Phân tích các đối thủ cạnh tranh để xác định chiến lược cạnh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thành Nam (Trang 92 - 95)

công ty

Hiện nay, công ty TNHH XNK Thành Nam đang phải đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Với những nhà sản xuất Inox trong nước thì họ có lợi

thế về chi phí, giá cả và vị trí. Với những nhà kinh doanh XNK Inox khác thì họ có lợi thế về danh tiếng, nhãn mác sản phẩm. Vì vậy để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của mình thì công ty cần phải tiến hành phân tích các đối thủ cạnh tranh từ đó có các chiến lược cạnh tranh phù hợp.

Phân tích đối thủ cạnh tranh là một quá trình liên tục và có thể thực hiện qua 4 bước sau đây

Bước 1 : Xác định đối thủ cạnh tranh

- Xác định đối thủ cạnh tranh chính của công ty : Đây là những đại gia trên thị trường, là các công ty đang thống trị thị trường của doanh nghiệp. Là những doanh nghiệp mà công ty phải đối đầu khi tìm kiếm khách hàng mới

- Xác định đối thủ phụ và đối thủ gián tiếp : là những nhà kinh doanh có thể không đối đầu với công ty nhưng là những người đang nhắm đến một thị trường chung với côn ty

- Xác định đối thủ cạnh tranh tiềm năng : là những doanh nghiệp có thể xâm nhập thị trường của công ty và công ty cần phải chuẩn bị để cạnh tranh với họ.

Bước 2 : Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ

Sau khi đã xác định được các đối thủ của mình, công ty cần tiến hành xác định các điểm mạnh và tìm ra chỗ yếu của họ. Không chỉ tập trung vào các điểm mạnh điểm yếu thực sự mà cần tập trung cả vào các điểm mạnh, điểm yếu theo “cảm nhận”. Để tiến hành phân tích điểm mạnh điểm yếu, công ty nên sử dụng bảng biểu. ví dụ như sau:

Bảng 3.1 : Phân tích điểm mạnh đểm yếu của đối thủ cạnh tranh Đối thủ cạnh tranh Chất lượng Giá cả Uy tín Địa điểm Quảng cáo Dịch vụ Nhân sự Kênh phân phối Công ty A Công ty B Công ty C Công ty D …………

Các tiêu chí như : chất lượng, giá cả, uy tín… là những vấn đề quan trọng liên quan đến việc kinh doanh. Công ty có thể tự lựa chọn các tiêu chí mà công ty quan tâm vào để phân tích. Sau khi lập bảng xong thì công ty tiến hành đánh giá các đối thủ cạnh tranh, kèm theo nhận xét tại sao lại đánh giá như vậy. Chúng ta có thể tô đỏ những điểm mạnh và tô màu xanh da trời những điểm yếu. Khi đó, chỉ cần nhìn qua bảng là chúng ta có thể xác định được vị trí của từng đối thủ cạnh tranh.

Bước 3: Đánh giá các cơ hội và nguy cơ đối với đối thủ

Các cơ hội và mối đe dọa nằm trong nhiều lĩnh vực, đó có thể là sự phát triển của khoa học kỹ thuật, là sự điều tiết hoặc ảnh hưởng của luật pháp, xuất hiện đối thủ cạnh tranh mới…

Tương tự như trên, chúng ta có thể lập bảng liệt kê các đối thủ cạnh tranh và các yếu tố bên ngòai tác động đến ngành kinh doanh của công ty. Khi đó ta có thể thấy được các đối thủ đối phó với các cơ hội và nguy cơ như thế nào

Bước 4: Xác định vị trí của công ty

Sau khi đã thực hiện các bước trên thì công ty cần phải xác định vị thế của mình so với các đối thủ cạnh tranh này. Như vậy công ty cần tiến hành phân tích thế mạnh/ điểm yếu/cơ hội/nguy cơ trong kinh doanh của mình. Rồi xếp hạng công ty trong từng lĩnh vực tương tự như khi xếp hạng các đối thủ cạnh tranh. Từ đó sẽ giúp công ty thấy rõ nét hơn công việc kinh doanh của mình phù hợp với vị trí nào trong môi

trường cạnh tranh, giúp xác định được những điểm yếu để cải thiện và điểm mạnh, cơ hội để tận dụng giành lợi thế.

Bên cạnh đó, còn giúp công ty có thể lựa chọn chiến lược cạnh tranh phù hợp để có được lợi thế cạnh trang :

- Chiến lược dẫn đầu hạ chi phí kinh doanh - Chiến lược chuyên biệt hóa sản phẩm

- Chiến lược tập trung vào một phân khúc thị trường trọng điểm Ngòai ra còn có thể sử dụng những công nghệ cạnh tranh mới

- Cạnh tranh bằng liên kết: Liên kết một nhóm từ 5 doanh nghiệp trở lên, có tư cách pháp nhân và hạch tóan độc lập, tự nguyện liên kết với nhau trên nhiều lĩnh vực như mua, cung cấp nguyên phụ liệu, gia công thành phẩm, xuất nhập khẩu…trong đó có một trụ cột có thiết bị chi phối, có thị trường , khách hàng lớn.

- Cạnh tranh theo “ chiến lược Đại dương xanh ” : không cạnh tranh theo phương thức truyền thống( tăng chất lượng, hạ giá thành, giá bán) vì chỉ làm giảm dần lợi nhuận đạt được mà khai thác thêm những khỏang trống của thị trường, tăng thêm sức cầu của người tiêu dùng, tạo thêm “ giá trị mới ” cho sản phẩm, có thể giá cả cao hơn vẫn chiếm được thị phần lớn hơn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thành Nam (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w