Nhu cầu về vốn đầu tư cho phát triển nhà và đô thị của Tổng Công

Một phần của tài liệu Các giải pháp thu hút vốn đầu tư vào phát triển nhà và đô thị của Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Việt Nam VINACONEX (Trang 59 - 62)

II – Các giải pháp thu hút vốn đầu tư vào phát triển nhà và đô thị của

1.Nhu cầu về vốn đầu tư cho phát triển nhà và đô thị của Tổng Công

ty giai đoạn 2008 – 2010.

Đối với một Tổng Công ty lớn như VINACONEX, nhu cầu về vốn là rất lớn. Đặc biệt các dự án của Tổng Công ty đều là các dự án mang tính chiến lược của Thành phố. Vốn tự có của Tổng Công ty không thể đáp ứng được nhu cầu vốn cần có trong năm 2008 để thực hiện các dự án:

Bảng 8: KẾ HOẠCH VỐN CHO CÁC DỰ ÁN CỦA TCT

Đơn vị: tỷ đồng

STT Tên dự án Tổng nhu cầu

vốn đầu tư trong năm 2008 Trong đó vốn tự 1 Dự án đường Láng – Hòa Lạc 1.510 110 2 Dự án Xi măng Cẩm Phả 1.463 124 3 Dự án nước Sông Đà 500 200 4 Dự án trụ sở Tổng Công ty 34 Láng Hạ 183 29 5 Dự án hạ tầng kỹ thuật KĐT Cái Giá – Cát Bà 323 65 6 Dự án KCN Bắc Phú Cát 87 14 7 Dự án Nhà N05 1.156 80 8 Dự án TTTM Chợ Mơ 334 334 Tổng cộng 5.556 956

Nguồn: Tổng Công ty VINACONEX

Như vậy, lượng vốn tự có của Tổng Công ty mới chỉ đáp ứng được 17,2% nhu cầu vốn cho các dự án trong năm 2008. Ngoài việc phát hành cổ phiếu thu hút vốn, VINACONEX đã chủ động ký kết hợp đồng với các nhà đầu tư, các

doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước để tranh thủ sự hợp tác giúp đỡ về vốn để thực hiện các dự án này.

1.2. Những cơ hội và thách thức trong việc thu hút vốn đầu tư vào phát triển nhà và đô thịcủa Tổng Công ty. triển nhà và đô thịcủa Tổng Công ty.

Hội nhập WTO, chúng ta đã loại bỏ hàng rào thuế quan, giảm thuế nhập khẩu. Hội nhập quốc tế, nền kinh tế của chúng ta từng bước được đổi mới, điều đó đã tạo ra những cơ hội và thách thức không chỉ cho Tổng Công ty nói riêng mà cho cả nền kinh tế nói chung.

Tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới, Tổng Công ty đứng trước những cơ hội lớn sau:

- Được tiếp cận thị trường hàng hóa và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm. Điều đó tạo điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu, cũng như mở rộng các quan hệ buôn bán hợp tác với các nước bên ngoài.

- Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định của WTO, môi trường kinh doanh của VINACONEX ngày càng được cải thiện và mở rộng. Đây là tiền đề quan trọng trong việc thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, qua đó tiếp nhận vốn, công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý, thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đảm bảo tốc độ tăng trưởng.

- Hội nhập quốc tế đã từng bước làm xuất hiện lớp cán bộ trẻ có trình độ chuyên môn cao, thông thạo ngoại ngữ, xuất hiện một đội ngũ những nhà doanh nghiệp mới, có kiến thức, năng động, tự tin, dám chấp nhận mạo hiểm, đối đầu với cạnh tranh. Đó là một đội ngũ lao động đầy tiềm năng mà Tổng Công ty đang rất cần đến.

Trong khi nhận thức được rõ những cơ hội có được do việc hội nhập WTO mang lại, Tổng Công ty cũng thấy hết những thách thức sẽ phải đối đầu. Năm 2008 đặt ra nhiều thách thức, nổi bật trong đó là các khó khăn khách quan đã biểu hiện rõ trong các tháng đầu năm 2008 như:

- Giá nguyên liệu, nhiên liệu nhập khẩu tăng cao (dự báo tăng khoảng 25 – 40% so với năm 2007), lãi suất cho vay của Ngân hàng tăng gấp rưỡi, các mặt hàng xuất khẩu gặp khó khăn do đồng đô la giảm giá so với đồng nội tệ, chi phí đầu vào cho sản xuất có xu hướng tăng…

- Chi phí đầu vào cho sản xuất có xu hướng tăng, nhưng giá bán sản phẩm tăng chậm hơn nhiều, do đó khả năng lợi nhuận sẽ giảm và sự cạnh tranh về giá sẽ tạo áp lực lớn cho các công ty sản xuất.

- Lực lượng lao động có kỹ thuật, có tay nghề và cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý còn thiếu nhiều (đặc biệt ở những khu vực xa và khó khăn).

- Việc huy động vốn cho các dự án đầu tư không thuận lợi do các Ngân ầng hạn chế cho vay, đồng thời lãi suất vay cao hơn trước. Thị trường chứng khoán suy giảm, kém hấp dẫn nên kênh huy động vốn này cũng không dễ dàng.

Trong chiến lược phát triển của mình đến năm 2010 và các năm tiếp theo, VINACONEX luôn coi lĩnh vực kinh doanh bất động sản là một trong các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Tổng Công ty. Ngoài mang lại lợi nhuận, lĩnh vực này còn hỗ trợ cho lĩnh vực xây lắp, sản xuất công nghiệp Vật liệu xây dựng và các lĩnh vực khác cùng phát triển.

Phấn đấu đến năm 2010, VINACONEX là một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản ở Việt Nam. Để đạt được mục tiêu này, VINACONEX sẽ không ngừng củng cố và phát triển các đơn vị thành viên hoạt động trong lĩnh vực này, hình thành các đơn vị chuyên kinh doanh bất động sản và đa dạng hóa các loại hình đầu tư và kinh doanh bất động sản.

Một phần của tài liệu Các giải pháp thu hút vốn đầu tư vào phát triển nhà và đô thị của Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Việt Nam VINACONEX (Trang 59 - 62)