Các hoạt động đã triển khai

Một phần của tài liệu Hỗ trợ giảm nghèo – GTZ” tại hai Huyện Tân Lạc và Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình - Thực trạng và giải pháp (Trang 47 - 60)

3. Đánh giá chung về hoạt động của dự án “Hỗ trợ giảm nghèo – GTZ”

3.1. Các hoạt động đã triển khai

3.1.1 Hợp phần 1: Phát triển kinh tế địa phương.

Dự án hợp tác giữa Việt Nam và Đức “Hỗ trợ giảm nghèo” đã đặt ra mục tiêu cải thiện đời sống cho các hộ gia đình ở những vùng thí điểm của dự án và giới thiệu các phương pháp tiếp cận có hiệu quả trên khắp cả nước trong các chương trình giảm nghèo của quốc gia. Huyện Tân Lạc và Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình là một trong những vùng thí điểm của dự án. Trong năm 2007, dự án đã thực hiện những hoạt động ban đầu nhằm xác định tiềm năng và giải pháp giảm nghèo có hiệu quả nhất tại 2 huyện trên.

3.1.1.1. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội có sự tham gia của người dân.

Tại Việt Nam việc lập kế hoạch là một quá trình từ trên xuống dưới, điều này đã đặt ra thách thức đối với tính khả thi trong quá trình thực hiện. Ý kiến của các địa phương rất hiếm khi được lắng nghe và đưa vào quá trình lập kế hoạch. Kết quả là kế hoạch đã được xây dựng phản ánh rất ít nhu cầu và tình hình thực tế của các địa phương. Do nhận thức được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch từ dưới lên, dự án Hỗ trợ giảm nghèo đã phối hợp cùng các đối tác của dự án tại tỉnh Hòa Bình và Sở Lao động, thương binh và xã hội thực hiện các khóa tập huấn về lập kế hoạch phát triển thôn/xã để bản kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tại địa phương được khả thi hơn.

Do đó, dự án đã hỗ trợ các khoá tập huấn cho các cán bộ về lập “kế hoạch phát triển thôn/xã” nhằm trang bị cho các cán bộ nòng cốt ở các cấp địa phương những kỹ năng cần thiết về quá trình lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội theo cách mới. Tất cả các khoá tập huấn được triển khai tại các vùng thí điểm của dự án. Sau khi hoàn thành các khoá tập huấn về lý thuyết, những người đã qua đào tạo quay trở về địa phương mình để hỗ trợ xây dựng kế hoạch và hiện nay tất cả các kế hoạch đã được nộp cho các xã để tổng hợp.

Dự án cũng đã yêu cầu các đơn vị viết 3 đề xuất dự án trình văn phòng dự án tại Hà Nội và đang chờ phê duyệt. Năm 2007, dự án đã tổ chức các khóa tập huấn về kinh tế hộ như: “Viết đề xuất dự án”, “đào tạo giảng viên về kinh tế hộ”, “ Phát triển kinh tế cho các hộ nông dân nghèo”.

Từ ngày 10 – 13 tháng 7, dự án tổ chức khóa tập huấn về đào tạo giảng viên nguồn về kinh tế hộ nhằm cung cấp cho những tiểu giáo viên tại địa phương kiến thức về phát triển thị trường ở khu vực nông thôn về phương thức tính toán kinh tế hộ gia đình và kỹ năng học tập dành cho người lớn. Khóa tập huấn đã thu được các kết quả sau: 31 học viên của đơn vị liên quan (cấp tỉnh, huyện và xã) đã được đào tạo kiến thức về kinh tế hộ và kỹ năng tập huấn có sự tham gia. Tìm được những giảng viên tiềm năng cấp huyện và xã để triển khai các khóa tập huấn kinh tế hộ cho nông dân các xã dự án.

Dự án cũng đã tổ chức 12 khóa đào tạo về phát triển kinh tế cho các hộ nông dân nghèo. Đã có 360 hộ nông dân nghèo của hai huyện đã được đào tạo 18 công cụ để họ có thể lập kế hoạch và phát triển sản xuất kinh doanh của hộ. Sau khi đào tạo các hộ đã áp dụng các công cụ lập kế hoạch phát triển kinh tế (tăng hoạt động sản xuất nông nghiệp hoặc mở rộng quy mô sản xuất) như nuôi gà và dê, trồng rau và khoai lang…

3.1.1.2. Phương pháp để xác định tiềm năng kinh tế cho 2 huyện của dự án.

* Chuỗi giá trị vì người nghèo.

