II. Giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án
2. Hoàn thiện nội dung lập dự án
2.1. Hoàn thiện nội dung nghiên cứu tình hình kinh tế - xã hội tổng thể
Đầu tư phát triển gắn liền với các chính sách kinh tế - xã hội. Chính sách kinh tế - xã hội nhằm hướng các hoạt động xã hội vào các mục tiêu mong muốn. Đối với mỗi vùng, mỗi ngành khác nhau Nhà nước có những chính sách khác nhau để điều tiết các hoạt động tạo ra các môi trường khác nhau. Quá trình xây dựng dự án cần chọn lọc các chính sách kinh tế xã hội liên quan, những ưu tiên được phân định. Vì vậy cần phải có những người nắm rõ các cơ chế, chính sách cũng như pháp luật của Nhà nước để từ đó sẽ giúp cho dự án chứng minh được hai nội dung:
- Những điều kiện tiên quyết dự án phải đảm bảo nếu được chấp nhận như: vấn đề môi trường, sử dụng đất, chính sách lao động…
- Những ưu đãi mà dự án có thể hưởng như: miễn giảm thuế, được hưởng ưu đãi đầu tư cho các dự án phát triển miền núi…
Bên cạnh đó cũng cần có những người có kinh nghiệm và chuyên môn trong khảo sát xây dựng để có thể khảo sát chi tiết, cụ thể hơn các điều kiện tại địa điểm xây dựng để từ đó có thể phát hiện được những yếu tố không thuận lợi, tìm ra giải pháp xây dựng hợp lý nhất.
2.2. Hoàn thiện nội dung nghiên cứu thị trường
Trong nền kinh tế kế hoạch hóa và đang phát triển, nói chung hàng hóa còn khan hiếm, vấn đề nghiên cứu thị trường có vẻ không cần thiét bao nhiệu. Một khi nền kinh tế kế hoạch hóa chú trọng đến nền sản xuất hàng hóa, thị trường và cạnh tranh là những vấn đề được đặt ra. Do đó dù ở nền kinh tế nao,
ở mức độ phát triển kinh tế nào, việc nghiên cứu thị trường, vấn đề cạnh tranh cũng đều quan trọng và cần thiết để nhà đầu tư vạch ra sách lược, đường lối cạnh tranh sống còn. Do đó trong báo cáo nghiên cứu khả thi, Công ty cần phải đưa thêm nội dung nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của dự án vào. Cụ thể:
- Nên liệt kê danh sách các nhà cạnh tranh chính hiện có: tên, địa chỉ, thời gian hoạt động, khả năng sinh lời, những thay đổi gần đây của các đối thủ đó…
- Ước tính khả năng của các đối thủ cạnh tranh đó trong tương lai.
- Chứng minh dự án sẽ có những ưu điểm nào so với các đối thủ đó, từ đó chứng minh khả năng cạnh tranh của mình.
2.3. Hoàn thiện nội dung nghiên cứu kỹ thuật 2.3.1. Về giải pháp xây dựng
Một giải pháp có tác dụng rất lớn đối với phân tích kỹ thuật chính là đưa ra nhiều phương án kỹ thuật để chọn lựa. Các phương án đưa ra sẽ tập trung vào các hạng mục công trình chính còn các hạng mục công trình phụ, bổ trợ thì chỉ cần đưa ra một phương án chi tiết còn không cần đưa ra nhiều phương án lựa chọn.
