Tuy nhiên thì cần thừa nhận một thực tế là năng lực cạnh tranh của các sản phẩm cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ còn yếu. Bên cạnh những mặt được thì năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ vẫn còn tồn tại những hạn chế sau:
Thứ nhất, các sản phẩm chế biến từ cà phê Việt Nam vẫn quá ít ỏi, thường chỉ chiếm một lượng nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành cà phê. Ta có thể thấy rõ điều này qua các chỉ tiêu đánh giá như doanh thu, thị phần. Kim ngạch mà cà phê mang lại chủ yếu vẫn là từ cà phê nhân hoặc đơn thuần là cà phê nhân mới được sơ chế. Các doanh nghiệp sản xuất chế biến cà phê chủ
cà phê bột chỉ chiếm dưới 2% tổng kim ngạch của toàn lượng cà phê xuất khẩu của cả nước khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Năm 2004 đạt 1,62%, năm 2005 đạt 1,44% và năm 2006 đạt 1,84%. Kim ngạch cà phê hòa tan đóng góp nhiều hơn cà phê bột nhưng cũng vẫn còn là quá ít ỏi. Lượng cà phê hòa tan năm 2004 đạt 2,07%, năm 2005 và 2006 con số này đã được tăng lên nhưng cũng chỉ đạt được trên 4% tổng kim ngạch cà phê xuất khẩu.
Thứ hai, thị phần của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ chưa cao. Các sản phẩm cà phê Việt Nam vẫn chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng lượng tiêu thụ cà phê của Hoa Kỳ. Năm 2004 cà phê hòa tan của Việt Nam chỉ chiếm có 1,12 %, năm 2005 tăng lên là 3,36 %, và năm 2006 là 3,50 %. Thị phần thấp đồng nghĩa với năng lực cạnh tranh của các sản phẩm cà phê Việt Nam chưa cao.
Thứ ba, chất lượng cà phê chế biến bị đánh giá là chưa cao do chính chất lượng cà phê nhân làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất và chế biến bị giảm sút. Điều này ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng với chất lượng cà phê cb sau này.
Thêm vào đó là vấn đề về chủng loại cà phê chưa thực sự phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng trên thế giới bởi 90-95% tổng sản lượng cà phê của Việt Nam là Rubusta trong khi cà phê Arabica lại là loại được thế giới ưu chuộng nhất (70-80% nhu cầu thế giới). Điều này có thể không ảnh hưởng nhiều tới cà phê hòa tan uống liền do có tác động nhiều của công nghệ và sự kết hợp các yếu tố khác như đường, sữa…nhưng nó đặc biệt quan trọng khi xét tới cà phê rang xay
Những hạn chế trên có thể lí giải qua một số nguyên nhân sau:
• Về phía Chính phủ:
- Vẫn chỉ đơn thuần chú trọng xuất khẩu cà phê nhân chứ cà phê đã qua chế biến xuất khẩu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trên thế giới thì chưa được quan tâm một cách xứng đáng. Trong những năm 2003- 2010 nhà nước đã xây dựng hoàn thiện các chiến lược mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong đó cà phê được xem xét là mặt hàng chủ lực số 1 vì thế nhà nước đã
có nhiều ưu đãi cho ngành cà phê. Nhưng đó chủ yếu chỉ là cho cà phê nhân
xuất khẩu chứ các sản phẩm cà phê chế biến sâu lại chưa được chú trọng nhiều. Cũng bởi tồn tại một nghịch lý là kim ngạch mà cà phê nhân mang lại cho Việt Nam sẽ không lớn và nhiều tương xứng bởi cà phê nhân Việt Nam thường bị ép giá do chất lượng được đánh giá là thấp bởi quá trình sản xuất, trồng trọt, thu hoạnh…còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy việc chỉ ưu tiên xuất khẩu cà phê nhân mà không tập trung vào chế biến sâu rồi mới xuất khẩu là một hạn chế.
- Chưa có những định hướng hợp lý cho việc phát triển của cà phê trong dài hạn theo hướng phát triển cà phê chế biến phục vụ cho xuất khẩu. Mặc dù cà phê Việt Nam mang những phẩm chất riêng vốn có do được trồng trên đất đỏ bazan màu mỡ của Tây nguyên và được thế giới đánh giá cao về hương vị, tuy nhiên thì việc xuất khẩu cà phê Việt Nam đang mắc phải một vấn đề đó là việc phát triển thiếu bền vững. Do thiếu những định hướng, một cái nhìn trong dài hạn, đơn thuần chú trọng xuất khẩu cà phê nhân nên Việt Nam cũng chỉ đơn thuần nổi tiếng về cà phê nhân, các sản phẩm cà phê chế biến sâu thì vẫn là quá
phê nhân.
- Chưa có những can thiệp cần thiết để bảo vệ thương hiệu của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê chế biến của Việt Nam. Có thể thấy các biện pháp can thiệp của Chính phủ và hiệp hội để bảo vệ thương hiệu cho các sản phẩm cà phê chế biến xuất khẩu vẫn quá nhỏ lẻ. Các doanh nghiệp vẫn phải tự mình chủ động trong mọi hoạt động. Vấn đề xây dựng thương hiệu cà phê Việt Nam, thương hiệu cho từng doanh nghiệp chậm được triển khai thực hiện, đã làm hạn chế lớn đến vị thế cà phê Việt Nam.
- Chưa có các hành lang pháp lí, chính sách hợp lí khuyến khích việc đầu tư, đổi mới trang thiết bị. Chi phí đầu tư xây dựng một nhà máy sản xuất và chế biến cà phê không nhỏ, có thể hàng chục thậm chí hàng trăm triệu USD nên việc doanh nghiệp có được những sự quan tâm, hỗ trợ từ phía Chính phủ và hiệp hội không chỉ là các chính sách mà cả các chương trình hỗ trợ tín dụng, cho vay ưu đãi…là hết sức cần thiết.