Tại 2 huyện Tân Lạc và Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình việc sản xuất nông nghiệp vẫn là hoạt động tạo thu nhập chính của người dân. Vì vậy hỗ trợ nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc tạo thêm thu nhập cho người dân nông thôn trong vùng của dự án.

Dự án tiếp tục thử nghiệm phương pháp phân tích chuỗi giá trị sản phẩm bằng cách xác định các sản phẩm tiềm năng có giá trị gia tăng tại hai huyện thí điểm của tỉnh Hòa Bình. Hoạt động này nhằm mục đích tìm hiểu và xác định các sản phẩm du lịch và các sản phẩm nông nghiệp tiềm năng, qua đó người nghèo có thể tăng thêm cơ hội tham gia vào thị trường và tạo thêm thu nhập. Nhiệm vụ này do công ty tư vấn tại địa phương đảm nhận, với sự hợp tác chặt chẽ với các đối tác dự án ở địa phương ở Lạc Thủy và Tân Lạc thông qua việc áp dụng các phương pháp để thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp với sự tham gia tích cực của các bên có liên quan. Với những thông tin hiện có về tình hình kinh tế xã hội hiện nay của khu vực dự án và thông tin liên quan ở các cấp khác nhau, nhóm công tác đã hỗ trợ các nhóm đối tượng sử dụng các công cụ thực hành, như phân tích những điểm yếu- điểm mạnh, tiêu chí lựa chọn chuỗi giá trị để đánh giá và xếp loại sản phẩm.

Việc đánh giá có sự tham gia của người dân đã xác định được 8 sản phẩm tiềm năng trong số 20 sản phẩm được đưa vào đánh giá, những sản phẩm sẽ được hỗ trợ sau này. 8 sản phẩm đã được lựa chọn được phân bố như sau:

−Ở huyện Tân Lạc, đã lựa chọn được 5 sản phẩm: Ngô, mía , trâu bò (bao gồm cả việc tổ chức chợ mua bán trâu) và gia cầm.

−Ở huyện Lạc Thủy, đã lựa chọn được 6 sản phẩm: cây keo, gia cầm, trâu, bò, cam và mật ong.

Nghiên cứu đã khuyến cáo nên chọn 1 sản phẩm chính để hỗ trợ trong các xã thuộc dự án trong 6 tháng cuối năm 2007 ở tỉnh Hòa Bình là mật ong. Các bước tiếp theo sẽ được triển khai như sau:

Tiến hành phân tích chuỗi giá trị để xác định thị trường tiêu thụ, phân đoạn thị trường và xu hướng của thị trường, các yếu tố khác nhau của chuỗi

giá trị, vai trò và các mối liên hệ tương tác của các yếu tố, các khả năng kết hợp/ liên kết chuỗi giá trị, vai trò và khả năng cạnh tranh, các cơ hội và hạn chế (bao gồm cả đánh giá về kỹ thuật, đánh giá căn cứ vào nguồn lực về mức độ phù hợp của điều kiện tự nhiên cho nghề nuôi ong mật) là trở ngại cho việc nuôi ong mật.

Xác định các chiến lược hỗ trợ và các giải pháp khả thi để người nghèo tăng thu nhập qua việc nuôi Ong mật – Việc này sẽ xác định, hình thành các chiến lược hỗ trợ và các giải pháp tiềm năng cho những hạn chế và cơ hội đã được xác định ở bước trước cũng như cho kế hoạch hành động tương ứng bao gồm các hoạt động hỗ trợ thích hợp để thực hiện và giải pháp đã khuyến cáo. Các biện pháp hỗ trợ có thể bao gồm công nghệ sản xuất, tiếp cận thị trường, tổ chức và quản lý sản xuất và tiêu dùng, hỗ trợ tài chính và hỗ trợ đầu vào…

Tháng 11 năm 2007, một nghiên cứu về chuỗi giá trị mật ong đã hoàn thành. Nghiên cứu này đã đánh giá toàn diện được thực trạng tình hình nuôi ong lấy mật của huyên Lạc Thuỷ. Nghiên cứu này cũng đã đưa ra một số gợi ý hoạt động có tính khả thi cao để hỗ trợ người nghèo trong hoạt động nuôi ong lấy mật ở hai xã Đồng Môn và Liên Hoà. Một hội thảo về chuỗi giá trị mật ong cũng đã được tổ chức tại Hoà Bình vào trung tuần tháng 11.

