1.2.1. Các thuận lợi về Kinh tế-Văn hoá Xã hội- Chính trị ngoại giao của Việt Nam. Việt Nam.
Hiện nay, cùng với đà phát triển về kinh tế, văn hoá, đời sống của nhân dân nhiều nước trên thế giới đã được cải thiện và nâng cao. Vấn đề vui chơi, giải trí, tham quan du lịch không còn là thú riêng của một số ít người giàu có mà ngày nay đã trở thành nhu cầu của nhiều tầng lớp xã hội. Vì vậy, trong những năm gần đây, du lịch đã trở thành ngành kinh tế quan trọng và được phát triển với tốc độ nhanh. Nhận thức rõ tầm quan trọng của ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân, Đảng và Nhà nước ta đã coi đây là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Ngay từ khi mới ra đời, ngành du lịch đã được sự quan tâm ưu ái của các cấp các ngành, đặc biệt trong thời gian vừa qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương tạo môi trường thuận lợi cho ngành du lịch phát triển:
- Nghị quyết 45/CP của Chính phủ về đổi mới quản lý và phát triển ngành du lịch (ngày 22-6-1993): "Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước", "Có tác dụng góp phần tích cực thực hiện chính sách mở của, thúc đẩy sự đổi mới và phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo công ăn việc làm, mở rộng giao lưu văn hoá và xã hội giữa các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài , tạo điều kiện tăng cường tình hữu nghị, hoà bình và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc".
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII Ban chấp hành Trung Ương Đảng khoá VII ( ngày 25/7/1994) xác định: "Phát triển du lịch, hình thành ngành công nghiệp du lịch có quy mô ngày càng tương xứng với tiềm năng to lớn của nước nhà".
- Chỉ thị 46/CT/TW (ngày 14-10-1994) của Ban bí thư Trung Ương (khoá VII) về lãnh đạo đổi mới và phát triển du lịch trong tình hình mới khẳng định : "Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao ", "Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển Kinh tế - Xã hội của Đảng và Nhà nước góp phần thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh ".
- Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII ( ngày 23-6-1996): "Phát triển nhanh du lịch, các dịch vụ ... từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm Du lịch- Thương mại-Dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực ".
- Ngày 11-11-1998, Ban chấp hành Trung ương đã có thông báo 197-TB/TW kết luận của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trong tình hình mới.
- Ngày 20-4-1999, văn bản 406/CP-KTTH của Chính phủ phê duyệt nội dung Chương trình hành động quốc gia về du lịch và sự kiện du lịch năm 2000.
ta có những chính sách cụ thể tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển.
1.2.1.1.Về kinh tế.
a. Vấn đề đầu tư vào du lịch:
Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI đã ra nghị quyết chỉ rõ: "... nhanh
chóng khai thác các điều kiện thuận lợi của đất nước để mở mang du lịch bằng vốn đầu tư trong nước và hợp tác với nước ngoài..."
