- Bầu văn hoá - Cơ cấu tổ chức - Khả năng chi trả
Cần có những phần thưởng hay tiền thưởng đối với những cá nhân có thành tích xuất sắc như hoàn thành công việc trước thời hạn, tiết kiệm ngân sách, đưa ra các sáng kiến cải tiến có giá trị.
Bên cạnh khen thưởng cần xây dựng nội quy lao động, đưa ra hình thức kỷ luật và xử lý vi phạm đối với những trường hợp vi phạm nội quy, kỷ luật hay không hoàn thành công việc đúng kế hoạch. Tuỳ vào mức độ vi phạm mà đưa ra hình thức kỷ luật phù hợp, có thể là:
- Phê bình (người lao động không thấy bản thân bị bôi xấu, xỉ nhục)
- Kỷ luật khiển trách: với mục đích làm cho người lao động hiểu rõ hành vi của họ là không được chấp nhận và tạo điều kiện cho họ sửa chữa vấn đề
- Kỷ luật trừng phạt: là cách cuối cùng áp dụng đối với người vi phạm kỷ luật. Có thể là: cảnh cáo miệng, cảnh cáo bằng văn bản, đình chỉ công tác, sa thải.
4.2. Những điều cần ghi nhớ khi lập dự án
Trước khi nạp dự án hoàn tất, người soạn thảo và trình bày dự án cần phải đánh giá lại việc lập lịch trình dự án qua 20 câu hỏi cần ghi nhớ sau đây:
1) Lý do để hình thành dự án có được nêu lên rõ ràng hay không?
3) Dự án có dễ hiểu đối với những người đọc dự án hay không?
4) Dự án có bao quát đề tài một cách quá rộng không?
5) Các thông tin cần thiết cho dự án có được trình bày đầy đủ không?
6) Phần tóm tắt dự án có gọn không? Có rõ ràng không? Có cung cấp những kết quả, kết luận và đề nghị quan trọng không? Có phải là tóm tắt trung thực của toàn bộ dự án không?
7) Có quá nhiều chi tiết trong phần thuyết minh chính của dự án không?
8) Các tính toán kỹ thuật của dự án có được thực hiện một cách chính xác không?
9) Những giả định quan trọng và mức độ chính xác của những giả định này có được nêu lên không?
10) Những kết luận và đề nghị đối với việc chấp thuận dự án có giá trị xác đáng không?
11) Những số liệu, dẫn chứng để bảo vệ các kết luận và kiến nghị, có giá trị thuyết phục những người xét duyệt dự án không?
12) Những số liệu nghiên cứu và các tài liệu tham khảo có liên quan đến dự án có được xem xét kỹ lưỡng không?
13) Bố cục dự án có được sắp xếp hợp lý không?
14) Các hành văn có rõ ràng và tạo tính thuyết phục không?
15) Bản thảo có được xem xét và hiệu đính cẩn thận không?
16) Các phụ đính của dự án có đầy đủ hay không?
17) Các bảng , biểu đồ, hình ảnh trình bày sạch sẽ, dễ đọc không?
18) Dự án đã được kiểm tra lại sau khi đánh máy hay in ấn chưa?
19) Nhóm nghiên cứu và soạn thảo dự án đã nhất trí về nội dung và hình thức của dự án hoàn chỉnh chưa?
20) Cuối cùng là dự án đã sẵn sàng đệ nạp đúng hạn cho các nơi mà dự án cần đệ nạp chưa?
Nền kinh tế của Việt Nam ngày càng có những biến chuyển tích cực, tiêu chí hội nhập quốc tế không còn là vấn đề xa lạ. Đảng và Nhà nước đã, đang và sẽ tiếp tục chủ trương đưa nền kinh tế nước ta hoà nhập cùng các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Những cơ hội thuận lợi đang mở ra trước mắt cho các doanh nghiệp Việt Nam về cả tiềm năng thị trường rộng lớn lẫn sự hợp tác đa phương diện.
Thông qua tìm hiểu thực tế thực trạng công tác tư vấn lập dự án tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Đà, trên cơ sở những kết quả đã đạt được ta có thể thấy các cán bộ trong Phòng Dự án đã có những nỗ lực đáng kể trong công tác của mình. Song, vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Để khắc phục tình trạng này đòi hỏi trong thời gian tới cần có giải pháp hoàn thiện hơn nữa công tác tư vấn lập dự án về cả hình thức lẫn nội dung, tạo được uy tín cho công ty trong lĩnh vực này. Đây là một bước đi rất cần thiết giúp Công ty có thể hoà chung vào đà phát triển và hội nhập của đất nước cũng như sự phát triển của quốc tế, có thể đứng vững trong cơ chế thị trường như hiện nay.
Nghiên cứu tình huống cụ thể lập dự án xây dựng công trình
“Trung tâm đào tạo nghề Hoà Hưng” tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Đà
1. Khái quát về dự án đầu tư
1.1. Khái quát về dự án đầu tư
- Tên dự án: Dự án xây dựng Trung tâm đào tạo Hoà Hưng
- Địa điểm xây dựng: Xã Vân Nội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
- Diện tích triển khai dự án: 3.961,26m2 - Tổng vốn đầu tư dự án: 8.409.580.000 đ