6. Nội dung nghiên cứu
2.2.2 Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu chủ yếu thanh
qua NHNo&PTNT Chi nhánh TP.HCM
Về cơ cấu các mặt hàng thanh toán xuất-nhập khẩu của NHNo&PTNT Chi nhánh TP.HCM trong những năm qua không có gì thay đổi. Các mặt hàng này đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định sự tăng giảm doanh số thanh toán xnk của ngân hàng. Vì thế sự biến động về tình hình kinh tế trong nước và thế giới, thị trường xuất nhập khẩu và tình hình giá cả của các mặt hàng chủ lực này không những làm ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mà còn gây tác động không nhỏ đến hoạt động thanh toán xnk của Ngân hàng.
Bảng 2.5: Sản phẩm chủ yếu xuất khẩu qua NHNo&PTNT Chi nhánh TP.HCM từ 2005-2007
Đơn vị quy đổi: triệu USD
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Mặt hàng D.số Tỷ trọng D.số Tỷ trọng D.số Tỷ trọng Nông sản 15.7 33% 25.7 35% 34.6 34% Thủy sản 12.5 26% 19.5 27% 27 26.5% Giày dép 10.8 23% 15.8 22% 22.8 22.5% Cao su 8.4 18% 12.4 16% 16.9 17% Tổng doanh số 47.4 100% 73.4 100% 101.3 100%
(Nguồn: Phòng Kế hoạch-Nguồn vốn NHNo&PTNT Chi nhánh TP.HCM)
Sản phẩm xuất khẩu qua ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn vẫn là hàng nông sản (hạt điều, gạo, cà phê) khoảng 33-35%, kế tiếp là hàng thủy sản chiếm khoảng 26-27%, giày dép khoảng 22-23% và cao su khoảng 16-18%.
Theo thông tin từ Bộ Thương Mại, tuy kim ngạch xuất khẩu 10 tháng năm 2008 tăng 36,7% so với cùng kỳ năm 2007, nhưng so với tốc độ trong hai tháng trước thì thấy xuất khẩu đã có dấu hiệu thụt lùi: kim ngạch xuất khẩu tháng 8 đạt
6.1 tỷ USD, tháng 9 đạt 5.27 tỷ USD và tháng 10 chỉ đạt 5.1 tỷ USD, giảm 3.3% so với tháng 9. Theo dự báo, trong những tháng cuối năm 2008, xuất khẩu tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn cả về lượng lẫn về giá cả và thị trường do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và sức mua giảm sút. Hiện nay các mặt hàng chủ lực xuất khẩu thanh toán qua Ngân hàng cũng là những mặt hàng nằêm trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam được dự báo đang ở thế báo động sụt giảm xuất khẩu. Cụ thể như sau:
- Hạt điều: trong tháng 9/2008 cả nước đã xuất khẩu được 15.6 ngàn tấn
hạt điều với trị giá 91.72 triệu USD, giảm 6.61% về lượng và giảm 9.72% về trị giá so với tháng 8/2008. Về thị trường: trong tháng 9/2008, lượng điều xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Canada và một số thị trường Châu Aâu như Hà Lan, Anh, Nga, Đức, Newzealand đều giảm so với tháng 8/2008. Ngược lại, lượng điều xuất khẩu sang một số thị trường như Trung Quốc, Tây Ban Nha, Thái Lan lại tăng khá mạnh so với tháng 8/2008. Giá nhân điều trên thế giới ngày càng giảm mạnh, loại chuẩn W320 trước đây 7.9USD/kg, nay chỉ còn 6.5USD/kg.
- Gạo: xuất khẩu gạo 9 tháng đầu năm 2008 chỉ đạt khoảng 2.45 ngàn
triệu tấn, giảm 6.7% so với cùng kỳ. Trên thị trường giao dịch Châu Á, mặc dù giá chào bán vẫn duy trì ở mứùc gần 500USD/tấn gạo 5% tấm của Việt Nam, nhưng giá giao dịch thực tế lại thấp hơn khá nhiều so với mức chào bán, cụ thể hiện tại chỉ còn 450USD/tấn.
- Cà phê: tính đến tháng 10/2008, cả nước đã xuất khẩu được khoảng 805
ngàn tấn cà phê với kim ngạch 1.69 tỷ USD, giảm 21% về lượng và tăng 9.2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2007. Dự báo 2 tháng cuối năm 2008, xuất khẩu mặt hàng này đạt 180 ngàn tấn với kim ngạch 275 triệu USD, giảm 16.7% về lượng và giảm 25.8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2007. Trong tháng 10 năm 2008 do ảnh hưởng của giá thế giới, giá cà phê xuất khẩu giảm 7%.
- Thủy sản: theo số liệu của hải quan, 10 tháng đầu năm 2008, xuất khẩu thủy
sản của cả nước đạt gần 1 triệu tấn, trị giá 3.93 tỷ USD, tăng 39% về lượng và 24% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên mặt hàng này cũng được dự báo cố gắng lắm kim ngạch xuất khẩu cũng chỉ đạt được 4.4 tỷ USD (mức dự kiến là 4.5 tỷ USD).
- Giày dép: theo số liệu thống kê chính thức, kim ngạch xuất khẩu giày dép
trong tháng 9/2008 đạt trên 313.47 triệu USD, giảm 20% so với tháng trước nhưng tăng 27% so cùng kỳ năm 2007. Dự báo, xuất khẩu giày dép trong thời gian tới sẽ gặp khó khăn vì ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm giảm nhu cầu nhập khẩu hàng hoá của toàn thế giới.