NNhhằằm mkkhuhuyyếnến kkhíhícchh ttạoạo mômôi itrtrưườnờngg ththuuậnận llợiợi chcho o viviệcệc ththuu húhút tvvốốn n đđầuầu ttư ưtrtrựực c t
tiiếếpp ccủaủa nnưướcớc ngngoàoàii,, nânânngg cacaoo hihiệuệu ququả ảhhooạtạt đđộnộng gđđầuầu ttưư nnưướcớc nngogoàiài,, ChChínính h pphhủủ đ đãã rara NgNghhị ị đđịnịnhh ssố ố 1010/1/1999988/N/NĐĐ--CCPP vvềề mmộột t ssốố bibiệnện ppháháp p khkhuyuyếnến kkhíhícchh vvà à bbảoảo đ đảảm mhohoạtạt đđộộngng đđầuầu ttưư ttrrựực ctitiếpếp nnưướcớc nngogoàiài ttạại i VViiệệt t NNaamm.. NNộội i ddunungg NNgghhị ịđđịnịnh hcócó n nêêu:u: -
- ChChíínnhh phphủ ủViViệtệt NaNamm bbảoảo đđảmảm ththựcực hihiệện nổnổn đđịnịnh,h, lâlâuu ddààii chchínínhh ssácáchh đđầuầu ttưư ttrrựực c t
tiiếếpp nnưướcớc nngogoàiài vàvàoo VViiệệtt NaNamm đđồồnng gththờiời ssửaửa đđổổi ibbổổ susungng chchínínhh sásácch hđđầuầu ttư ưtrtrựực c t
tiiếếpp nnưướcớc nngogoàiài tthheeoo nnguguyyêênn ttắắc c ttạoạo điđiềều u kkiiệnện tthhuuậnận llợiợi cchhoo ccácác nnhhà àđđầuầu ttưư.. -
- ChChíínnhh phphủ ủ ViViệtệt NaNam m khkhuyuyếnến kkhíhícch h vàvà ddàànnh h ưuưu đãđãi iđđặcặc bbiiệtệt đđốối ivvớiới ccáácc ddự ự ánán đ
đầầu u ttưư ssảnản xxuuấtất hhàànng gxuxuấtất kkhhẩuẩu, , ddu u llịcịchh llữ ữhàhànhnh, , vvănăn hohoá,á, tthhể ể tthhaoao,, ggiiảiải trtríí.. K
Kếtết qquuả ả làlà títínnhh ttớiới nnămăm 2200002,2, tìtìnnhh hhìnìnhh đđầuầu ttư ư nnưướcớc ngngoàoài ivàvàoo llĩnĩnhh vvựcực dudu l
lịcịchh VViiệệtt NNaamm nnhhư ưsasauu: :
Bảng 1: Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực du lịch Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2002 Loại hình kinh doanh Số dự án Tổng vốn đầu tư (USD) Tổng vốn pháp định (USD) -Khách sạn-Du lịch +Kinh doanh dịch vụ DL +Kinh doanh dịch vụ KS +Kinh doanh KS+DVDL 153 9 102 96 3.239.462.699 8.424.800 2.583.257.050 2.393.957.050 1.389.893.541 7.160.316 978.121.688 916.056.888
+Kinh doanh khách sạn +Kinh doanh sân Golf +Kinh doanh khu DL, làng DL
+Kinh doanh biệt thự +Kinh doanh vận chuyển DL + Kinh doanh CLB TTVH + Kinh doanh nhà hàng - Văn phòng- căn hộ 9 12 6 7 4 9 4 120 189.300.000 388.417.000 79.052.194 43.784.178 32.007.000 98.323.225 6.161.252 7.214.125.549 62.064.800 272.090.000 30.221.500 27.427.743 11.870.000 54.440.997 5.561.252 2.376.243.468 Tổng cộng 273 10.453.552.248 3.766.137.009 Nguồn: Tổng cục Du Lịch Việt Nam
Như vậy, cho đến năm 2002 đã có 273 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Việt Nam với tổng số vốn đầu tư xấp xỉ 10,5 tỷ USD, trong đó tổng số vốn trong năm 2002 là 954 triệu USD. Kết cấu số vốn đầu tư như sau: - Tổng vốn đầu tư: 10,5 tỷ USD
- Tổng số vốn pháp định 3,8 tỷ USD, chiếm 36,2% tổng vốn đầu tư - Tổng số vốn đầu tư cho khách sạn-du lịch 3,3 tỷ USD
- Vốn pháp định cho khách sạn-du lịch 1,4 tỷ USD. - Tổng vốn đầu tư cho văn phòng, căn hộ 7,2 tỷ USD. - Vốn pháp định cho văn phòng, căn hộ 2,4 tỷ USD.
Hiện nay có 36 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào ngành du lịch trong đó Hồng Kông có số dự án đầu tư nhiều nhất và Singapore có tổng số vốn đầu tư lớn nhất. Cho tới cuối năm 2002 đã có 29 tỉnh, thành phố tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào ngành du lịch trong đó Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội chiếm số dự án và tổng vốn đầu tư lớn nhất.