Để sản phẩm của dự án là những công trình có chất lượng cao, Công ty nên mạnh dạn đưa ra những giải pháp kỹ thuật hiện đại trong quá trình nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật của dự án đầu tư. Với một dự án đầu tư có giải pháp kỹ thuật hiện đại chắc chắn vốn đầu tư sẽ lớn nhưng hiệu quả kinh tế- xã hội cũng sẽ rất cao. Khi đưa ra các giải pháp kỹ thuật hiện đại, Công ty cần đi sâu hơn trong việc phân tích những hiệu quả của phương án này nhằm chứng minh tính khả thi của phương án. Khi thực hiện thiết kế xây dựng cần chú ý một số nguyên tắc sau:
- Khi lập phương án thiết kế phải xem xét toàn diện các mặt kỹ thuật, kinh tế, tài chính, thẩm mỹ, bảo vệ môi trường, phải chú ý đến khả năng mở rộng
và cải tạo sau này.
- Giải pháp thiết kế phải phù hợp với các điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội và đường lối phát triển chung của địa phương, của đất nước, có vận dụng tốt kinh nghiệm của nước ngoài, phải dựa trên các tiêu chuẩn, định mức thiết kế có cơ sở khoa học và tiến bộ.
- Phương án thiết kế phải giải quyết được mâu thuẫn giữa các mặt: tiện nghi, bền chắc, kinh tế và mỹ quan.
Phải tận dụng các thiết kế mẫu trong điều kiện cho phép để giảm chi phí thiết kế.
- Nên đưa ra một số phương án để so sánh từ đó lựa chọn phương án tốt nhất.
2.3.2. Về biện pháp bảo vệ môi trường
Cần sớm phát hiện các tác động xấu của dự án đến môi trường, tìm các công cụ quản lý, hạn chế ngăn ngừa chúng, đưa ra các biện pháp thích hợp để bảo vệ môi trường. Cụ thể:
- Đầu tưiên phải nghiên cứu nguồn gốc của việc ô nhiễm.
- Trước khi quyết định xử lý các chất thải như thế nào trong dự án, nên xét đến khả năng thu hồi một phần chất thải để tái sử dụng hoặc bán cho các xí nghiệp khác như vậy sẽ có hiệu quả hơn là chỉ lắp đặt các thiết bị xử lý chất thải ra rồi bỏ.
- Xử lý chất thải:
Phương pháp xử lý chất thải là phương pháp hóa học hay vật lý tùy theo số lượng chất thải cần xử lý.
2.4. Hoàn thiện nội dung nghiên cứu khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự
Kinh nghệm cho thấy quản trị hữu hiệu có thể biến đổi một dự án bấp bênh trở nên hữu hiệu, trái lại một dự án vững chắc có thể gặp thất bại nếu quản trị không thích hợp, vì vậy một trong những công tác thiết yếu nhất của
soạn thảo dự án là phải chứng minh được tổ chức và quản trị hữu hiệu sẽ mang lại thành công cho dự án. Do đó cần phải nêu lên tên, tuổi, chức vụ của những người trong Ban quản trị, trị giá vốn góp của họ trong dự án. Ngoài ra tùy từng dự án mà nêu ra quá trình hoạt động cũng như kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị của họ.
Sau khi xây dựng tổ chức vận hành cần dự kiến số lượng nhân viên, công nhân, xem xét cách thức tuyển dụng nguồn nhân lực cho dự án. Có thể áp dụng hoặc kết hợp một số hình thức tuyển dụng sau: tuyển sinh viên tốt nghiệp đại hoc từ các trường đại học, thông qua quảng cao, thông qua văn phòng dịch vụ lao động hay qua giới thiệu của các nhân viên, bạn bè, người quen…
2.5. Hoàn thiện nội dung nghiên cứu khía cạnh tài chính 2.5.1. Hoàn thiện nội dung nghiên cứu tài chính
- Khi phân tích tài chính dự án đầu tư thì cần có các số liệu về lãi suất trên thị trường, hệ số chiết khấu sử dụng để tính toán, phải đánh giá được độ an toàn về mặt tài chính của dự án đầu tư: độ an toàn về nguồn vốn huy động, độ an toàn về việc thanh toán các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khả năng trả nợ của dự án, an toàn cho các kết quả tính toán (thể hiện trong việc phân tích độ nhậy của dự án).
