Những cơ hội, thách thức, phương hướng hoạt động và mục tiêu của công ty TNHH TM DV&DL quốc tế Á Châu

Một phần của tài liệu Chất lượng dịch vụ du lịch lữ hành ở Việt Nam nói chung ở Công ty TNHH thương mại dịch vụ và du lịch quốc tế Á Châu (Trang 50 - 55)

của công ty TNHH TM DV&DL quốc tế Á Châu

1.1 Những cơ hội phát triển

Việt Nam chính thức là thành viên của WTO có những tác động lớn đối với ngành du lịch nói chung và đối với các công ty kinh doanh du lịch nói riêng. Theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành du lịch, Việt nam đã mở cửa thị trường du lịch tương đối mạnh mẽ so với các ngành dịch vụ khác như Ngân hàng, tài chính, bảo hiểm...Trong hội thảo WTO những giải pháp phát triển du lịch do Tạp chí du lịch và báo điện tử Đảng cộng sản VN tổ chức, các chuyên gia đã đưa ra 3 cơ hội lớn cho các doanh nghiệp du lịch khi VN gia nhập WTO, đó là

- Cơ hội đầu tiên và rõ nhất là khi VN gia nhập WTO thì sẽ có sự tăng trưởng mạnh của dòng khách du lịch quốc tế vào VN. Trên thực tế VN gia nhập WTO và tổ chức thành công nhiều sự kiện lớn như hội nghị APEC năm 2006 đã gây ra sự chú ý lớn cho cộng đồng quốc tế bằng hình ảnh một điểm đến an toàn, hấp dẫn và cởi mở. Ngày càng có nhiều người nước ngoài biết đến VN, muốn đến VN để tìm hiều và tìm kiếm cơ hội đầu tư làm ăn. Số liệu của Tổng cục du lịch Việt Nam cho thấy lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong những năm qua liên tục tăng trưởng trên hai con số. Nếu năm 2000, Việt Nam mới thu hút được khoảng 2,12 triệu lượt khách quốc tế, thì đến năm 2006, con số này đã đạt 3,6 triệu lượt. Dự kiến, đến năm 2010, lượng khách quốc tế đến Việt Nam sẽ đạt 6 triệu lượt khách, nâng mức thu nhập từ 2 tỷ USD như hiện nay lên 4 - 5 tỷ USD. Ngoài việc gia tăng về số lượng khách,

thị trường khách cũng được mở rộng. Vào WTO, do đặc điểm của thị trường du lịch khác với thị trường hàng hóa nên du lịch có tính độc lập cao trong cạnh tranh toàn cầu, không bị phụ thuộc vào thị trường Mỹ cũng như không bị ảnh hưởng bởi các hiệp định về thuế quan và thương mại quốc tế như hàng hóa thông thường. Dự báo, trong những năm tới, châu Á Thái Bình Dương sẽ là khu vực thu hút dòng khách du lịch nhiều nhất với mức tăng trưởng bình quân 7-8%. Đây cũng chính là một điều kiện thuận lợi để Việt Nam xúc tiến các chương trình quảng bá, thu hút du khách. - Cơ hội thứ 2 mà du lịch Việt Nam có thể tận dụng từ việc hội nhập với nền kinh tế quốc tế là tăng thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào du lịch để phát triển hạ tầng, nâng cao năng lực phục vụ khách trong và ngoài nước. Việt Nam được đánh giá là một ngôi sao đang lên trong khu vực, với mức tăng trưởng kinh tế hàng năm vào bậc cao nhất châu Á, chỉ sau Trung Quốc. Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của WTO đã và đang mở ra những cơ hội kinh doanh lớn cho các nhà đầu tư ở khắp thế giới. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2006 có tới gần 3 tỷ USD (chiếm gần 43% tổng vốn đầu tư cam kết vào Việt Nam) đầu tư vào lĩnh vực du lịch - dịch vụ. Trong đó, các dự án đầu tư lớn như Đan Kia - Suối Vàng (Đà Lạt, Lâm Đồng) với vốn đầu tư lên tới 1,2 tỷ USD, Tổ hợp khách sạn, căn hộ tại Tp.HCM do Hàn Quốc đầu tư với số vốn 200 triệu USD. Các chuyên gia nhận định, trong thời gian tới đây, làn sóng đầu tư vào du lịch - dịch vụ sẽ tiếp tục gia tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực khách sạn nhà hàng. Bởi theo cam kết gia nhập WTO về du lịch, Việt Nam sẽ mở cửa thị trường cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào lĩnh vực khách sạn nhà hàng và dịch vụ đại lý lữ