Bên cạnh đó dự án cùng với các cán bộ tại Hòa Bình đã tham quan học tập về các mô hình xóa đói giảm nghèo thành công (mô hình làm kinh tế có hiệu quả) vào tháng 7 và tháng 8.

* Nghiên cứu thị trường lao động.

Theo các báo cáo khảo sát về tình hình kinh tế xã hội tại hai huyện thí điểm của dự án được tiến hành vào năm 2006 cho thấy thất nghiệp và thiếu việc làm trong bộ phận nghèo đói của huyện là vấn đề nghiêm trọng trong khu vực của dự án. Vì vậy, năm 2007 dự án đã tiến hành một nghiên cứu tổng thể

về thị trường lao động dành cho người nghèo tại nông thôn 2 huyện của tỉnh Hòa Bình. Mục tiêu nghiên cứu là xây dựng cách tiếp cận để giải quyết vấn đề việc làm cho người nghèo và qua đó đề xuất các biện pháp hỗ trợ giải quyết những vấn đề còn vướng mắc để tạo cơ hội việc làm tốt hơn cho người nghèo trong các huyện thuộc dự án, qua đó kết nối người nghèo với yêu cầu của thị trường lao động một cách tốt hơn.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng tại các vùng của dự án có lực lượng lao động nhiều tuổi, tập trung vào lĩnh vực nông – lâm nghiệp. Các xã thiếu đất canh tác và tình trạng thiếu việc làm là vấn đề phổ biến. Người lao động có tay nghề thấp, và nhu cầu lao động cho doanh nghiệp tại địa phương còn thấp. Đối tượng tham gia xuất khẩu lao động chỉ chiếm một số lượng nhỏ trong tổng số lực lượng lao động. Thông tin về nhu cầu lao động qua kênh không chính thức chẳng hạn như bạn bè hay người thân. Thiếu thông tin và độ tin cậy của thông tin là vấn đề phổ biến trong các vùng thuộc dự án.

Các vấn đề chính cản trở sự tiếp cận đến thị trường lao động của người nghèo trong các xã thuộc dự án bao gồm:

i. T

hiếu đất canh tác và thiếu hệ thống thuỷ lợi cho sản xuất nông nghiệp.

ii. T

hiếu thông tin về thị trường lao động.

iii. T

rình độ học vấn và trình độ kỹ năng nghề thấp.

iv. T

v. Q uan hệ xã hội hạn chế.

vi. T

ốc độ phát triển doanh nghiệp/ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tỉnh còn chậm.

Nghiên cứu đã đề xuất các biện pháp sau đây để giải quyết các vấn đề còn vướng mắc trong việc tạo cơ hội việc làm tốt hơn cho người nghèo:

Đề xuất 1: Nâng cao kỹ năng nghề cho người nghèo thông qua các khóa

tập huấn khuyến nông, thay đổi mùa vụ và vật nuôi: Người nghèo có những kỹ năng sản xuất bị hạn chế. Các dự án nên phối hợp với các cơ quan khuyến nông để giải quyết những vấn đề này.

Đề xuất 2: Thành lập trung tâm thông tin dịch vụ việc làm ở cấp xã: Xã

có thể cử một cán bộ chịu trách nhiệm về các vấn đề lao động việc làm để phối hợp với cộng tác viên dự án cấp xã trong việc duy trì trung tâm thông tin này. Các cơ quan phối hợp khác bao gồm trung tâm dịch vụ việc làm của tỉnh, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; trung tâm dịch vụ việc làm, Liên đoàn Lao động tỉnh; và Phòng Lao động nội vụ cấp huyện.

Đề xuất 3: Tổ chức các khóa dạy nghề: Do trình độ học vấn của người

dân ở các huyện, xã thuộc dự án thấp, nên việc dạy nghề có tầm quan trọng đối với người nghèo để họ có thể tìm được một công việc phù hợp. Hai lĩnh vực đào tạo dự án có thể tập trung hỗ trợ là: Nghề thủ công : đan mây và thêu; và các nghề công nghiệp: cơ khí, cắt may và nghề mộc. Tuy nhiên, nên hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp để đảm bảo những người học nghề sẽ có việc làm sau khi học xong. Đối với xuất khẩu lao động, nhu cầu về lao động là thợ hàn, công nhân xây dựng và thợ may. Ngoài ra cũng nên đưa kỹ năng tổ chức và kỷ luật lao động vào chương trình đào tạo cho người nghèo. Các cơ

quan phối hợp có thể bao gồm các doanh nghiệp, trung tâm dạy nghề và Sở lao động, Thương binh và xã hội…

