạn để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn có được trong hoạt động kinh doanh góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh so với các đối thủ khác trên thị trường.
* Thị phần của công ty TNHH XNK Thành Nam trên thị trường
Thị phần của công ty TNHH XNK Thành Nam trên thị trường đang ngày càng được mở rộng. Với doanh thu đạt được của năm sau lớn hơn năm trước cho thấy hiệu quả hoạt động của công ty trong việc từng bước mở rộng thị phần của mình, đặc biệt là ở thị trường trong nước. Tuy nhiên do là một công ty XNK có quy mô nhỏ, lại mới thành lập được 4 năm, nên thị phần của công ty trên thị trường có thể nói là chưa đáng kể so với những công ty lớn, lâu năm trên thị trường thép như Hòa Phát, Inox Hòa Bình, Posco, Tisco…Bên cạnh đó với điều kiện thị trường thép cạnh tranh đang xảy ra ngày càng gay gắt : số lượng đối thủ cạnh tranh tăng lên không ngừng, cùng
với đó là thị phần của các doanh nghiệp ngày càng bị thu hẹp, bị chia sẻ với các đối thủ mới gia nhập…đã gây nên không ít khó khăn cho công ty trong việc mở rộng thị phần của mình.
Để thấy rõ hơn thị phần của công ty chúng ta xem xét tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trên thị trường trong nước như sau:
Bảng 2.16 : Phân tích tình hình tiêu thụ theo khu vực địa lý Đơn vị : tấn Thị trường 2005 2006 2007 Lượng TT Tỷ Trọng(%) Lượng TT Tỷ Trọng(%) Lượng TT Tỷ Trọng(%) Miền Bắc 509 81,5 1003 75,7 1478,4 70 Miền Nam 115,6 18,5 322 24,3 633,6 30 Tổng SL 624,6 100 1325 100 2112 100
Nguồn : Phòng kinh doanh XNK
Mô hình 2.2: Sản lượng tiêu thụ Inox theo thị trường
0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 2005 2006 2007 Miền Bắc Miền nam
Qua đồ thị ta thấy, thị trường tiêu thụ trong nước của công ty là Miền Bắc và Miền Nam, trong đó thị trường Miền bắc là chủ yếu, luôn chiến hơn 70 % tổng số lượng tiêu thụ. Ngay từ mới khi đi vào hoạt động kinh doanh, công ty đã xác định đây là thị trường trọng điểm của mình. Và tại đây công ty đã tạo được uy tín nhất định với bạn hàng như: Công ty CP TM XNK Đại Gia, công ty Á Châu TBD, công ty CP TM Thiên Quang, công ty kim khí Thăng Long... Từ đầu mối tiêu thụ chính ở Hà Nội, công ty nỗ lực mở rộng thị trường tiêu thụ sang các tỉnh lân cận. Bên cạnh đó, với việc sớm nhận ra nhu cầu đang ngày càng tăng lên trên thị trường Miền Nam, công ty đã tiến hành thành lập chi nhánh tại TP. HCM nhằm triển khai nghiên cứu thị trường và tìm kiếm khách hàng, vì vậy sản lượng tiêu thụ tại Miền Nam cũng không
ngừng tăng lên trong giai đoạn 2005-2007.Đến nay, số lượng sản phẩm tiêu thụ tại TP.HCM đã chiếm 30% tổng sản lượng tiêu thụ của công ty. Mở ra triển vọng mở rộng thị phần của công ty tại Miền Nam.
Như vậy, đối với công ty TNHH XNK Thành Nam, hiện tại thị phần của công ty là còn thấp, chưa đáng kể so với thị trường thép Inox Việt Nam. Bên cạnh đó, công ty mới chỉ có 2 chi nhánh tại HN và TPHCM cùng với đặc thù của nghành thép là mang tính thời vụ và khó vận chuyển, chi phí bốc dỡ cao … lại gặp sự cạnh tranh của các đối thủ khác trong ngành nên việc mở rộng thị phần rất khó khăn. Tuy nhiên việc mở rộng thị phần là một mục tiêu lâu dài và quan trọng gắn với mục tiêu phát triển chung doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu này cần phải có thời gian và sự đầu tư thích hợp. Vì vậy, với những kết quả kinh doanh đã đạt được như trên cộng với những chính sách thị trường đúng đắn của công ty trong tương lai gần sẽ giúp công ty có thể mở rộng quy mô kinh doanh, mở rộng thị phần, tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.
2.2.3.2 Các chỉ tiêu định tính
* Nhãn hiệu sản phẩm và uy tín của DN
Là một công ty TNHH tiến hành nhập khẩu thép Inox từ thị trường nước ngòai về phân phối tại Việt Nam, các sản phẩm của công ty Thành Nam gắn liền với các