Giải pháp thiết kế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tư vấn lập dự án tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Đà (Trang 72 - 75)

III. căn cứ xác định quy mô đầu tư

9.6.Giải pháp thiết kế

8. Quy hoạch tổng thể, phân tích lựa chọn phương án

9.6.Giải pháp thiết kế

9.6.1. Tủ điện tổng

- Vị trí tủ được đặt tầng 1 nhà hiệu bộ (được thể hiện trên bản vẽ), từ tủ điện tổng này sẽ cấp điện đến các tủ điện tổng của các nhà.

- Dây dẫn từ lưới điện khu vực đến tủ điện tổng là Cu/XLPE/PVC (4x25)

- Từ attomat tổng của tủ điện tổng MCCB-3P 100A sẽ co 4 lộ ra:

tt cp I I k

9.6.2. Giải pháp chiếu sáng trong công trình:

Theo tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo 20-TCVN-16-86. Các văn phòng sử dụng đèn huỳnh quang gắn trần và tường làm nhân tố chiếu sáng chính, ngoài ra còn kết hợp thêm 1 số loại đèn trang trí khác. Chiếu sáng hành lang, khu vệ sinh sử dụng đèn lốp trần.

lux trở lên.

9.6.3. Giải pháp đặt các thiết bị điện trong công trình

- Các tủ điện hoàn toàn được bao bọc, vỏ bằng kim loại, chôn ngầm tường, cách điện 500V, và được sản xuất để chịu được ứng suất điện, cơ, nhiệt được sinh ra trong khi ngắn mạch trong khoảng thời gian 3s.

- Tủ điện được cung cấp hoàn chỉnh với tất cả các bộ gá cho các bộ ngắt thiết bị và phụ kiện vv...

- Automat tổng: Là loại tác động nhanh với cơ chế từ nhiệt. Đáp ứng chỉ tiêu quá tải chỉ định và mức ngắn mạch khi gắn vào bảng mạch tủ. Việc nhả (ngắt) trên tất cả các cực một cách đồng thời khi xẩy ra dòng điện lỗi trên một hai hoặc ba pha.

- Các công tắc, áp tomát, tủ điện và hộp điện được đặt cách sàn 1,4m, các ổ cắm khác đặt cách sàn 0,4m. Đèn lốp trần đặt sát trần, đèn huỳnh quang đi sát trần. Toàn bộ dây điện trong công trình được luồn trong ống nhựa cứng PVC D20 và D32 chịu nhiệt đi ngầm sát tường.

9.6.4. Giải pháp lắp đặt hệ thống tiếp địa cho các thiết bị điện trong công trình

- Công trình sử dụng hệ thống tiếp địa với cọc tiếp địa L63x63x6 l=2,5m các cọc liên kết với nhau bằng liên kết hàn điện, nối với nhau bằng thép bản 40x4.

Khoảng cách giữa các cọc là 3 m. Khi đóng cọc phải dùng búa, lấp đất bằng đất mịn, đầm chặt. Điện trở tiếp địa đảm bảo < 4Ω.

Dây tiếp địa từ tủ điện tầng đến tủ điện các nhà dùng dây tiếp địa PVC(1x6) dây tiếp địa ổ cắm, điều hòa PVC(1x1,5)

9.6.5. Giải pháp điều khiển và bảo vệ lưới điện công trình, kiểm tra chất luợng điện áp

Hệ thống điện toàn công trình sử dụng aptomat bảo vệ phân cấp, có chọn lọc với aptomat 3 pha và 1 pha. Ap tomát sử dụng trong công trình là MCCB, MCB 1 cực, 3 cực, nhằm đảm bảo tính liên lục cung cấp điện và chất lượng điện năng. Để kiểm tra chất lượng điện năng dùng đồng hồ vôn kế, am pe kế.

9.6.6. Giải pháp chiếu sáng ngoài công trình

- Nguồn điện cấp cho chiếu sáng khu vực ngoài nhà được lấy từ tủ chiếu sáng (vị trí và sơ đồ nguyên lý cấp điện được thể hiện trên bản vẽ).

- Hệ thống chiếu sáng ngoài nhà dùng cần đèn cao áp chữ L bóng Sodium 250W. Cần đèn liên kết với tường bằng đai ôm vít nở.

- Từ tủ điện chiếu sáng đến đèn cao áp dùng dây dẫn Cu/PVC (4x2,5)

9.6.7. Giải pháp chống sét cho công trình

- Chống sét cho công trình bao gồm chống sét trực tiếp kết hợp chống sét lan chuyền.Hệ thống nối đất chống sét công trình tuân thủ theo tiêu chuẩn 20/TCN-46-84. Hệ thống chống sét bao gồm kim thu sét D16 dài 1m, Cọc tiếp đất L63x63x6 l=2,5m, dây thu sét D10, dây dẫn sét D16, chân bật cứ 1m đặt 1chân bật, khoảng cách từ mái đến dây thu sét là 6cm. Dây dẫn sét được bám theo đầu hồi nhà xuống hệ thống tiếp đất. Khoảng cách từ móng công trình đến cọc tiếp đất tối thiểu là 3m. Hệ thống dây thu sét được bố trí theo hình lưới kim thu sét tối đa 12mx12m. Điện trở tiếp đất đảm bảo nhỏ hơn 10Ω.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tư vấn lập dự án tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Đà (Trang 72 - 75)