Một nhà đầu tư có bản lĩnh chỉ cần xuất vốn riêng hay nhà đầu tư chỉ cần huy động vốn cổ phần vừa đủ để nắm quyền quản lý và có đủ điều kiện để vay vốn. Vay vốn là vấn đề khá hấp dẫn vì kinh nghiệm cho thấy, mặc dù có vốn riêng, vốn cổ phần, chúng ta phải vay vốn để có khả năng hoạt động mạnh hơn, thực hiện những dự án lớn hơn. Một Công ty có uy tín vay vốn sẽ có cơ hội phát triển nhanh hơn là tự mình tích lũy để phát triển. Các quốc gia đang phát triển phần lớn đều đã nhờ vào vốn vay của các nước tiên tiến hay các định chế tài chính quốc tế mới có khả năng thúc đẩy quy trình phát triển nền kinh tế quốc dân.
Một nghiên cứu khả thi nếu không có được sự bảo đảm rằng các nguồn tài trợ cho dự án đã được chuẩn bị và sẵn sàng thì dù nghiên cứu đó chứng tỏ rằng dự án đầu tư là hợp lý, đủ đáp ứng yêu cầu, nó vẫn không mang lại lợi ích gì đáng kể. Do đó nghiên cứu về cơ cấu vốn và khả năng kêu gọi tài trợ cho dự án là rất cần thiết. Trong việc huy động các nguồn vốn cho dự án để đảm bảo tiến độ thực hiện đầu tư và để tránh ứ đọng vốn thì việc huy động vốn cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Các nguồn vốn dự kiến huy động cho dự án phải được đảm bảo chắc chắn về số lượng cũng như thời hạn bỏ vốn.
- Mức lãi suất có thể chấp nhận được cho dự án.
Đối với dự án có Tổng mức đầu tư lớn, để an toàn vốn trong khi chưa lường trước hết sức mua cần thực hiện theo phương án phân kỳ đầu tư, đồng thời trong mỗi giai đoạn có thể chia thành các tiểu dự án nhỏ.
2.5.2. Hoàn thiện phương pháp lựa chọn phương án trong trường hợp có rủi ro
Công ty cần phải chú trọng và sử dụng các phương pháp phân tích để lựa chọn phương án tài chính trong trường hợp có rủi ro xảy ra.
Có thể sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy bằng cách cho các yếu tố đầu vào thay đổi hoặc sử dụng phương pháp xác suất bằng cách đưa ra các tình huống khác nhau có thể xảy ra. Sau đó, trong cả hai trường hợp tính toán lại các chỉ tiêu tài chính, xem xét tính bền vững của các chỉ tiêu đó để từ đó đưa ra quyết định.
2.6. Hoàn thiện nội dung nghiên cứu kinh tế - xã hội
Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội là nhằm xem xét sự đóng góp thực tế của dự án vào các mục tiêu phát triển cơ bản của đất nước và phúc lợi xã hội. Vì vậy đối với hầu hết các dự án, phần nghiên cứu thị trường là không thể thiếu được trong nhiều trường hợp, chính những nghiên cứu trong phần này
đóng một vai trò gần như quyết định đối với sự chấp thuận cho ra đời một dự án đầu tư. Hầu hết các dự án mà công ty lập tuy đã quan tâm đến nội dung này song tất cả chỉ mang tính định tính chứ chưa định lượng.Vì vậy Công ty cần chú trọng hơn, phân tích khía cạnh này sâu hơn, cụ thể hơn:
- Chỉ tiêu giá trị gia tăng thuần tuý (NVA): Là chênh lệch giữa giá trị đầu ra và giá trị đầu vào.
- Ước tính số việc làm trực tiếp, gián tiếp tạo ra cho xã hội.
- Ảnh hưởng đến phát triển của địa phương: tình hình sức khoẻ của người dân địa phương, tình hình đời sống văn hoá…