Những mặt được

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ (Trang 84 - 87)

Trong những năm vừa qua, cà phê chế biến của Việt Nam xuất khẩu đã dần thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ, một thị trường rộng lớn đầy tiềm năng. Các doanh nghiệp sản xuất và chế biến cà phê xuất khẩu đã và đang cố gắng nâng cao năng lực cạnh tranh để các sản phẩm cà phê Việt Nam có thể tìm được chỗ đứng và phát triển được trên thị trường Hoa Kỳ. Mặc dù ngành cà phê chế biến của Việt Nam còn khá non trẻ nhưng năng lực cạnh tranh của sản phẩm cũng đã có cho mình những mặt được nhất định.

- Trước hết ta có thể thấy một thành công lớn của các sản phẩm cà phê chế biến của Việt Nam đó là đã bước đầu thâm nhập và dần khẳng định được chỗ đứng trên thị trường Hoa Kỳ. Trong những năm vừa qua, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Hoa kỳ đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường Hoa kỳ có xu hướng tăng lên. Đặc biệt là kể từ khi Mỹ dỡ bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam, thì khối lượng cà phê xuất khẩu của chúng ta vào Hoa Kỳ tăng lên nhanh chóng và thị trường Hoa Kỳ đã trở thành một thị trường xuất khẩu hành hóa sản phẩm nói chung và của cà phê nói riêng quan trọng của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng như cà phê bột, cà phê hòa tan uống liền vẫn tiếp tục tăng. Đối với dạng cà phê bột, năm 2006 kim ngạch xuất khẩu là 4105 nghìn USD, tăng 1660 nghìn USD so với năm 2005 tương đương 67,86 %. Năm 2006 xuất khẩu cà phê hòa tan của Việt Nam sang Hoa Kỳ cũng được cải thiện đạt 9174 nghìn USD, tăng 1349 nghìn USD so với năm 2005 tương đương

phê bột pha phin hay cà phê hòa tan liên tục được cải thiện không ngừng tăng nhanh qua các năm.

- Ngoài ra thì cũng phải kể tới khả năng cạnh tranh của các sản phẩm cà phê Việt Nam bằng công cụ giá. Nhờ các ưu thế về nguồn lực sẵn có như tài nguyên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào...nên các doanh nghiệp Việt Nam có thể hạ được giá thành sản xuất. Chi phí sản xuất thấp kéo theo giá bán sản phẩm sẽ thấp hơn, sản phẩm có sức cạnh tranh tốt hơn các sản phẩm khác khi phải cạnh tranh về giá so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường Hoa Kỳ.

- Thêm vào đó mẫu mã sản phẩm của các doanh nghiệp xuất khẩu khá đa dạng, hình thức bắt mắt. Các doanh nghiệp đã có những sự đầu tư đáng kể cho việc cải tiến đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm như cà phê Trung Nguyên, Vinacafé với những sự phong phú và khác biệt cho riêng mình về kiểu dáng, hình thức, khối lượng, màu sắc, cách thức bao bì…Trung Nguyên có khoảng hơn 30 mẫu sản phẩm, trong khi Vinacafé cũng cho trên 20 mẫu sản phẩm, không kể tới sự khác nhau về khối lượng và số lượng từng loại sản phẩm.

- Hơn nữa, các doanh nghiệp cũng đã có những đầu tư lớn về kĩ thuật công nghệ. Công tác nghiên cứu và triển khai (R&D) đã được các doanh nghiệp quan tâm chú trọng. Trong đó và tiêu biểu hơn cả không thể không kể tới những doanh nghiệp, “con chim đầu đàn” trong việc sản xuất chế biến cà phê của Việt Nam như việc Vinacafé hơn đầu tư 500 tỷ đồng xây dựng mới và mở rộng năng lực sản xuất của 3 nhà máy chế biến cà phê của mình tại Biên Hoà, Bình Dương và Gia Lai trong năm 2006. Hay như Trung Nguyên hiện với nhà máy có công suất

của nhà máy chuyển giao trực tiếp từ Italia.

- Cuối cùng không thể không kể tới vai trò của Chính phủ và hiệp hội cà phê (Vicofa) trong vai trò định hướng và hỗ trợ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường thế giới.

Chính phủ và hiệp hội cà phê cũng đã có những chính sách hợp lí tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu. Việt Nam với chính sách là phát triển nền kinh tế thị trường hướng mạnh vào xuất khẩu, đặc biệt có chủ trương cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực vì thế nhà nước đã có nhiều chính sách

ưu đãi hỗ trợ xuất khẩu. Ví dụ như năm 2001 Chính phủ cũng có quyết định miễn giảm 50% thuế đối với người trồng cà phê. Ngoài ra Nhà nước cũng hỗ trợ 70% lãi suất vốn vay cho các doanh nghiệp thu mua chế biến cà phê đã xuất khẩu đến tháng 9/2000 khoảng 5,5 tỷ đồng cùng với việc hỗ trợ tiền cho nhập khẩu giống…Nghị quyết 09/2000/NQ/CP của Chính phủ xác định quy hoạch và định hướng phát triển cây cà phê nước ta đến năm 2010. Vì thế từ năm 2003, sản xuất cà phê nhất thiết theo quy hoạch, kế hoạch của nhà nước cả về diện tích, giống, sản lượng, chất lượng khắc phục được tình trạng tự phát duy ý trí chạy theo phong trào. Ngoài ra, Nhà nước cũng như hiệp hội cà phê Việt Nam còn có chính sách hỗ trợ về giá khi giá cà phê của thị trường thế giới xuống thấp, tạo tâm lý ổn định, khuyến khích người nông dân yên tâm an tâm sản xuất đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào cho quá trình chế biến.

Bên cạnh đó những năm qua Chính phủ cũng có nhiều quan tâm ưu đãi đối với doanh nghiệp trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất chế

cạnh đó Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam cũng đưa ra dự án xây dựng trung tâm mua bán cà phê của Việt Nam với số vốn đầu tư lên tới 56 tỷ đồng và được triển khai trong năm 2005. Việc này đã giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh cà phê xuất khẩu có điều kiện thu mua cà phê từ người trồng cà phê, tạo ra những ưu thế, sự chủ động về nguyên nhiên liệu đảm bảo cho quá trình sản xuất.

Chính phủ đã áp dụng một hệ thống cơ sở pháp lý, chương trình tín dụng cũng như lãi suất ngân hàng được quy định và điều chỉnh linh hoạt theo hướng có lợi và hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất chế biến phục vụ cho xuất khẩu. Đặc biệt Chính phủ có các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu cà phê rang xay và cà phê hòa tan, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các nhà máy với công suất lớn mới để chế biến cà phê phục vụ cho việc tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ (Trang 84 - 87)