Tình hình kinh tế xã hội huyện Tân Lạc và Lạc Thủy tỉnh Hòa

Một phần của tài liệu Hỗ trợ giảm nghèo – GTZ” tại hai Huyện Tân Lạc và Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình - Thực trạng và giải pháp (Trang 35)

1. Tình hình kinh tế xã hội huyện Tân Lạc và Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình Bình

1.1 Huyện Lạc Thủy

1.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Vị trí địa lý: Huyện Lạc Thủy thuộc tỉnh Hòa Bình là một huyện miền

núi gồm 12 xã và 1 thị trấn. Huyện có diện tích tự nhiên là 293 km2, chiếm 6,28% diện tích toàn tỉnh. Đường giao thông từ quốc lộ 21 đi từ thị trấn Xuân Mai tỉnh Hà Tây qua huyện Lạc Thuỷ nối với quốc lộ 12B tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.

Khí hậu: Mưa, bão tập trung từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm với

lượng mưa trung bình hàng năm là 1800 - 2200 mm. Các hiện tượng gió lốc, mưa đá thường xuyên xảy ra. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24,70C; cao nhất 41,20C; thấp nhất 1,9oC. Tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ trung bình từ 27-290C; tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ trung bình 15,5-16,50C. Tần suất sương muối xảy ra: 0,9 ngày/năm.

Dân số: Theo kết quả điều tra thì cho tới tháng 1/2004 toàn huyện có

49.967 người trong đó tỷ lệ nam là 49,76%. Tốc độ tăng dân số khoảng 1,36 %. Mật độ dân số năm 2000 là 164 người/km2 và năm 2004 là 171 người/km2. Lao động đang làm việc trong nền kinh tế năm 2004 là 25.538 người, chiếm 51,1% dân số huyện.

Dân trí: Tính đến thời điểm 31/12/2003 toàn huyện có 1879 học sinh

mẫu giáo với số giáo viên mẫu giáo là 156 người. Số học sinh phổ thông là 11136 em, và số giáo viên phổ thông là 720 người.

Cán bộ ngành Y có 113 người bao gồm 18 bác sỹ, 61 y sỹ, 20 y tá kỹ thuật viên và 14 nữ hộ sinh. Bình quân y bác sỹ trên trên một trăm dân là 6,32 người. Trong ngành dược có 13 người, trong đó có dược sỹ trung cấp là 2 người và dược tá là 11 người. Toàn huyện có 17 cơ sở khám, chữa bệnh và số giường bệnh là 130 giường.

Tài nguyên thiên nhiên:

Tài nguyên đất: diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt là 4315 ha, trong đó trồng lúa chiếm 68%, trồng ngô chiếm 32%. Diện tích trồng lúa cả năm là 2933 ha, trong đó vụ đông xuân là 1240 ha, vụ mùa là 1639 ha. Diện tích gieo trồng cây chất bột lấy củ bao gồm trồng khoai lang chiếm 597 ha, trồng sắn là 359 ha. Diện tích đất trồng cây công nghiệp hàng năm là 993 ha, trong đó trồng mía là 169 ha, trồng lạc là 672 ha, trồng cây đậu tương là 152 ha.

Tài nguyên rừng: Tính đến năm 2003, diện tích rừng trồng tập trung là 521 ha, diện tích rừng khoanh nuôi là 14770 ha, sản lượng gỗ khai thác là 1890 m3

Huyện Lạc Thủy có khoáng sản than đang được khai thác, có nhiều vỉa lộ thiên với trữ lượng khoảng 1 triệu tấn.

Kết cấu hạ tầng, dịch vụ của xã, phường tính đến năm 2003:

Bảng 6: Kết cấu hạ tầng, dịch vụ của Huyện Lạc Thủy

Số xã phường có điện 13

Số xã, phường có đường ô tô đến trung tâm 13

Số UBND xã phường có điện thoại 13

Số xã, phường có trường tiểu học 13

Số xã phường có trường trung học cơ sở 13

Số xã, phường có trạm y tế 13

Số xã, phường có trạm truyền thanh 2

Nguồn: Tổng cục thống kê

1.1.2 Đặc điểm về kinh tế - xã hội.

* Về kinh tế:

Sản lượng lương thực có hạt là 15499 tấn, trong đó sản lượng lúa đạt 10612 tấn( sản lượng vụ lúa đông xuân là 5661 tấn, vụ lúa mùa đạt 4951 tấn), sản lượng ngô là 4887 tấn.

