Những khó khăn tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Hỗ trợ giảm nghèo – GTZ” tại hai Huyện Tân Lạc và Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình - Thực trạng và giải pháp (Trang 62 - 63)

3. Đánh giá chung về hoạt động của dự án “Hỗ trợ giảm nghèo – GTZ”

3.3.Những khó khăn tồn tại và nguyên nhân

3.3.1. Những mặt được

−Cán bộ huyện, xã tham gia đầy đủ các khoá tập huấn

−Cán bộ tham gia dự án nhiệt tình, có trách nhiệm

−Một số nội dung tập huấn đã được cán bộ tham gia tập huấn tiếp thu tốt như tập huấn viết đề xuất dự án, tập huấn về lập kế hoạch phát triển kinh tế hộ...

−Một số nội dung đã được áp dụng thực tế như : Triển khai lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp thôn, buôn và xã; Một số đề xuất hoạt động đã được viết đảm bảo các nội dung cơ bản và có tính khả thi.

3.3.2. Mặt chưa được và nguyên nhân

−Hầu hết các hoạt động mới chỉ đến với cán bộ tham gia hội thảo, chứ chưa triển khai đến tận người dân. Do vậy người dân chưa biết nhiều đến dự án.

−Xét duyệt đề xuất còn chậm

−Việc viết các đề xuất dự án còn khó khăn, hạn chế do cán bộ ở cơ sở chưa quen, trình độ còn hạn chế.

−Chưa có nhiều đề xuất mới, nhiều đề xuất không phù hợp với dự án.

−Chưa tổ chức hội thảo rút kinh nghiệm và đánh giá hiệu quả trong quá trình thực hiện hoạt động như: lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương; tập huấn viết đề xuất dự án...

−Một số hoạt động mới chỉ được thực hiện một số giai đoạn như chuỗi giá trị ong mật mới chỉ thực hiện được 1 khâu trong chuỗi giá trị.

−Số hoạt động được triển khai thực hiện so với số hoạt động đã được phê duyệt là rất thấp (12/31)

−Quy chế thực hiện đã được thảo luận và thống nhất nhưng ban hành quá chậm

−Triển khai, thực hiện 1 số đề xuất còn chậm

−Điều phối viên ở tỉnh hay thay đổi và không có trong một thời gian.

−Chưa hỗ trợ phụ cấp cho cộng tác viên cấp xã.

−Thiếu thông tin phản hồi đối với các đề xuất của địa phương.

Một phần của tài liệu Hỗ trợ giảm nghèo – GTZ” tại hai Huyện Tân Lạc và Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình - Thực trạng và giải pháp (Trang 62 - 63)