Bên cạnh đó để khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế-xã hội, Nhà nước tạo lập khung pháp lý nhất quán
và ổn định, môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi và cạnh tranh bình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp thuộc mọi loại hình kinh tế, đảm bảo các chế độ ưu đãi đối với các dự án đầu tư được khuyến khích theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 07/1998/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật khuyến khích đầu tư trong nước. Nội dung chính của Nghị định là những quy định chung về hình thức đầu tư được khuyến khích, đối tượng áp dụng, sự bảo đảm và sự trợ giúp đầu tư của Nhà nước. Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội, các cá nhân trong nước và ngoài nước góp vốn thành lập qũy đầu tư phát triển, quản lý theo nguyên tắc tự chủ về tài chính.
Như vậy, môi trường đầu tư thuận lợi, nổi bật nhất là sự ra đời của Nghị định 07/CP và Nghị định số 10/CP một lần nữa khẳng định những hoạt động tích cực của Đảng và Nhà nước ta trong việc tạo cơ hội điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và đầu tư trong nước phát triển. Với một nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, đầu tư là cơ hội để phát triển nghành kinh tế nói chung và du lịch nói riêng.
Hoạt động đầu tư không chỉ cho phép ngành du lịch có cơ hội tìm kiếm đối tác đầu tư nhằm phát triển cơ sở hạ tầng của nghành du lịch. Mà hơn thế nữa nó còn góp phần thúc đẩy cơ sở hạ tầng xã hội phát triển, đặc biệt là sự phát triển thông tin liên lạc, mạng lưới và các phương tiện giao thông vận tải. Đó là tiền đề, là đòn bẩy cho mọi hoạt động kinh tế trong đó có phát triển nghành du lịch.
b.Vấn đề tuyên truyền, quảng bá:
Với mục tiêu góp phần chuyển biến và nâng cao nhận thức của các cấp, các nghành, địa phương và toàn xã hội về du lịch, đưa du lịch trở thành sự nghiệp của toàn dân. Nâng cao hình ảnh của Việt Nam nói chung và du lịch Việt Nam nói riêng trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời góp phần thực hiện kế hoạch đón 2 triệu khách quốc tế,11 triệu khách nội địa trong năm 2000. Nhà nước ta
đang từng bước thực hiện chương trình quảng bá, tuyên truyền về du lịch Việt Nam với những nội dung chủ yếu sau đây:
*Trong nước :
- Phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền về chương trình hành động quốc gia về Du lịch và Sự kiện du lịch năm 2002, các chủ trương chính sách phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước, thông tin du lịch trong nước và quốc tế, tổng kết kinh nghịêm, tập chung chủ yếu vào các công việc cụ thể sau:
+ Nâng cao chất lượng các chương trình du lịch qua màn ảnh nhỏ, tạp chí du lịch truyền hình, chương trình du lịch của đài tiếng nói Việt Nam.+ Tăng cường thông tin và thời lượng phát về du lịch của Đài truyền hình Trung Ương, Đài tiếng nói Việt Nam. Các đài phát thanh và truyền hình địa phương cần xây dựng chương trình riêng về du lịch.
+ Các tờ báo lớn như: Nhân dân, Quân đội nhân dân, Lao động, Hà nội mới, Sài gòn giải phóng.. cần có chuyên mục về du lịch.
- In ấn: phối hợp với các cơ quan văn hoá nghệ thuật và các địa phương để xuất bản những ấn phẩm nhằm quảng bá cho du lịch Việt Nam:
+Sách hướng dẫn Du lịch. +
+SSáácch h vvề ề llễễ hhộộii VViiệtệt NNaamm..
+Sách giới thiệu tiềm năng du lịch các tỉnh, thành phố +Bản đồ du lịch tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương. + Sách ảnh, bưu ảnh, tờ gấp.. về Du lịch Việt Nam. -
- TThhôôngng ttiinn vàvà ququảnảngg ccááoo::
+ Đặt văn phòng thông tin du lịch tại các sân bay Quốc tế: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Huế.. các nhà ga tại các thành phố lớn, cung cấp thông tin miễn phí cho khách du lịch.
