Những hạn chế chủ yếu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thành Nam (Trang 81 - 84)

Mặc dù đạt được những kết quả khả quan trong kinh doanh nhưng hiện tại nguồn vốn của công ty vẫn rất hạn chế. Năm 2006 nguồn vốn của doanh nghiệp chỉ đạt 6112,2 triệu đồng.Vốn đầu tư ban đầu ít, vốn lưu động cũng không đủ để tiến hành kinh doanh hiệu quả nhất. Thiếu vốn dẫn đến tình trạng doanh nghiệp không có điều kiện để lựa chọn các mặt hàng có chất lượng cao trong kinh doanh, mở rộng quy mô và đầu tư vào các cơ sở vật chất …Bên cạnh đó với khả năng tiếp cận nguồn vốn hạn chế nên công ty khó có thể chủ động trong nguồn vốn kinh doanh

* Giá bán trên thị trường còn cao

So với một số doanh nghiệp sản xuất và phân phối Inox trên thị trường Việt Nam hiện nay, giá bán của công ty chưa thực sự hấp dẫn người tiêu dùng. Với lợi thế về chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí vận chuyển thấp, chi phí nhân công rẻ …các doanh nghiệp này có giá bán rẻ hơn giá của công ty khỏang 1000đ/kg.Do đó công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cạnh tranh về giá so với các đối thủ khác vì giá bán của công ty cao hơn. Vì vậy công ty cần có các biện pháp giảm chi phí mua hàng, các chi phí phát sinh khác từ đó giảm giá bán sản phẩm để có thể giành lợi thế trong cạnh tranh về giá trên thị trường.

* Chưa tạo được thương hiệu sản phẩm và danh tiếng trên thị trường

Công ty vẫn chưa tạo được thương hiệu sản phẩm và danh tiếng của mình trên thị trường thép Inox Việt Nam. Nhãn hiệu thương mại của công ty còn chưa được người tiêu dùng biết đến rộng rãi.Việc tạo lập thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp còn bị xem nhẹ, chưa thực sự coi thương hiệu là tài sản doanh nghiệp

* Hoạt động Marketing chưa phát triển

Hoạt động Marketing là hoạt động cực kỳ quan trọng với mỗi doanh nghiệp trong khâu tiêu thụ sản phẩm và quảng bá hình ảnh công ty, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp thương mại. Tuy nhiên, với công ty Thành Nam, các hoạt động Marketing còn chưa được quan tâm và đầu tư phát triển. Công ty chưa có bộ phận chuyên trách đảm nhiệm xây dựng các chương trình quảng cáo, khuyếch trương sản phẩm,kích thích tiêu thụ. Hình thức quảng cáo chủ yếu của công ty vẫn là xuất bản

các tập catalogue, brochure đơn điệu, không mang dấu ấn của quảng cáo cho thị trường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty chưa xây dựng được chương trình xúc tiến hỗn hợp để giới thiệu sản phẩm cho khách hàng.

* Hệ thống kênh phân phối chưa hòan thiện

Với việc thực hiện phân phối sản phẩm theo 2 kênh trực tiếp và gián tiếp đồng thời đầu tư mở rộng mạng lưới tiêu thụ tại Hà Nội và TP. HCM công ty đã đạt được những kết quả khá khả quan như: mở rộng được thị trường, thu hút được thêm khách hàng và thực hiện phân phối sản phẩm tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, kênh phân phối vẫn còn tồn tại những khiếm khuyết làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty

- Mạng lưới phân phối phát triển chưa cân đối. Mạng lưới tại Hà Nội chiếm tới 70% khối lượng tiêu thụ Inox của tòan công ty, tron khi đó mạng lưới tại Miền Nam chiếm khỏang 30%. Còn mạng lưới tại Miền Trung thì chưa được xây dựng .

- Sản phẩm của công ty được phân phối qua kênh gián tiếp(trung gian thương mại) chiếm tỷ trọng lớn nên việc thiết lập hệ thống phân phối thép Inox đến đại lý hoặc người tiêu dùng cuối cùng còn nhiều hạn chế.Do đó công ty khó kiểm soát được quá trình phân phối và tiêu thụ sản phẩm của mình đồng thời không thể nắm bắt trực tiếp những thông tin phản ánh tình hình thị trường.

- Việc xác lập kênh phân phối này còn mang tính chất “ phi vụ ” chứ chưa hình thành được chiến lược về kênh phân phối chuẩn

* Công tác nghiên cứu phát triển thị trường còn tồn tại nhiều yếu kém

Công tác nghiên cứu và phát triển thị trường của công ty chưa được quan tâm thích đáng. Hoạt động nghiên cứu diễn ra chưa bài bản, tổ chức chưa khoa học, chưa đi sâu vào nghiên cứu thị trường mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người nghiên cứu là chính.Công ty còn hạn chế trong việc sử dụng công nghệ thông tin, công cụ tóan học, thống kê trong nghiên cứu thị trường do đó thông tin thu thập được là chưa đầy đủ , tiến hành phân tích bằng cảm tính kinh nghiệm rồi đưa ra dự báo.Điều đó

dẫn đến tình trạng công ty khá thụ động trong kinh doanh, phản ứng chậm hơn so với yêu cầu của thị trường.

* Thị phần của công ty còn nhỏ

Mặc dù thị phần của công ty hằng năm vẫn tăng đều đặn nhưng nhìn chung, thị phần của công ty là còn rất nhỏ. Chưa đáng kể so với thị phần của các doanh nghiệp lớn và so với quy mô của thị trường Inox Việt Nam hiện nay. Điều này có ảnh hưởng không tốt tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.Nó không những làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mà còn làm cho doanh nghiệp phải chịu sức ép mạnh hơn về mất thị phần vào tay những doanh nghiệp lớn trên thị trường và những doanh nghiệp mới gia nhập thị trường.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thành Nam (Trang 81 - 84)