Các giải pháp từ phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ (Trang 109 - 115)

Bản thân mỗi doanh nghiệp là những nhân tố chính giữ vai trò quyết định trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm cà phê chế biến Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Do đó, các doanh nghiệp cần chủ động trong mọi hoạt động để cải thiện được khả năng cạnh tranh so với các đối thủ lớn nhỏ khác. Chính những động thái tích cực từ phía doanh nghiệp sẽ quyết định tới sự sống còn của sản phẩm, giúp cho các sản phẩm cà phê chế biến Việt Nam tìm được chỗ đứng vững chắc để có thể phát triển tốt hơn trên thị trường Hoa Kỳ.

Thứ nhất, doanh nghiệp cần đảm bảo chất lượng cà phê nhân làm đầu vào cho quá trình sản xuất và chế biến. Đây thực sự là một trong các yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên chất lượng của các sản phẩm cà phê chế biến sau này. Qua đó nó quyết định đến sự tồn tại của sản phẩm trên thị trường. Chỉ có những sản phẩm có chất lượng cao phù hợp với tiêu chuẩn của người tiêu dùng thì mới có thể đứng vững, nâng cao khả năng cạnh tranh và vươn xa hơn ra thị trường thế giới. Chính vì vậy các doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi kiểm tra giám sát từ những hoạt động ban đầu này. Quá trình này đòi hỏi các công việc cụ thể sau:

Nâng cao chất lượng bằng cách đầu tư cải tạo giống cây trồng, cũng như công nghệ sản xuất, chế biến tiên tiến hiện đại nhằm tăng năng suất hạn chế tổn thất sau thu hoạch, nâng cao năng lực và trình độ chế biến chất lượng cà phê phù

Đi kèm với đó thì doanh nghiệp cần tích cực phổ biến kiến thức sản xuất, kĩ thuật chăm sóc các giống cây trồng…để thu được cà phê chất lượng cao bởi kĩ thuật chăm sóc là một phần vô cùn quan trọng, dù giống có tốt đến đâu chăng nữa mà người dân không biết trồng, chăm sóc thì cũng không thể đem lại hiệu quả và năng suất tốt.

Tập trung tiến hành trồng, sản xuất trong các nông trường lớn. Việc chủ yếu trồng theo hộ gia đình đã mang lại cho chúng ta quá nhiều những nhược điểm. Bởi chính nhờ việc tổ chức sản xuất theo quy mô lớn tại các nông trường lớn chuyên canh không những đem lại những ưu thế về quy mô, năng suất… mà bản thân các doanh nghiệp cũng sẽ có được cho mình sự chủ động cũng như điều kiện áp dụng các kĩ thuật mới về giống cây trồng, phân bón, chăm sóc, thu hoạch…Điều này cũng đúng với việc tiến hành chế biến đóng gói sản phẩm trong các khu công nghiệp tập trung.

Thực hiện tốt công tác tiêu chuẩn hoá và kiểm tra chất lượng cà phê nhân Việt Nam như tiêu chuẩn 4193, cũng như các tiêu chuẩn quốc tế như Vinacontrol, CF control…

Thường xuyên theo dõi kiểm tra giám sát mọi hoạt động từ khâu trồng trọt, bón phân cải tạo độ màu mỡ của đất, đảm bảo lượng nước tưới, thu hoạch sản xuất đến chế biến. Bản thân các doanh nghiệp cần chú trọng từ những khâu đầu tiên của quá trình sản xuất và coi đó là việc nên và cần thiết phải làm một cách thường xuyên để đảm bảo cũng như nâng cao được chất lượng của nguồn nguyên liệu đầu vào.

