Dự án “Hỗ trợ giảm nghèo – GTZ”

Một phần của tài liệu Hỗ trợ giảm nghèo – GTZ” tại hai Huyện Tân Lạc và Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình - Thực trạng và giải pháp (Trang 28)

3. Tổng quan về dự án “Hỗ trợ giảm nghèo – GTZ” tại tỉnh Hòa

3.2.Dự án “Hỗ trợ giảm nghèo – GTZ”

Dự án “Hỗ trợ xoá đói giảm nghèo tại Việt Nam” do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ quản với sự phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Uỷ ban dân tộc, Tổng cục thống kê. Trong khuôn khổ mục tiêu giảm nghèo quốc gia. Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ xây dựng và tổ chức triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) về giảm nghèo. Thực hiện hợp tác song phương, dự án” Hỗ trợ giảm nghèo tại Việt Nam do chính phủ Đức tài trợ nhằm hỗ trợ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trong việc cung cấp những hỗ trợ kỹ thuật để đảm bảo thực hiện có hiệu quả chương trình MTQG về giảm nghèo tại địa phương.

Dự án tập trung vào ba lĩnh vực chính sau: (1) phát triển kinh tế địa phương, (2) bảo trợ xã hội và (3) giám sát giảm nghèo ở cấp cơ sở. Tổng thời gian thực hiện dự án là 6 năm từ 2005 đến năm 2011. Trong đó, giai đoạn đầu tiên của Dự án sẽ bắt đầu từ 1 tháng 3 năm 2006 và kết thúc vào 28 tháng 2 năm 2009. Dự kiến sẽ tiếp tục giai đoạn thứ hai sau khi giai đoạn 1 kết thúc.

Dự án “Hỗ trợ giảm nghèo – GTZ” được thực hiện ở cấp quốc gia cũng như thí điểm tại ở 3 tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa và Đăk Lăk với ngân sách thực hiện trong giai đoạn I là 2.100.000 EUR. Trong đó vốn ODA là

2.000.000 EUR (với hình thức là viện trợ không hoàn lại cho dự án hợp tác kỹ thuật) và vốn đối ứng bao gồm các đối tác chính sẽ đóng góp 100.000 Euro; chưa tính đến sự đóng góp của các tổ chức đối tác thực hiện tiềm năng khác ở trung ương và địa phương.

Mục tiêu cụ thể của dự án “Hỗ trợ giảm nghèo GTZ” là: điều kiện sống của các hộ gia đình nghèo tại các vùng thí điểm của dự án được cải thiện và

các phương pháp tiếp cận thử nghiệm được đưa vào áp dụng trong Chương trình MTQG về giảm nghèo.

Trong đó mục tiêu giai đoạn I là: các phương pháp tiếp cận có hiệu quả thực tiễn được thử nghiệm và áp dụng tại cấp địa phương (huyện và xã) trong vùng thí điểm của dự án.

Do đó sau khi kết thúc giai đoạn I phải đạt được:

−Tối thiểu ba phương thức tạo công ăn việc làm và khuyến khích tạo lập doanh nghiệp nhằm mục đích giảm nghèo trong vùng thí điểm dự án được các cơ quan chức năng đó triển khai. (hợp phần1)

−Tối thiểu 2 quỹ hỗ trợ rủi ro cho các nhóm dân cư nghèo trong vùng thí điểm của dự án được triển khai (hợp phần 2).

−Có 75% số xã /huyện trong vùng thí điểm áp dụng hệ thống giám sát tác động nghèo tại địa phương theo cách tiếp cận mới của dự án (hợp phần 3).

Bảng 5: Tổng quan về các hợp phần của dự án Các hợp phần Hợp phần 1: Hỗ trợ giảm nghèo và phát triển kinh tế địa phương Hợp phần 2: Tăng cường hệ thống an sinh xã hội/mạng lưới an sinh xã hội cho người nghèo thông qua quản lý rủi ro hiệu quả

Hợp phần 3:

Giám sát tác động giảm nghèo cấp địa phương

Tác động Tăng thu nhập Giảm rủi ro cho người nghèo một cách bền vững

Nâng cao hiệu quả của các nhà đầu tư, chương trình của chính phủ.

và doanh nghiệp nhỏ cải thiện hiệu quả và tăng năng suất Người dân tổ chức sản xuất kinh doanh Người nghèo có việc làm

hội giúp người nghèo khắc phục rủi ro

Hệ thống an sinh xã hội mới có các chính sách trợ giúp xã hội có lợi cho các nhóm dễ tổn thương

phân bổ nguồn lực Nâng cao năng lực của nhà ra quyết định cấp địa phương

Nâng cao tính giải trình của các cấp chính quyền địa phương.

