Đánh giá chung về tình hình thu hút vốn đầu tư vào phát triển

Một phần của tài liệu Các giải pháp thu hút vốn đầu tư vào phát triển nhà và đô thị của Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Việt Nam VINACONEX (Trang 52 - 56)

triển nhà và đô thị của Tổng Công ty.

1. Những thành tựu đã đạt được.

Trong năm 2007, mặc dù còn nhiều yếu tố không thuận lợi, nhưng sản xuất kinh doanh của VINACONEX vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng tương đối tốt, hoạt động có lãi và đảm bảo được cổ tức 10% theo kế hoạch Đại hội cổ đông đã

thông qua vào đầu năm. Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2008, ngày 17 tháng 4 năm 2008, Tổng Công ty đã đưa ra bản báo cáo kết quả sản xuất cuối năm 2007, cụ thể như sau:

Về tổng doanh thu: Tổng Công ty đạt 7.048 tỷ đồng, bằng 108,4% kế

hoạch năm và tăng 22,8% so với năm 2006. Trong đó Công ty mẹ đạt 3.407 tỷ đồng, bằng 48% doanh thu toàn Tổng Công ty.

Về lợi nhuận và hiệu quả sản xuất kinh doanh: Tổng Công ty đạt

476,311 tỷ đồng, bằng 136% kế hoạch năm và tăng 104,5% so với năm 2006. Trong đó Công ty mẹ đạt 275 tỷ đồng, bằng 57,7% lợi nhuận của toàn Tổng Công ty.

Về kim ngạch xuất nhập khẩu: Tổng Công ty đạt 88,7 triệu USD, bằng

98,5% kế hoạch năm và tăng 13% so với năm 2006 (riêng xuất khẩu đạt 45,2 triệu USD, bằng 93% kế hoạch năm). Trong đó giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu do Công ty mẹ thực hiện đạt 27,923 triệu USD.

Về đầu tư phát triển: Tổng Công ty đạt 5.169 tỷ đồng, bằng 115% kế

hoạch năm và tăng 7,75% so với năm 2006.

Năm 2007, tổng vốn đầu tư phát triển của Tổng Công ty đạt tới hơn 5.000 tỷ đồng. Trong đó, Tổng Công ty đã hoàn thành dự án nhà máy nước Sông Đà giai đoạn 1 công suất 300.000 m3/ngày đêm. Dự án nhà máy xi măng Yên Bình công suất 1,2 triệu tấn sản phẩm/năm là nhà máy đầu tiên trong quy hoạch 7 nhà máy xi măng phát triển kinh tế vùng Tây Bắc… Năm đầu tiên hoạt động theo mô hình cổ phần cũng là năm Tổng Công ty đạt mức tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay với các chỉ tiêu sản lượng 11.000 tỷ đồng, tăng 34%, doanh thu 8.200 tỷ đồng, lợi nhuận 425 tỷ đồng…

Lĩnh vựckinh doanh bất động sản đang là một trong các lĩnh vực kinh

doanh chính của VINACONEX. Lĩnh vực này được Tổng Công ty quan tâm và phát triển từ năm 1995 khi VINACONEX bắt đầu triển khai đầu tư dự án Khu đô thị mới Trung Hòa – Nhân Chính và Trung tâm thương mại Tràng Tiền. Từ đó đến nay, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và của thị trường bất động sản, đặc biệt là việc phát triển các khu đô thị mới tại các tỉnh thành phố

trong cả nước, lĩnh vực kinh doanh bất động sản của VINACONEX đã có sự phát triển vượt bậc.

Hiện nay, VINACONEX và các đơn vị thành viên đã và đang triển khai đầu tư hàng trăm dự án trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản trong phạm vi cả nước. Một số dự án điển hình như Khu Đô thị mới Trung Hòa – Nhân Chính (Hà Nội), Khu Đô thị mới Bắc An Khánh (Hà Tây), Khu Đô thị sinh thái Cái Giá – Cát Bà (Hải Phòng), Khu nhà ở cao tầng kết hợp thương mại dịch vụ Thảo Điền (Quận 2 – TP Hồ Chí Minh)…

Tổng diện tích đất VINACONEX đang nắm giữ để phát triển lĩnh vực bất động sản hiện nay là trên 2.000 ha trong phạm vi cả nước. Tại thời điểm này, VINACONEX được biết đến như là một trong các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có uy tín, được khách hàng trong và ngoài nước tin cậy, đánh giá cao.

Năm 2007, Tổng Công ty đã tham gia đấu thầu và ký thực hiện rất nhiều các dự án đầu tư xây dựng, phát triển hạ tầng. Kết quả thực hiện các dự án trọng điểm trong năm 2007 như sau:

Thủy điện Buôn Kuốp: VINACONEX là tổng thầu xây lắp đã thực hiện

đạt 112,7% kế hoạch. Trong đó do VINACONEX thực hiện 298 tỷ đồng, bằng 114% kế hoạch năm.

Thủy điện Buôn Tuasarh: VINACONEX là tổng thầu xây lắp đã thực

hiện đạt 151% kế hoạch. Trong đó do VINACONEX thực hiện 179 tỷ đồng, bằng 154% kế hoạch năm.