Đề xuất 4: Nâng cao năng lực cho cán bộ xã và huyện trong việc hỗ trợ

người nghèo để có cơ hội việc làm tốt hơn: i) tập huấn cho cán bộ của xã và của huyện về quản lý nguồn nhân lực ii)đi thăm quan học tập ở các doanh nghiệp và các khu công nghiệp iii)đi tham quan học tập ở các cơ sở khác có kết quả tốt trong việc tạo việc làm cho người nghèo. Nên triển khai đề xuất này khi cán bộ địa phương đã có thể liên lạc và xây dựng được quan hệ với các doanh nghiệp, nơi có nhu cầu thuê người lao động nghèo. Trên cơ sở này, các xã và Sở lao động, Thương binh và xã hội có thể đưa ra những đề xuất cụ thể về dạy nghề cho người nghèo.

Dự án đã tổ chức trình bày các kết quả nghiên cứu cho các bên liên quan ở cấp trung ương và cấp tỉnh. Trên cơ sở những đề xuất của nghiên cứu, thành lập trung tâm thông tin việc làm cấp xã là một trong những đề xuất có tính khả thi cao và đã được hiện thực hoá thông qua một nghiên cứu chi tiết nhằm xây dựng một trung tâm /câu lạc bộ thông tin việc làm với nhiệm vụ là cung cấp thông tin thị trường lao động cho người nghèo thuộc các xã dự án. Báo cáo về nghiên cứu này đã hoàn thành với một số đề xuất đáng lưu ý cho việc hình thành trung tâm thông tin việc làm. Hội thảo với chủ đề xây dựng trung tâm thông tin cấp xã đã được tổ chức. Dự kiến việc triển khai trung tâm thông tin việc làm cấp xã sẽ được tiến hành vào quý một năm 2008.

Trong khuôn khổ của dự án thí điểm tập trung vào hỗ trợ kỹ thuật, với đối tác trực tiếp là Sở Lao động, Thương binh và Xã hội. Dự án tập trung nghiên cứu để đưa ra các phương pháp tiếp cận chọn lọc, qua đó hỗ trợ các địa phương góp phần vào việc cải thiện thu nhập và cơ hội việc làm cho người nghèo đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế địa phương. Với lý do

đó, hợp phần 1 của dự án mới tập trung thử nghiệm các cơ chế cải thiện việc tiếp cận đến thị trường lao động của người nghèo cũng như các phương pháp xác định tiềm năng phát triển kinh tế của các địa phương nghèo, nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp để thúc đẩy phát triển kinh tế tạo thêm thu nhập và việc làm cho đối tượng người nghèo.

Trong giai đoạn 1 của dự án, những tác động về kinh tế, xã hội của các hoạt động thí điểm đối với địa phương vẫn chưa thể được định hình rõ nét. Dự án vẫn đang trong quá trình nghiên cứu và bước đầu thử nghiệm một số hoạt động thí điểm trên địa bàn 3 tỉnh dự án với mục đích rút kinh nghiệm và điều chỉnh phương pháp tiếp cận của dự án để phù hợp với thực trạng của địa phương, qua đó tìm cơ chế phối hợp với các cơ quan ban ngành ở địa phương để khuyến nghị những phương pháp tiếp cận này trong chương trình Mục tiêu quốc gia về giảm nghèo để có hoạt động lan toả lớn hơn ở địa phương.

3.1.2 Hợp phần 2: An sinh xã hội

Hoạt động triển khai năm 2007: Thành lập và đưa vào hoạt động quỹ xã hội ở cấp xã.

Ở hợp phần này có sự điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Do vậy ở cấp vĩ mô, dự án có nhiệm vụ hỗ trợ Bộ Lao động, Thương binh và xã hội cải thiện chương trình an sinh xã hội. Ở cấp vi mô như tại 2 huyện của tỉnh Hòa Bình, dự án có nhiệm vụ thiết kế và thí điểm mô hình Quỹ hỗ trợ xã hội nhằm giảm thiểu rủi ro cho người dân nói chung và người nghèo nói riêng.

* Quỹ giảm rủi ro

Bảng 10:Các hoạt động đã triển khai từ tháng 4/2006 – 11/2007

Thời gian Hoạt động

phương và xã định các vấn đề cần ưu tiên

Một phần của tài liệu Hỗ trợ giảm nghèo – GTZ” tại hai Huyện Tân Lạc và Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình - Thực trạng và giải pháp (Trang 47 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w