3.3. Vai trò của dự án “Hỗ trợ giảm nghèo – GTZ” đối với hai huyện Tân Lạc và Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình.

Hòa Bình là một tỉnh miền núi với dân số nông thôn chiếm hơn 80% dân số toàn tỉnh, thu nhập bình quân đầu người chủ yếu bằng lao động nông nghiệp thuần túy như trồng lúa nước, lúa mương, chăn nuôi gia súc, gia cầm nhỏ lẻ. Theo báo cáo cuối năm 2004 tỷ lệ nghèo đói của tỉnh là 14,2%, trong đó 2 huyện Lạc Thủy và Tân Lạc có tỷ lệ nghèo đói cao, tương ứng với 13,08% và 14,07%. Đây là 2 huyện miền núi, dân cư chủ yếu thuộc dân tộc Mường, chiếm trên 65% dân cư ở đây, thu nhập của người dân chủ yếu bằng lao động nông nghiệp thuần tuý như trồng lúa nước, lúa nương, chăn nuôi gia súc, gia cầm nhỏ lẻ. Thu nhập bình quân đầu người chưa đến 50% thu nhập bình quân của cả nước năm 2006 ( chỉ vào khoảng 300$/người/năm). Khó khăn lớn nhất của 2 huyện này hiện nay là kinh tế phát triển chậm, địa bàn rộng lại nhiều địa hình đồi núi nên việc giao thông đi lại cũng như việc canh tác gặp rất nhiều khó khăn khiến cho mức sống của người dân ở đây rất thấp, chất lượng sống cũng bị hạn chế. Nói chung, người dân ở đây không có cơ hội tiếp cận và tham gia vào hệ thống bảo trợ cộng đồng tự quản và hệ thống an sinh xã hội mang tính bền vững.

Mặt khác, huyện Tân Lạc và Lạc Thủy cũng là một trong những địa phương của tỉnh Hoà Bình đã có nhiều đóng góp tích cực trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, góp phần cùng cả nước đấu tranh giành độc lập dân tộc và bảo vệ tổ quốc; vì thế đây cũng là hai trong những địa phương chịu nhiều tổn thất về người và của, là gánh nặng để lại sau chiến tranh. Hiện 2 huyện có rất nhiều hộ gia đình thuộc đối tượng chính sách, nhiều liệt sỹ, thương binh, và các nạn nhân chất độc da cam. Phần lớn họ đều thuộc hộ có hoàn cảnh khó khăn, mức sống dưới trung bình, nhiều hộ thuộc diện nghèo, tính đến năm 2006, cả 2 xã có khoảng trên 1000 hộ nghèo (theo tiêu chí mới).

Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo đến nay chỉ dừng lại ở cấp quốc gia và chỉ có một số tỉnh đang lồng ghép CPRGS vào kế hoạch 5 năm của tỉnh với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. Vì vậy các hỗ trợ để lồng ghép chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo (CPRGS) tại 2 huyện sao cho người nghèo, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, nơi có tỷ lệ nghèo đói cao được hưởng lợi từ các thành quả của quá trình phát triển kinh tế một cách bình đẳng là hết sức cần thiết. Do vậy, tại tỉnh Hòa Bình, dự án “Hỗ trợ giảm nghèo – GTZ” chọn thí điểm 2 huyện là: huyện Tân Lạc và Lạc Thủy với mục tiêu giúp địa phương gắn mục tiêu phát triển kinh tế với mục tiêu giảm nghèo, sao cho các chương trình phát triển kinh tế địa phương có lợi cho người nghèo, giúp họ thoát nghèo đối với cả các gia đình thuộc hộ chính sách và các gia đình thuộc diện nghèo.

Dự án được xây dựng nhằm khắc phục yếu điểm lớn nhất của chương trình XĐGN giai đoạn 2001 – 2005 và của các dự án hiện đang được thực hiện trong 2 huyện là thiếu lồng ghép giữa các chính sách, dự án của chương trình ( giữa chính sách tín dụng và chương trình khuyến nông, lâm, ngư, hướng dẫn cách làm ăn cho người nghèo và đào tạo nghề là 1 ví dụ điển hình) và thiếu một hệ thống theo dõi và giám sát nghèo đói đồng bộ. Rõ ràng tín

dụng chưa đi đôi với hỗ trợ tập huấn khuyến nông, lâm, ngư và hướng dẫn cách làm ăn cho người nghèo nên người nghèo ít khi sử dụng vốn vay có hiệu quả. Bên cạnh đó thiếu một hệ thống chỉ tiêu theo dõi, giám sát và đánh giá cũng như cơ chế thực hiện điều này đã phần nào giảm hiệu quả của các dự án đó.