Sản lượng cây chất bột lấy củ là 5784 tấn, trong đó sản lượng khoai lang là 2930 tấn, sắn là 2854 tấn

Sản lượng cây công nghiệp hàng năm đạt 5685 tấn gồm sản lượng mía là 4771 tấn, sản lượng lạc là 790 tấn, sản lượng đậu tương là 124 tấn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số lượng gia súc gia cầm đáng kể. Số lượng trâu, bò, lợn năm 2002 là 28935 con, và năm 2003 là 31713 ( trâu là 6215 con, bò là 4750 con, lợn là 20838 con). Số lượng gia cầm tăng từ 195.500 con năm 2002 lên 241.500 con năm 2003.

Sản lượng thủy sản là 133,2 tấn năm 2003, trong đó khai thác được 32,2 tấn, nuôi trồng là 101 tấn.

Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế năm 2003 là 9942 triệu đồng. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh năm 1994 là 7954 triệu đồng.

Vốn đầu tư xây dựng trên địa bàn theo giá thực tế năm 2003 là 32073 triệu đồng.

* Về văn hóa- xã hội

Phát triển kinh tế gắn với thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc, trong giai đoạn trước mắt và lâu dài, cải thiện từng bước đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần cho nhân dân các xã đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc, tiến tới xóa hộ đói nghèo sớm nhất.

−Đến 2005 hoàn thành phổ cập trung học cơ sở đúng độ tuổi và huy động 100% học sinh vào lớp 1 đúng độ tuổi.

−Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2004: 1,36%;

−Số hộ có vô tuyến: 75-80% tổng số hộ.

−Số máy điện thoại/100 dân đạt 2.1 máy.

−Số bác sỹ trên 1 trăm dân đạt 6,3 bác sỹ.

1.2 Huyện Tân Lạc

1.2.1 Đặc điểm tự nhiên

Vị trí địa lý: Huyện Tân Lạc có 23 xã và 1 thị trấn. Huyện có diện tích

tự nhiên khoảng 523 km2, chiếm 11,22% diện tích toàn tỉnh. Đường giao thông từ quốc lộ số 6 đi qua huyện Tân Lạc; quốc lộ 12B đi qua huyện đến

tỉnh Ninh Bình. Hệ thống sông ngòi có sông Bưởi bắt nguồn từ xã Phú Cường, huyện Tân Lạc dài 55 km.

Dân số: Theo kết quả điều tra thì cho tới tháng 1/2004 toàn huyện có

78010 người trong đó nam là 38799 người và nữ là 39211 người. Tốc độ tăng dân số khoảng 1,22 %. Mật độ dân số năm 2004 là 149 người/km2. Lao động đang làm việc trong nền kinh tế năm 2000 là 31980 người và tới năm 2004 là 34081 người, chiếm 43,69% dân số huyện.

Dân trí: Tính đến thời điểm 31/12/2003 toàn huyện có 2773 học sinh

mẫu giáo với số giáo viên mẫu giáo là 219 người. Giáo dục phổ thông có 49 trường và 676 phòng học. Số học sinh phổ thông là 17692 em, và số giáo viên phổ thông là 1054 người.

Cán bộ ngành Y năm 2003 có 170 người bao gồm 18 bác sỹ, 88 y sỹ, 50 y tá kỹ thuật viên và 14 nữ hộ sinh. Bình quân y bác sỹ trên trên một trăm dân là 4.6 người. Trong ngành dược có 36 người, trong đó dược sỹ cao cấp là 1 người, dược sỹ trung cấp là 8 người và dược tá là 27 người. Toàn huyện có 26 cơ sở khám, chữa bệnh và số giường bệnh là 152 giường.

Tài nguyên thiên nhiên:

Tài nguyên đất: diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt là 8533 ha, trong đó trồng lúa chiếm 65%, còn lại là trồng ngô. Diện tích trồng lúa cả năm là 5558 ha, trong đó vụ đông xuân là 2077 ha, vụ mùa là 3481 ha. Diện tích gieo trồng cây chất bột lấy củ bao gồm trồng khoai lang chiếm 160 ha, trồng sắn là 1135 ha. Diện tích đất trồng cây công nghiệp hàng năm là 1458 ha, trong đó trồng mía là 1194 ha, trồng lạc là 264 ha

Tài nguyên rừng: Tính đến năm 2003, diện tích rừng trồng tập trung là 430 ha, diện tích rừng khoanh nuôi là 7967 ha, sản lượng gỗ khai thác là 2950 m3

Kết cấu hạ tầng, dịch vụ của xã, phường tính đến năm 2003:

Bảng 7: Kết cấu hạ tầng, dịch vụ của huyện Tân Lạc

Số xã phường có điện 24

Số xã, phường có đường ô tô đến trung tâm 24

Số UBND xã phường có điện thoại 13

Số xã, phường có trường tiểu học 24 Số xã phường có trường trung học cơ sở 22 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số xã, phường có trạm y tế 24

Số xã, phường có trạm truyền thanh 5

Nguồn: Tổng cục thống kê

1.2.2 Đặc điểm về kinh tế - xã hội.