+ Đặt các biển quảng cáo lớn giới thiệu về Chương trình hành động quốc gia về du lịch tại các thành phố trọng điểm trong cả nước.
+ Các tỉnh và thành phố xây dựng các biển chỉ dẫn các điểm, khu du lịch trên địa bàn, tại các cửa ngõ của trung tâm thành phố.
+ Thiết lập đường dây nóng để cung cấp thông tin cho khách du lịch qua đường bưu điện.
-
- TTổ ổchchứức c ccuuộộc c tthhi i LLooggo o ddu ullịịcchh,, hhììnnhh ảnảnh h dduu llịcịchh ccủaủa VViiệtệt NNamam..
Với chương trình quảng bá tuyên truyền về du lịch ở trong nước có ý nghĩa tích cực trong việc nâng cao nhận thức của mỗi người dân Việt Nam. Nó không chỉ có tác dụng kích cầu nội địa mà quan trọng hơn nó góp phần tạo môi trường văn minh-lịch sự trong mối quan hệ phức tạp giữa cư dân địa phương-khách du lịch và các nhà kinh doanh du lịch. Nắm bắt kịp thời và khắc phục điểm yếu trong sản phẩm du lịch Việt Nam, Nhà Nước đã góp phần tạo môi trường thuận lợi cho ngành du lịch Việt Nam nói chung và Công ty du lịch Việt Nam nói riêng.
* Ngoài nước:
- Xác định thị trường du lịch trọng điểm để tuyên truyền, quảng bá + Thị trường Châu Âu: Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha.
+ Thị trường Châu Mỹ: Hoa Kỳ và Canađa. + Thị trường Trung Quốc.
+ Thị trường Đông Bắc Á: Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc + Thị trường các nước ASEAN, úc, New Zealand. -
- CCụ ụ tthhể:ể:
+ Tham gia các Hội chợ du lịch, hội nghị và các diễn đàn quốc tế về du lịch + Tham gia Diễn đàn du lịch ASEAN tổ chức hàng năm.
+ Tham gia mỗi năm 5 hội chợ chính: *ITB Berlin Đức vào tháng 3 hàng năm.
*Hội chợ du lịch JATA Congress & Show-Tokyo (Nhật Bản) *Hội chợ ITE HK-International Trarvel expo- (Hồng Kông) *Hội chợ WTM-World Travel Market-Luân Đôn (Anh)
*Hội chợ Salon du tourisme-Paris hoặc Hội chợ TOP RESA (Pháp) + Khai thác Internet:
* Nâng cấp Web site Vietnamtourism để hấp dẫn những người quan tâm đến Việt Nam và du lịch Việt Nam trên toàn thế giới.
* Xây dựng cài đặt một Web site mới về du lịch Việt Nam để thông báo trao đổi về Chương trình hành động quốc gia về du lịch và tổ chức các sự kiện du lịch Việt Nam.
* Xây dựng tờ báo điện tử trên Internet. * Xuất bản các ấn phẩm du lịch:
* Xuất bản một số văn hoá phẩm để phân phối rộng rãi tại các Hội chợ, Hội thảo quốc tế, phòng thông tin, các thị trường trọng điểm, các đại sứ quán, văn phòng đại diện du lịch tại nước ngoài...
*Đưa ra các sản phẩm nghe nhìn: phim, video, CD-ROM... về Việt Nam, các điểm du lịch nổi tiếng ở Việt Nam.
+ Tuyên truyền trên truyền hình và báo chí nước ngoài.
+ Tổ chức các chuyến khảo sát du lịch Việt Nam cho khách quốc tế, đặc biệt là các hãng lữ hành lớn có quan hệ làm ăn lâu dài với Việt Nam.
+ Phối hợp với các Tổ chức Du lịch quốc tế như WTO, PATA, ASEANTA...