Bên cạnh đó, chương trình Mục tiêu quốc gia tuy hình thành từ năm 1998, đã triển khai được gần 10 năm nhưng hệ thống theo dõi, giám sát và đánh giá đói nghèo được coi là rất yếu. Lý do chính là hệ thống này chưa được đánh giá một cách đúng mức. Thực chất hệ thống này có vai trò hết sức quan trọng trong theo dõi biến động nghèo đói và việc đánh giá hiệu quả của việc thực hiện các mục tiêu của chương trình XĐGN. Tuy hệ thống theo dõi giám sát và đánh giá nghèo đói có tồn tại nhưng dưới dạng một hệ thống báo cáo từ dưới lên tập trung chủ yếu vào các sản phẩm đầu ra, các cung cấp rất ít về nguyên nhân của giảm nghèo. Các chỉ tiêu báo cáo chưa được sắp xếp một cách có hệ thống và chưa tính đến khả năng cung cấp thông tin ở cơ sở , đặc biệt là cấp xã, phường. Kết quả là báo cáo gửi lên không thường xuyên và thiếu nhiều chỉ tiêu. Điều này gây không ít khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả của quá trình XĐGN tại các cấp cơ sở. Vì vậy, một trong những hợp phần hoạt động của dự án là thiết kế một hệ thống chỉ tiêu theo dõi nghèo đói vừa phản ánh đầy đủ các yếu tố kinh tế ,xã hội của địa phương vừa phù hợp với năng lực cán bộ. Hệ thống được xây dựng theo các phương pháp khoa học, nhằm năng cao hiệu quả giám sát đói nghèo ở hai huyện trên.

Đánh giá gần đây do các cơ quan của chính phủ và các tổ chức quốc tế thực hiện ở 2 huyện này cho thấy kết quả của các dự án đã thực hiện chưa thực sự bền vững. Nguy cơ tái nghèo vẫn có xu hướng gia tăng ( do thiên tai, dịch bệnh, biến động giá cả, tác động của hội nhập và phát triển kinh tế thị trường) và cơ hội việc làm của người nghèo trong xã ngày càng khó khăn hơn

(do đổi mới khoa học, công nghệ, biến động về đầu tư phát triển kinh tế giữa các vùng không đồng đều). Dự án “Hỗ trợ giảm nghèo – GTZ” đang từng bước hình thành hệ thống an sinh xã hội để hỗ trợ nhóm đối tượng mới thoát nghèo thông qua các giải pháp giảm thiểu rủi ro và thoát nghèo bền vững.

Dự án “Hỗ trợ giảm nghèo - GTZ” đã có cách thức hoạt động mới đó là phát triển kinh tế gắn với giảm nghèo ở địa phương đó là ưu tiên tập trung hỗ trợ hộ nghèo tại các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số có nguy cơ gặp rủi ro cao và khả năng tiếp cận còn rất hạn chế tới thành quả của quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đặc biệt là các vùng các xã có tỷ lệ người dân tộc thiểu số cao, có tỷ lệ nghèo đói cao hơn mức trung bình của địa phương. Đồng thời có một hệ thống cơ chế chính sách đồng phát triển kinh tế gắn với giảm nghèo để triển khai có hiệu quả chiến lược toàn diện về tăng trưởng và XĐGN và các chính sách giảm nghèo tại địa phương nhằm tạo ra bước chuyển biến căn bản, cải thiện rõ rệt cuộc sống của người nghèo, đặc biệt ở vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối tượng hưởng lợi trực tiếp từ dự án là các hộ gia đình nghèo (theo chuẩn nghèo ban hành năm 2005) tại 2 huyện nói trên. Đặc biệt, dự án chú ý tới nhu cầu và quyền lợi của những người dân nghèo thuộc các dân tộc thiểu số và phụ nữ nghèo. Các hoạt động hỗ trợ bao gồm các hoạt động đào tạo nâng cao, tư vấn cho các cơ quan của Việt Nam về giảm nghèo ở cấp trung ương và cấp địa phương và đóng góp kinh phí ở cấp địa phương. Thông qua các hoạt động hỗ trợ đó, nâng cao năng lực triển khai chiến lược quốc gia về giảm nghèo và hỗ trợ áp dụng chiến lược này phù hợp ở cấp địa phương.

