Trong những năm qua, Hoa Kỳ luôn thể hiện mình là nước tiêu thụ cà phê vào cỡ lớn nhất thế giới, một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng cho mọi quốc gia xuất khẩu cà phê trên thế giới.
Vào năm 1999, ở Hoa Kỳ có khoảng 108 triệu khách hàng tiêu dùng cà phê. Và tính trung bình thì hàng năm mỗi khách hàng tiêu tốn 164,71 đôla cho sở thích uống cà phê của mình. Năm 2000, theo hiệp hội cà phê trung ương của Hoa Kỳ (The National Coffee Association) thì có tới 54% dân số Mỹ (trên 18 tuổi) uống cà phê thường xuyên hàng ngày và 25% thì thỉnh thoảng dùng nó. Lượng tiêu thụ cà phê trung bình của Hoa Kỳ tính theo đầu người khoảng 4,3kg/người. Và tính theo cốc thì trung bình đàn ông uống 1,9 cốc/ngày trong khi phụ nữ thì sử dụng ít hơn với 1,4 cốc/ngày.
Theo số liệu một cuộc điều tra gần đây cho thấy cà phê thực sự là một thứ đồ uống thông dụng đối với đa số người dân Hoa Kỳ. Cà phê xuất hiện trong gia
đình, trường học, nơi công sở…và trở thành một thứ đồ uống thông dụng không thể thiếu với nhiều người dân Hoa Kỳ.
Bảng 2.2: Điều tra về mức độ quan tâm
của người dân Hoa Kỳ đối với các sản phẩm cà phê
Câu hỏi Số người
được hỏi
Câu trả lời Số người trả lời Bạn thường sử dụng loại
đồ uống nào sau đây? 571
cà phê 182
chè 173
không sử dụng cả cà phê và chè
59 Với cà phê bạn thường sử
dụng mấy cốc một ngày? 320 1-2 104 3-4 68 4-5 32 >6 2 Bạn có sử dụng cà phê như một thứ uống bắt
buộc vào mỗi buổi sáng? 300
Có 89
Loại cà phê nào thường được bạn sử dụng?
358
Cà phê pha phin 85
Pha bằng công nghệ hút chân không
30
Cà phê mocha 10
Cà phê Espresso 36
Cà phê uống liền 58
Những loại khác 10 Bạn thường sử dụng cà phê với… 448 Không thêm gì cả 77 Đường 24 Kem sữa 38 Cả đường và kem 29 Kem sữa đã đánh bọt 13 Nguồn: www.cafeviet.com
Nhu cầu tiêu thụ cà phê của Hoa Kỳ ngày càng tăng, cà phê trở thành thứ đồ uống thường xuyên hàng ngày của đa số người dân Mỹ. Năm 2002, đã lên tới 150 triệu người và đến năm 2003 số người uống cà phê thường xuyên hàng ngày tăng lên thành 77% dân số Mỹ (không kể trẻ em dưới 18 tuổi) tương đương với khoảng 161 triệu người, tăng 1,8 triệu người so với năm 2001 (uống hàng ngày) và 10,2 triệu người (uống hàng tuần).
Theo số liệu mới nhất của Hiệp hội cà phê Hoa Kỳ thì nhu cầu tiêu thụ cà phê của nhóm tuổi 18-24 còn tiếp tục cao hơn nữa. Năm 2008 họ uống trung bình 3,2 cốc/ ngày so với năm 2007 là 3,1 cốc/ ngày và cao hơn hẳn so với năm 2005 chỉ có 2,5 cốc/ngày. Điều này cho thấy nhu cầu ngày càng cao của nhóm
dân số trẻ Hoa Kỳ, họ không chỉ dùng cà phê trong các buổi tiệc vui chơi, trong các bữa ăn gia đình mà cà phê uống liền còn chủ yếu được sử dụng trong các công sở. Điều này phù hợp với Mỹ, một đất nước công nghiệp phát triển hàng đầu trên thế giới.
Như vậy có thể thấy đây thực sự là một thị trường lớn mà Việt Nam cần khai thác để cà phê Việt có thể tìm được chỗ đứng và phát triển. Tuy nhiên thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ thì các sản phẩm cà phê chế biến của Việt Nam sẽ phải đương đầu với sự cạnh tranh khắc nghiệt từ vô số các đối thủ cạnh tranh lớn nhỏ. Chính vì vậy dù có những sự khác biệt đặc thù của từng doanh nghiệp nhưng bản thân các doanh nghiệp sản xuất và chế biến cà phê của Việt Nam cần thiết phải hiểu được những nhân tố ảnh hưởng và tác động tới khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam để từ đó có thể tìm ra những giải pháp hợp lý nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho cà phê chế biến khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam ở thị trường Hoa Kỳ