• Về phía hiệp hội cà phê
- Cũng giống như Chính Phủ, hiệp hội cà phê chưa đưa ra các chính sách, định hướng hợp lí cho cho việc phát triển ngành cà phê và các sản phẩm chế biến sâu trong dài hạn. Vẫn chủ yếu quan tâm nhiều tới cà phê nhân xuất khẩu mà chưa chú trọng tới các sản phẩm cà phê chế biến sâu rồi mới xuất khẩu nhằm đem lại kim ngạch cao hơn.
- Chưa chủ động tích cực trong việc cung cấp thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh…cho các doanh nghiệp thành viên.
việc hỗ trợ, tìm kiếm các nguồn tài trợ cho các doanh nghiệp thành viên vẫn chưa nhiều và thường xuyên. Hiệp hội chưa thực sự là cầu nối giữa người nông dân-doanh nghiệp sản xuất chế biến-người tiêu dùng.
• Về phía bản thân các doanh nghiệp
- Không kiểm tra kĩ lưỡng chất lượng của cà phê nhân làm đầu vào cho quá trình chế biến. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm và công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, ngăn ngừa nấm mốc cũng như dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vẫn chưa được quan tâm thường xuyên. Việc trồng cà phê chủ yếu theo hộ gia đình, nên việc thu mua cũng manh mún, nhỏ lẻ. Đây là một hạn chế của việc sản xuất không tập trung.
- Các doanh nghiệp chế biến cà phê của nước ta vẫn còn ít và khá non trẻ. Công nghệ, kĩ thuật chế biến chưa cao. Các nhà máy chế biến cà phê lớn đã được xây dựng nhưng vẫn chưa nhiều và chỉ tập trung ở 1 số tên tuổi lớn như Vinacafé hay Trung Nguyên.
- Mẫu mã và hình thức sản phẩm tuy khá đa dạng nhưng vẫn còn đơn giản chưa được thay đổi nhiều. Về phía cà phê bột pha phin thì sự thay đổi vẫn chủ yếu là ở hình thức màu sắc bên ngoài cũng như khối lượng một gói, số lượng gói để phục vụ người tiêu dùng.
- Thương hiệu chưa được chú trọng về việc bảo hộ nhiều. Sản phẩm của các doanh nghiệp đã bị những trường hợp làm giả làm nhái. Các sản phẩm giả kém về chất lượng, không đảm bảo về an toàn vệ sinh khiến cho thương hiệu của sản phẩm bị xâm hại nghiêm trọng. Không những thế là các nguy cơ cũng như
• Về phía người dân
- Một hạn chế lớn thuộc về trách nhiệm của người nông dân đó là việc trồng và chăm sóc cà phê theo thói quen, tập quán, kinh nghiệm mà chưa chú trọng nhiều tới kĩ thuật. Ở nhiều nước trên thế giới, các nông trại có thể rất lớn để có thể thúc đẩy quy mô của nền kinh tế và sử dụng công nghệ hiệu quả hơn. Ví dụ như ở Bzaxin, diện tích cà phê có thể lên tới hàng dặm quá trình sản xuất tập trung giúp họ có điều kiện áp dụng nhiều những kĩ thuật tiên tiến và công nghệ sản xuất mới vào trồng chăm sóc giúp tăng sản lượng, năng suất cây trồng.
- Một điều đáng nói nữa là người nông dân thường xuyên thu hoạch sớm khi trái còn xanh. Mà cà phê xanh khi chế biến sẽ teo lại, da nhăn nheo, kích thước nhỏ, tỷ trọng nhỏ, vỏ dính chặt vào nhân rất khó đánh bóng sạch, hạt cà phê bị màu tối và những hạt cà phê non sau khi rang thường có màu vàng và không thơm. Điều này khiến chất lượng cà phê nhân làm đầu vào cho quá trình chế biến không cao.
- Thu hoạch là một trong những khâu quan trọng có ảnh hưởng đến chất lượng cà phê. Cà phê chế biến từ quả chín có vị ngọt tự nhiên và tỏ ánh sáng lung linh do màu sắc của hoa và quả. Cà phê chế biến từ quả chín rực, da quả nhăn có nguy cơ có mùi men hoặc mốc, nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc chế biến cà phê sau này đặc biệt với những loại cà phê bột rang xay để pha phin. Thu hoạch cà phê cũng là không dễ vì quả cà phê chín không đồng bộ. Trên cùng
tâm một cách xứng đáng. Cà phê thu hoạch đồng bộ đại trà, tuốt bằng tay cả quả xanh quả chín. Cà phê khi thu hoạch xong được đem về phơi ở sân xi măng thậm chí sân đất khiến chất lượng cà phê không được đảm bảo, cà phê bị lẫn các tạp chất và không giữ được hương vị tự nhiên vốn có. Đây cũng là một hạn chế lớn cần phải khắc phục.
Như vậy, mặc dù Hoa Kỳ thực sự là một thị trường đầy tiềm năng cho các sản phẩm cà phê chế biến của Việt Nam có thể tìm được cơ hội phát triển nhưng để nâng cao được năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm cà phê Việt thì đòi hỏi sự cố gắng không chỉ của bản thân các doanh nghiệp mà còn phải bao gồm cả người nông dân lẫn sự hỗ trợ từ phía Chính phủ và hiệp hội cà phê Việt Nam.
GIẢP PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÀ PHÊ CHẾ BIẾN VIỆT NAM
TRÊN THỊ TRƯỜNG HOA KỲ