Như vậy, dự án “ Hỗ trợ giảm nghèo tại 2 xã Phú Vinh và Phú Cường huyện Tân Lạc tỉnh Hoà bình” sẽ giúp 2 xã tìm ra phương pháp tiếp cận gắn tăng trưởng kinh tế với giảm nghèo ở địa phương. Dự án này sẽ khuyến khích

sự hội nhập kinh tế của 2 huyện thông qua việc thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương gắn với giảm nghèo, cải thiện mạng lưới an sinh xã hội cũng như xây dựng và mở rộng một hệ thống giám sát nghèo đói tại cơ sở. Qua đó tạo điều kiện cho các hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số ở đây tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. Dự án sẽ tập trung vào những phương thức tiếp cận khuyến khích sự tham gia của người dân nghèo vào quá trình phát triển kinh tế địa phương và tăng cường mạng lưới an sinh xã hội.

Vì dự án được thực hiện ở cấp vi mô là chủ yếu, ở các cấp huyện và cấp xã. Do dó, tại 2 huyện Tân Lạc và Lạc Thủy của tỉnh Hòa Bình, các mô hình phát triển kinh tế địa phương, mô hình quỹ cộng đồng, quỹ an sinh xã hội, và hệ thống theo dõi, giám sát đói nghèo sẽ được nghiên cứu và thử nghiệm. Bên cạnh đó dự án còn nâng cao năng lực cho cán bộ cấp tỉnh và tại 2 huyện để xây dựng chính sách thông qua hoạt động tư vấn và đào tạo. Dự án tập trung vào những phương thức tiếp cận khuyến khích sự tham gia của người dân nghèo vào quá trình phát triển kinh tế địa phương và tăng cường mạng lưới an sinh xã hội.

Chương 2: Thực trạng hoạt động xóa đói giảm nghèo của dự án “Hỗ trợ giảm nghèo – GTZ” tại tỉnh Hòa Bình

1. Tình hình kinh tế xã hội huyện Tân Lạc và Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình Bình

1.1 Huyện Lạc Thủy

1.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Vị trí địa lý: Huyện Lạc Thủy thuộc tỉnh Hòa Bình là một huyện miền

núi gồm 12 xã và 1 thị trấn. Huyện có diện tích tự nhiên là 293 km2, chiếm 6,28% diện tích toàn tỉnh. Đường giao thông từ quốc lộ 21 đi từ thị trấn Xuân Mai tỉnh Hà Tây qua huyện Lạc Thuỷ nối với quốc lộ 12B tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.

Khí hậu: Mưa, bão tập trung từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm với

lượng mưa trung bình hàng năm là 1800 - 2200 mm. Các hiện tượng gió lốc, mưa đá thường xuyên xảy ra. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24,70C; cao nhất 41,20C; thấp nhất 1,9oC. Tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ trung bình từ 27-290C; tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ trung bình 15,5-16,50C. Tần suất sương muối xảy ra: 0,9 ngày/năm.

Dân số: Theo kết quả điều tra thì cho tới tháng 1/2004 toàn huyện có

49.967 người trong đó tỷ lệ nam là 49,76%. Tốc độ tăng dân số khoảng 1,36 %. Mật độ dân số năm 2000 là 164 người/km2 và năm 2004 là 171 người/km2. Lao động đang làm việc trong nền kinh tế năm 2004 là 25.538 người, chiếm 51,1% dân số huyện.

Dân trí: Tính đến thời điểm 31/12/2003 toàn huyện có 1879 học sinh

mẫu giáo với số giáo viên mẫu giáo là 156 người. Số học sinh phổ thông là 11136 em, và số giáo viên phổ thông là 720 người.

Cán bộ ngành Y có 113 người bao gồm 18 bác sỹ, 61 y sỹ, 20 y tá kỹ thuật viên và 14 nữ hộ sinh. Bình quân y bác sỹ trên trên một trăm dân là 6,32 người. Trong ngành dược có 13 người, trong đó có dược sỹ trung cấp là 2 người và dược tá là 11 người. Toàn huyện có 17 cơ sở khám, chữa bệnh và số giường bệnh là 130 giường.

Tài nguyên thiên nhiên:

Tài nguyên đất: diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt là 4315 ha, trong đó trồng lúa chiếm 68%, trồng ngô chiếm 32%. Diện tích trồng lúa cả năm là 2933 ha, trong đó vụ đông xuân là 1240 ha, vụ mùa là 1639 ha. Diện tích gieo trồng cây chất bột lấy củ bao gồm trồng khoai lang chiếm 597 ha, trồng sắn là 359 ha. Diện tích đất trồng cây công nghiệp hàng năm là 993 ha, trong đó trồng mía là 169 ha, trồng lạc là 672 ha, trồng cây đậu tương là 152

Một phần của tài liệu Hỗ trợ giảm nghèo – GTZ” tại hai Huyện Tân Lạc và Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình - Thực trạng và giải pháp (Trang 28)