* Về kinh tế:

Năm 2004 Sản lượng lương thực có hạt là 34092 tấn, trong đó sản lượng lúa đạt 25485 tấn( sản lượng vụ lúa đông xuân là 10077 tấn, vụ lúa mùa đạt 15408 tấn), sản lượng ngô là 6607 tấn.

Sản lượng cây chất bột lấy củ là 8754 tấn, trong đó sản lượng khoai lang là 695 tấn, sắn là 8059 tấn

Sản lượng cây công nghiệp hàng năm đạt 71213 tấn gồm sản lượng mía là 70959 tấn, và sản lượng lạc là 254 tấn.

Trong năm 2004, số lượng gia súc là 55893 con trong đó trâu là 16431 con, bò là 6910 con, và lợn là 30552 con. Số lượng gia cầm tăng từ 288100 con năm 2002 lên 256600 con năm 2004.

Sản lượng thủy sản là 160 tấn năm 2003, trong đó khai thác được 65 tấn, nuôi trồng là 95 tấn.

Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế năm 2003 là 11070 triệu đồng. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh năm 1994là 9783 triệu đồng.

Các sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp như đá, gạch, vôi, nông cụ cầm tay.

Vốn đầu tư xây dựng trên địa bàn theo giá thực tế năm 2003 là 67863 triệu đồng. Số người kinh doanh thương nghiệp và dịch vụ cá thể năm 2004 là 941 người. Số cơ sở sản xuất công nghiệp là 476 cơ sở.

* Về văn hóa- xã hội

Trong những năm vừa qua Huyện Tân Lạc đã có những cố gắng đáng kể trong việc nâng cao mức sống dân cư, và trình độ dân trí.

−Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2004: 1,22%;

−Số máy điện thoại/100 dân đạt 1.7 máy.

−Số bác sỹ trên 1 trăm dân đạt 4.6 bác sỹ.

2. Đánh giá thục trạng đói nghèo tại hai huyện Tân Lạc và Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình

2.1 Thực trạng đói nghèo.

2.1.1. Thục trạng đói nghèo huyện Lạc Thủy

Với những điều kiện về tự nhiên, về kinh tế xã hội như ở trên cho thấy đời sống nhân dân tại Huyện Lạc Thủy còn gặp nhiều khó khăn. Thu nhập chủ yếu là từ nông nghiệp, các sản phẩm nông nghiệp mang lại giá trị thấp. Mặt khác, số lao động đang làm việc trong nền kinh tế năm 2004 là 25.538 người, chiếm 51,1% dân số huyện. Con số này nói lên thực trạng về số người sống phụ thuộc. Thất nghiệp ở đây còn cao và rõ rệt, do nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan như: thiếu đất đai, thiếu tư liệu sản xuất, trình độ thấp...

Hiện nay, đời sống nhân dân tại Lạc Thuỷ đã khấm khá hơn trước do sự quan tâm của chính phủ từ các chương trình 134,135. Đây là tiền đề quan trọng trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hạ tầng cơ sở, nâng cao dân trí để xóa đói giảm nghèo và vươn lên xây dựng nông thôn mới. Tỷ lệ đói nghèo trên toàn huyện năm 2006 là 35%, đến nay còn 21%. Nghèo đói giảm là do kinh tế phát triển, nông dân yên tâm gắn bó với đồng ruộng, sản xuất ra nhiều nông sản có giá trị hàng hoá cao, nhiều hộ có thu nhập đạt từ 70-80 triệu đồng/năm. Chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng không chỉ mang lại lợi ích trực tiếp, nâng cao trình độ thâm canh, tiếp thu khoa học kỹ thuật cho nông dân mà còn góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển ổn định, bền vững, tạo động lực mới cho phát triển kinh tế nông thôn miền núi.

Năm 2007, huyện Lạc Thuỷ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sát sao và tổ chức thực hiện nghiêm túc, đảm bảo công khai, dân chủ, với tinh thần “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Vì vậy, các dự án nằm trong chương trình đều được triển khai đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và phát huy hiệu quả. Ngoài việc hướng dẫn UBND các xã, đội ngũ trưởng thôn, trưởng bản vận động anh em dòng họ, các đoàn thể ở cơ sở tham gia đóng góp ngày công, vật liệu, bằng nguồn vốn Chương trình 134, từ đầu năm đến nay, huyện đã hỗ trợ 2.352.000.000 đồng cho 392 hộ dân tộc thiểu số nghèo xây dựng nhà ở. Đến nay đã có 51 hộ hoàn thành và đưa vào sử dụng, 341 hộ đang trong gia đoạn hoàn thiện.