học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất và tổ chức sản xuất theo quy mô công nghiệp. Các trang trại, nông trường cà phê phải sản xuất theo quy mô lớn và ngay tại các khu sản xuất đó phải có dây chuyền sản xuất, chế biến công nghiệp. Các doanh nghiệp cà phê của Việt Nam cần học theo cách làm của Braxin, áp dụng bài học kinh nghiệm của họ trong việc tổ chức các mô hình nông trại quy mô lớn để dễ dàng áp dụng các khoa học kĩ thuật hiện đại cũng như có được những sự kiểm soát tốt hơn về chất lượng cà phê. Một hạn chế của các doanh nghiệp cà phê Việt Nam là chưa tập trung trong việc sản xuất, quá trình thu mua cà phê nhân lại nhỏ lẻ, manh mún khiến doanh nghiệp mất nhiều chi phí hơn cho việc quản lý, thu mua…dẫn đến giảm đi khả năng đầu tư cho các công đoạn sau của quá trình sản xuất và chế biến như công nghệ, máy móc hiện đại, công tác R&D…Tổ chức chuyển giao đến nông dân trồng cà phê những yêu cầu kỹ thuật đối với các khâu chăm sóc vườn cây, thu hái, chế biến; nên tổ chức nông dân cà phê dưới các hình thức nhóm hộ, câu lạc bộ, hợp tác xã dịch vụ để có điều kiện chuyển giao kỹ thuật hiệu quả...Cùng với việc đầu tư xây dựng thêm nhiều nhà máy mới thì các doanh nghiệp cần tích cực hơn nữa trong việc đổi mới kĩ thuật, áp dụng công nghệ mới tiên tiến để đa dạng hóa sản phẩm, không ngừng đổi mới mẫu mã nâng cao chất lượng để đáp ứng tốt nhu cầu trong nước và nhằm mục tiêu dài hạn hơn là phục vụ cho việc xuất khẩu.

Thứ ba, đi kèm với đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc công nghệ mới, kĩ thuật sản xuất chế biến hiện đại thì các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực quản lý, chất lượng nguồn nhân lực để phù hợp và vận hành tốt cả hệ thống. Ban lãnh đạo doanh nghiệp cần thực sự chủ động, khôn ngoan, nhạy bén trong quản lý

yếu tố thuộc về chủ quan mà doanh nghiệp cần cải thiện, điều này đặc biệt quan trọng khi xuất khẩu các sản phẩm cà phê chế biến vào thị trường Hoa Kỳ, môi trường cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt với vô vàn các đối thủ cạnh tranh lớn nhỏ.

Thứ tư, bản thân các doanh nghiệp cần chú trọng đầu ra cho sản phẩm, nghiên cứu thị trường kĩ lưỡng về thị trường Hoa Kỳ cả nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm cà phê chế biến cũng như hệ thống luật pháp, các đối thủ cạnh tranh lớn nhỏ…Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xúc tiến doanh nghiệp, tìm kiếm và mở rộng thị trường. Đây là các hoạt động cần thiết nhằm đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm nhưng sản phẩm đó có đến được với tay người tiêu dùng hay không thì nó còn phụ thuộc nhiều vào công tác này. Trong cơ chế thị trường đầy biến động này thì việc tìm kiếm thị trường và tiêu thụ sản phẩm lại càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp, nó là sẽ điều kiện để mỗi doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển đồng thời tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc. Nhất là với Hoa Kỳ, đất nước với hệ thống luật pháp được đánh giá là chặt chẽ, chi tiết và phức tạp hàng đầu thế giới. Thêm vào đó là hệ thống các tiêu chuẩn về kĩ thuật, an toàn vệ sinh, chất lượng, nhãn mác, nguồn gốc sản phẩm…vô cùng khắt khe.

Hơn nữa, doanh nghiệp cần đầu tư thêm nữa trong việc đa dạng hóa kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm. Hiện nay thì mẫu mã và hình thức sản phẩm tuy khá đa dạng nhưng vẫn còn đơn giản chưa được thay đổi nhiều. Các doanh nghiệp cần tích cực hơn nữa trong việc đầu tư để các sản phẩm thường xuyên có sự thay đổi đối với người tiêu dùng. Ngày càng có nhiều hơn những sản phẩm cạnh tranh lớn