- Một trong những điểm yếu của ngành du lịch Việt Nam là năng lực cạnh tranh và quản lý yếu, thiếu tính chuyên nghiệp. Vì vậy, gia nhập WTO chính là môi trường để các doanh nghiệp vươn lên để tự hoàn thiện mình,

nâng cao tính hiệu quả và sức cạnh tranh nếu muốn tồn tại trên thị trường. Đây là cơ hội thứ ba mà doanh nghiệp du lịch Việt Nam được hưởng. Với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cũng như các ngành khác, hội nhập là đi cùng với sự thanh lọc những doanh nghiệp yếu kém về năng lực cạnh tranh và chuyên môn nghiệp vụ, hạn chế tối đa được tình trạng con sâu làm rầu nồi canh như trong thời gian qua. Nhưng đối với những doanh nghiệp đã khẳng định được tên tuổi và thương hiệu thì đây là cơ hội tốt nhất để họ nâng cao vị thế.

1.2 Những thách thức trong sự phát triển của công ty

Cơ hội luôn đi kèm với những thách thức, muốn vượt qua được thì phải có bản lĩnh, ở đây muốn nói đến ảnh hưởng của lãnh đạo lên công ty trong quá trình phát triển.

Công ty TNHH TM, DV và DL quốc tế Á châu được thành lập trong bối cảnh ngành du lịch VN đang đứng trước những cơ hội lớn, do đó có những thuận lợi trong viêc nắm bắt thời cơ. Tuy nhiên, do còn quá non trẻ nên chưa tạo được cho mình một thương hiệu riêng nổi trội so với các công ty du lịch đã có hàng chục năm. Dù vậy, với sự năng động của đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản có năng lực và một giám đốc trẻ đầy tâm huyết, khả năng thì tin chắc công ty sẻ có những bước đi theo đà phát triển, hội nhập của VN.

Trong các bản cam của Việt Nam khi gia nhập WTO thì đối với ngành du lịch, VN chỉ cam kết đối với các phân ngành dịch vụ đại lý du lịch, dịch vụ sắp xếp chỗ trong khách sạn, dịch vụ thức ăn và đồ uống. Do đó sẽ có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp lữ hành VN với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nhận khách quốc tế (inbound) và phân ngành kinh doanh khách sạn nhà hàng. Vì các nhà cung cấp dịch vụ du lịch nước ngoài với khả năng tài chính mạnh mẽ, kỹ năng quản lý chuyên nghiệp, sự hiểu biết tâm lý khách du lịch quốc tế có ưu thế vượt trội so với các nhà cung cấp du lịch VN

Công ty du lịch quốc tế Á châu chưa có thị trường khách hàng cố định cũng như chưa có những mối quan hệ thân thiết với các khách sạn, nhà hàng trong tour lữ hành. Đồng thời, công ty có vốn ít và chưa có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh du lịch.

Đây là thách thức lớn đối với công ty du lịch Á châu trong quá trình xây dựng thương hiệu, phát triển. Xác định rằng đây là cuộc chơi hoặc là sống hoặc là chết, vì thế công ty cần vạch ra những phương hướng, mục tiêu kinh doanh trong thời gian tới một cách cụ thể, chi tiết.

1.3 Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới.