Dự án thủy lợi Cửa Đạt: VINACONEX là tổng thầu xây lắp đã thực hiện

đạt 77,5% kế hoạch. Trong đó do VINACONEX thực hiện 275 tỷ đồng, bằng 137,5 kế hoạch năm.

Dự án Mở rộng và Hoàn thiện Đường Cao tốc Láng – Hòa Lạc:

VINACONEX làm tổng thầu xây mới thực hiện được 21% kế hoạch năm do vướng mắc về giải phóng mặt bằng nên tiến độ thi công rất chậm. Cũng vì lý do đó nên dự án cấp nước Sông Đà, với tuyến ống cấp nước dọc tuyến đường cũng chưa thể hoàn thành đúng tiến độ đề ra, mặc dù nhà máy xử lý nước tại tỉnh Hòa Bình đã cơ bản hoàn thành.

Được đánh giá là dự án lớn nhất về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại Việt Nam. Láng – Hòa Lạc có chiều dài 29,264 km bắt đầu từ nút giao thông Trung Hòa thuộc vành đai 3 Hà Nội đến trung tâm Hòa Lạc. Đường có chiều rộng 121 mét bao gồm 6 làn xe, có dải lưu thông và hành lang kỹ thuật rộng 20 mét. Không gian 2 bên đường sẽ là vùng đệm cây xanh với chiều rộng tối thiểu cho mỗi bên là 200 mét. Vời thời gian thực hiện trong 3 năm (2006 – 2009) cùng tổng mức đầu tư là 5.379 tỷ đồng, sau khi hoàn thành, đường Láng – Hòa Lạc sẽ là cầu nối phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô Hà Nội với Hà Tây, Hòa Bình và các tỉnh Tây Bắc của Tổ quốc.

Dự án đầu tư nhà máy xi măng Cẩm Phả (Quảng Ninh) và xi măng Yên Bình (Yên Bái) về cơ bản đã hoàn thành, đang kiểm tra và hiệu chỉnh để nung

clinke vào tháng 4 năm 2008.

2. Những hạn chế còn tồn tại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy đã đạt được rất nhiều thành công, nhưng bên cạnh đó, Tổng Công ty còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư cho hoạt động phát triển của mình. Như hiện nay, chế độ chính sách của Nhà nước thay đổi liên tục, không cố định, gây rất nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư trong việc hoạch định kế hoạch, hoạch định chiến lược đầu tư của mình. Đồng thời, Nhà nước chưa đáp ứng được đầy đủ các dịch vụ, các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho người dân, khiến cho các kế hoạch, các dự án cũng gặp không ít khó khăn, cụ thể như trong công tác giải phóng mặt bằng.

Công việc giải phóng mặt bằng thực chất là thu hồi đất của các cá nhân, tổ chức đang sử dụng đất giao đất cho các cá nhân, tổ chức khác sử dụng đất để thực hiện các dự án đã được Chính phủ phê duyệt, đồng thời phải đảm bảo quyền lợi chính đáng của cá nhân, tập thể bị thu hồi. Mặc dù Thành phố đã ban hành khung giá đền bù cho từng khu vực thuộc các quận, huyện nội ngoại thành nhưng do tâm lý người bị thu hồi đất không ai muốn chuyển đi, nên chi phí giải phóng mặt bằng thường lớn hơn giá mà Chính phủ ban hành.

Bên cạnh đó, một số người mang tính cá nhân lợi dụng việc di chuyển đòi hỏi đền bù càng nhiều càng tốt đã gây ra không ít khó khăn. Nếu chủ đầu tư và địa phương đề ra được cách thức đền bù hợp lý, giải quyết tốt vấn đề tái định

cư, tranh thủ được sự ủng hộ, nhất trí của người dân thì công tác giải phóng mặt bằng diễn ra nhanh gọn, nhanh chóng triển khai xây dựng dự án, phát huy hiệu quả. Nếu ngược lại thí không những chi phí chuẩn bị đầu tư tăng mà còn ảnh hưởng đến việc triển khai dự án, thậm chí phải hủy bỏ.

Nguồn vốn đầu tư thiếu. Các ngân hàng tín dụng chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu vốn để hoạt động đầu tư xây dựng. Lãi suất của các ngân hàng cũng không ổn định. Trong tình trạng lạm phát tăng cao như hiện nay, giá cả tăng vọt, chi phí đầu vào (nguyên – nhiên vật liệu) cũng tăng mạnh, lãi suất vay vốn tăng, việc vay vốn đầu tư từ các ngân hàng lại càng gặp nhiều khó khăn hơn. Không chỉ có vậy, số lượng lực lượng lao động ở nước ta còn thiếu, không đáp ứng được nhu cầu phát triển chung.

Lạm phát tăng, giá tăng. Việc thu hút vốn thông qua phát hành trái phiếu cũng gặp nhiều khó khăn hơn khi giá cổ phiếu của Tổng Công ty đang giảm dần do thị trường chứng khoán suy giảm.

Chương 3:

GIẢI PHÁP ĐỂ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ CỦA TỔNG CÔNG TY

Một phần của tài liệu Các giải pháp thu hút vốn đầu tư vào phát triển nhà và đô thị của Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Việt Nam VINACONEX (Trang 52 - 56)