- Cao su:tính đến tháng 10/2008, xuất khẩu cao su cả nước đạt hơn 510 ngàn tấn, kim ngạch gần 1.4 tỷ USD, giảm 10% về lượng và tăng 28% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007. Dự báo xuất khẩu cao su trong 2 tháng cuối năm 2008 ước đạt 125 ngàn tấn với kim ngạch 250 triệu USD, giảm 14.8% về lượng và giảm 20.5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007. Do ảnh hưởng giá cao su trên thị trường thế giới giảm nên giá cao su của Việt Nam trong những ngày đầu của tháng 9/2008 cũng giảm theo, giá xuất khẩu trung bình trong thời gian này giảm 197 USD/tấn so với giá xuất khẩu đầu tháng trước, xuống còn 2,840 USD/tấn.
Bảng 2.6: Sản phẩm chủ yếu nhập khẩu qua NHNo&PTNT Chi nhánh TP.HCM từ 2005-2007
Đơn vị quy đổi: triệu USD
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Mặt hàng D.số Tỷ trọng D.số Tỷ trọng D.số Tỷ trọng Thép 78 39% 46 36.2% 52 37% Gỗ nguyên liệu 56.5 28.3% 36.3 28.6% 40.3 28.7% Thuốc trừ sâu 32.4 16.3% 22.4 18% 24.4 17.4% Thức ăn gia súc 27.3 14% 19.3 15% 20.3 14.4% Hàng khác 4.8 2.4% 2.8 2.2% 3.5 2.5% Tổng doanh số 199 100% 126.8 100% 140.5 100%
(Nguồn: Phòng Kế hoạch-Nguồn vốn NHNo&PTNT Chi nhánh TP.HCM)
Sản phẩm nhập khẩu qua ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn là thép chiếm khoảng 36.2-39%, tiếp theo là gỗ nguyên liệu khoảng 28%, thuốc trừ sâu chiếm 16-18%, thức ăn gia súc chiếm 14-15% và một số mặt hàng khác (nhựa, hàng tiêu dùng, hoá chất, xe chuyên dùng,…) chiếm khoảng 2%.
Về kim ngạch nhập khẩu, tình hình nhập siêu những tháng gần đây đã giảm mạnh từ mức nhập siêu 3.2 tỷ USD tháng 4/2008 đã giảm xuống 258 triệu USD trong tháng 8/2008. Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu tháng 9/2008 đạt 5.8 tỷ USD, tăng 17.2% so với cùng kỳ năm trước và giảm 7.6% so với tháng 8/2008. Dự báo trong thời gian sắp tới với việc nới rộng biên độ tỷ giá lên +/-3% của NHNN và khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động không nhỏ đến tình hình kinh tế trong nước, tình hình kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam sẽ có xu hướng giảm mạnh (trừ xăng dầu, tân dược và thức ăn gia súc) trong đó có các mặt hàng nhập khẩu chủ lực thanh toán qua NHNo&PTNT Chi nhánh TP.HCM. Cụ thể như sau:
- Thép: trong tháng 6/2008, lượng nhập khẩu mặt hàng này là 424 ngàn
tấn, giảm mạnh 34.5% so với tháng trước với trị giá là 407 triệu USD, lượng phôi thép nhập khẩu là 69.7 ngàn tấn, giảm mạnh so với tháng 4/2008 là 57.2%.
- Gỗ nguyên liệu: theo số lượng thống kê, trong 9 tháng đầu năm 2008,
nhập khẩu gỗ nguyên liệu của cả nước đạt trên 2.8 triệu m3 với trị giá 862 triệu USD, tăng 7.8% về lượng và 18.6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007.
- Thuốc trừ sâu: theo số liệu thống kê, kim ngạch nhập khẩu thuốc trừ sâu
và nguyên liệu trong tháng 7/2008 đạt khoảng 44.7 triệu USD, đưa tổng kim ngạch nhập khẩu thuốc trừ sâu 7 tháng đầu năm 2008 lên 327.8 triệu USD, tăng 50.6% so với cùng kỳ năm tăng 18% so với tháng 6/2008. nguồn thuốc trừ sâu được nhập khẩu nhiều nhất chủ yếu là Trung Quốc, Singapore, Ấn Độ, CHLB Đức,…
- Thức ăn gia súc: tháng 6/2008 kim ngạch nhập khẩu là 168 triệu USD,
tăng 20% so với tháng 5, nâng kim ngạch nhập khẩu hai quý lên 1.01 tỷ USD. Đây là một trong 9 nhóm hàng nhập khẩu trên 1 tỷ USD trong 6 tháng qua và có kim ngạch xấp xỉ bằng cả năm 2007. Bình quân mỗi tháng nhập khẩu 169 triệu USD trong khi của năm 2007 chỉ là 90 triệu USD/tháng. Nhập khẩu mặt hàng này chủ yếu từ Ấn Độ, Achentina, Mỹ, Trung Quốc,…
Như vậy, theo những đánh giá trên đây về tình hình các mặt hàng xuất- nhập khẩu chủ yếu thanh toán qua NHNo&PTNT Chi nhánh TP.HCM, hoạt động TTQT và doanh thu thanh toán xuất - nhập khẩu của ngân hàng trong năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 dự kiến sẽ giảm mạnh.