tuy nhiên nó lại có tác động lớn thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng góp phần giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cà phê Việt Nam cần tập trung hơn vào thị trường trong nước để từ đó tạo nên bàn đạp cho việc xuất khẩu các sản phẩm cà phê chế biến sang các thị trường nước ngoài. Việt Nam cần học tập và áp dụng bài học kinh nghiệm của Braxin, cần thiết khai thác thị trường nội địa, xây dựng một thương hiệu mạnh rồi mới xuất khẩu thì sẽ hiệu quả hơn nhiều. Việt Nam cũng nên xây dựng và phát triển mạng lưới bán hàng toàn cầu. Cà phê Việt Nam không thể đủ uy tín để chinh phục thế giới một khi chưa chinh phục được chính người dân Việt Nam. Nghĩa là các doanh nghiệp trong nước cần mở rộng mạng lưới tiêu thụ cà phê chính tại Việt Nam. Tạo ra hệ thống liên kết trong kinh doanh cà phê trên thị trường nội địa là một trong những định hướng chiến lược kinh doanh chủ yếu của các doanh nghiệp cà phê Việt Nam cần có trong thời gian.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chú ý tới các dịch vụ sau bán hàng, nâng cao chất lượng các dịch vụ hậu mãi…đi kèm với việc quản lý thường xuyên đối với sản phẩm của mình cũng như các hình thức nhượng quyền trên thị trường thế giới để đảm bảo cho hình ảnh của cà phê Việt Nam luôn tốt đẹp trong mắt người tiêu dùng quốc tế…Không chỉ đơn thuần là sản xuất và chế biến để người dân tiêu dùng mà hơn thế doanh nghiệp cần có các chương trình dịch vụ hậu mãi tốt, các dịch vụ tư vấn chăm sóc khách hàng đảm bảo…để các sản phẩm cà phê gần gũi hơn với mọi người tiêu dùng.

Marketing, quảng cáo hợp lý để khẳng định tên tuổi, thương hiệu sản phẩm. Hiện tại thì các doanh nghiệp vẫn được người tiêu dùng biết đến với các lí do khác nhau như Vinacafe Biên Hòa có thế mạnh là gắn bó thị trường trong nước từ lâu, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, thâm nhập thị trường và có thể xem đây là nhà máy sản xuất cà phê hòa tan đầu tiên của Việt Nam. Nescafe của Nestle thì lại có ưu thế của một tập đoàn đa quốc gia. G7 của Trung Nguyên thì có thế mạnh, kinh nghiệm đã từng trải trong lĩnh vực cà phê rang xay và hệ thống quán nhượng quyền. Moment thì dựa vào Vinamilk với hệ thống chân rết phân phối rộng khắp cả nước. Tuy nhiên thì các doanh nghiệp cần có chính sách Marketing, quảng cáo hợp lý, cũng như các công tác bảo hộ thương hiệu, kiểm soát hệ thống quán nhượng quyền chặt chẽ hơn nữa để khẳng định tên tuổi, thương hiệu sản phẩm không chỉ trên thị trường nội địa mà cả những thị trường lớn khác trên thế giới như Đức, Hoa Kỳ…Khi thương hiệu của các doanh nghiệp chế biến cà phê được khẳng định và người tiêu dùng biết đến với uy tín về chất lượng, hương vị riêng vốn có…thì thương hiệu cà phê Việt Nam cũng sẽ dần được khẳng định trong lòng của không chỉ những người yêu cà phê Việt mà còn của người tiêu dùng trên toàn thế giới.

Sau cùng, mọi doanh nghiệp cần lắng nghe người tiêu dùng. Doanh nghiệp cần biết khách hàng của mình đang cần gì, ý kiến của họ đối với sản phẩm của mình ra sao, những gì khách hàng đang kì vọng ở sản phẩm…Mọi hoạt động của doanh nghiệp sản xuất và chế biến nhằm phục vụ người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu phục vụ khách nước ngoài. Chính vì vậy một điều cần thiết là mọi hoạt động cần hướng vào người tiêu dùng với phương châm “khách hàng là

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ (Trang 109 - 115)