Phòng Dân tộc và Tôn giáo huyện đã phối hợp với các xã Lạc Long, Cố Nghĩa, An Bình để tiến hành khảo sát và thống nhất về vị trí mặt bằng, duyệt chọn phương án thiết kế lập báo cáo kinh tế kỹ thuật để xây dựng các công trình cấp nước tập trung; chương trình hỗ trợ các hộ nghèo trâu, bò sinh sản cũng được giám sát chặt chẽ và đạt hiệu quả cao. Sau hơn 2 năm, 266 hộ

được hỗ trợ không chỉ nâng cao kiến thức về chăm sóc, phòng chống dịch bệnh mà còn sinh sản được 55 con bê, nghé mới.

Ngoài việc phối hợp với các ngành và chính quyền các xã trong kiểm tra, giám sát, quản lý các công trình thuộc Chương trình 135 chuyển tiếp từ năm 2006 để đảm bảo chất lượng và đưa vào sử dụng đúng tiến độ, Phòng DT&TG huyện còn phối hợp với các cấp, ngành làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân trong thực hiện giải phóng mặt bằng, hoàn thiện các thủ tục thu hồi đất, đảm bảo có mặt bằng và sớm hoàn tất các thủ tục cho các công trình xây dựng trong năm 2007. Đến nay, 2 công trình nhà lớp học trường THCS xã Hưng Thi và công trình điện 0,4 Kv thôn Liên Phú 2, Tân Thành, Minh Hải (xã An Lạc), giá trị gần 2 tỷ đồng đã được phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật và chuẩn bị khởi công. Các công trình trường mầm non B xã An Bình, nhà sinh hoạt cộng đồng xóm Cú, Đừng, Vôn (xã Đồng Môn) đã hoàn thành thiết kế, dự toán trình UBND huyện phê duyệt. Việc giám sát, kiểm tra chất lượng, giá bán tại các đơn vị cung ứng các mặt hàng trợ cước, trợ giá được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc.

Nhờ triển khai đồng bộ, chặt chẽ, nghiêm túc, Chương trình 134, 135 đã góp phần quan trọng vào nhiệm vụ phát triển KT-XH chung của huyện. 6 tháng đầu năm nay, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn đạt 124.443 triệu đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2006. Trong đó, nông - lâm - ngư nghiệp tăng 4%, công nghiệp xây dựng tăng 27% và dịch vụ tăng 17%.

Tuy vậy, đói nghèo ở mức 21% dân số toàn huyện cho thấy đó là một tỷ lệ còn cao. Trong những năm sắp tới, ngoài nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội chung của huyện còn phải đề ra những biện pháp và giải pháp tốt hơn nhằm giảm tỷ lệ đói nghèo toàn huyện theo mục tiêu đã đề ra.

Huyện Tân Lạc cũng là một trong những huyện có tỷ lệ nghèo đói cao nhất tại tỉnh Hòa Bình. Là một huyện miền núi lại có phương thức sản xuất còn lại hậu nên số người dân sống trong cảnh nghèo đói cao, đặc biệt là dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, điều kiện cơ sở hạ tầng và dân trí của huyện còn thấp, đường xá đi lại gặp nhiều khó khăn, các cháu học sinh phải đi học xa và học trong điều kiện tranh tre nứa lá. Mấy năm gần đây, được sự đầu tư của Nhà nước đến nay diện mạo các xã vùng khó khăn của huyện đã có những thay đổi căn bản. Mặt khác, chính quyền địa phương và các ban ngành lãnh đạo đã tổ chức thực hiện tốt các chương trình phát triển KT-XH các xã đặc biệt khó khăn của huyện Tân Lạc. Phần lớn các hạng mục đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất đã phát huy tác dụng. Tân Lạc có 8 xã thụ hưởng dự án đầu tư chương trình 135, đến nay 100% số xã có được điện lưới đến trung tâm, 100% xã có trạm y tế, các chợ trung tâm cụm xã có hiệu quả, Tính đến cuối năm 2006, huyện Tân lạc đã hoàn thành được 43/52 gói thầu của hợp phần xây lắp và mô hình nông nghiệp và thanh toán cho 3 chu kỳ của hợp phần ngân sách phát triển xã, với số vốn được giải ngân trên 27 tỉ đồng cho việc sửa chữa, nâng cấp, làm mới 28,9 km đường giao thông nông thôn; làm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hỗ trợ giảm nghèo – GTZ” tại hai Huyện Tân Lạc và Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình - Thực trạng và giải pháp (Trang 35)