Tình hình trong nước và thế giới có nhiều biến động, khó khăn và thách thức đan xen với những thuận lợi, cơ hội để phát triển du lịch. Trong những năm tới, nước ta tiếp tục đẩy mạnh phát triển du lịch, nhằm đưa du lịch trở thành nhành kinh tế mũi nhọn. Trên cơ sở đó kết cấu hạ tầng sẽ phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật được nâng cao, nguồn lực con người , khoa học công nghệ được đẩy mạnh, môi trường sinh thái được bảo vệ và cải thiện,…Tất cả những yếu tố trên tạo tiền đề cơ sở vững chắc cho phát triển du lịch của đất nước nói chung và của Công ty du lịch Á Châu nói riêng. Việt Nam phát huy nội lực, tranh thủ nguồn lực bên trong để vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng cơ hội và lợi thế để phát triển du lịch, thu hút thị trường khách là một hướng chiến lược rất quan trọng của Công ty.

Trong thời gian qua nhìn chung Công ty du lich Á châu đã có một kết quả kinh doanh khả quan. Dựa trên cơ sở ban đầu như vậy công ty đã đề ra chiến lược phát triển trong thời gian tới như sau:

- Duy trì và phát huy các kết quả hoạt động kinh doanh đã đạt được trong thời gian qua. Có được một kết quả như trên chứng tỏ ngay từ đầu Công ty du lịch Á Châu đã vạch ra cho mình một chiến lược kinh doanh hợp lý và

thực hiện chiến lược ấy một cách hiệu quả. Do vậy, trong thời gian tới công ty vẫn duy trì và phát huy chiến lược kinh doanh đã đề ra.

- Đẩy mạnh việc nghiên cứu thị trường và xây dựng các chương trình du lịch phù hợp với điều kiện và nhiệm vụ của công ty. Thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm nhanh hơn, nhiều hơn. Công ty đã quyết định đầu tư vào quá trình nghiên cứu thị trường đặc biệt là thi trường Inbound vì mấy năm qua công ty thấy rằng đây là thị trường lâu dài, có tiềm năng lớn đồng thời đem lại doanh thu tương đối lớn cho công ty.

- Nâng cao uy tín và vị thế của công ty trên địa bàn Hà Nội. Đây là chiến lược để công ty tăng thêm tính cạnh tranh và sự nhận biết của khách hàng ở Hà Nội về sản phẩm của mình, có trể xem đây là một chiến lược lâu dài và cần thiết của Công ty du lịch Á Châu.

- Không ngừng hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức, nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ công nhân viên. Đây là chiến lược bất kỳ mà công ty nào cũng có trong quá trình kinh doanh của mình.

- Tăng cường việc quản lý chất lượng sản phẩm du lịch nói chung, đặc biệt là các chương trình du lịch trọn gói nhằm góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra.

- Phấn đấu giữ vững và nâng cao hơn nữa các chỉ tiêu về số lượng khách Inbound, chỉ tiêu tài chính như mức 2007. Nâng cao chất lượng phục vụ để ổn định nguồn khách ở các thị trường truyền thống của công ty, đồng thời mở rộng sang các thị trường khác

1.4 Mục tiêu của công ty trong năm 2008

Phấn đấu giữ vững và nâng cao hơn nữa các chỉ tiêu về số lượng khách Inbound, chỉ tiêu tài chính như mức đã đạt được của năm 2007. Tạo một bước đột phá hơn nữa về chỉ tiêu khách Outbound và khách nôi địa. Để đạt được điều này công ty sẽ có những biện pháp tuyên truyền thu hút khách, chuẩn bị

tốt mọi điều kiện sẵn sàng đón tiếp khách. Nâng cao chất lượng phục vụ để ổn định nguồn khách ở các thị trường truyền thống của công ty, đồng thời mở rộng tới các thị trường khác.

Tiếp tục duy trì và phát triển thị trường khách Outbound ở phía Bắc. Đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo kích cầu du lịch nội địa để phát triển mạnh thị trường khách nội địa, để đạt mục tiêu doanh thu năm 2008 trước tình hình thế giới có nhiều biến động.

Một phần của tài liệu Chất lượng dịch vụ du lịch lữ hành ở Việt Nam nói chung ở Công ty TNHH thương mại dịch vụ và du lịch quốc tế Á Châu (Trang 50 - 55)