Trong phương thức tín dụng xuất khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh TP.HCM (Trang 43 - 45)

6. Nội dung nghiên cứu

2.2.3.2Trong phương thức tín dụng xuất khẩu

- Khi tiến hành thương lượng hoặc chiết khấu bộ chứng từ xuất trình theo L/C, do sơ xuất, thanh toán viên không phát hiện ra lỗi mà tiến hành thương lượng hoặc chiết khấu bộ chứng từ bị bất hợp lệ. Trong trường hợp này nhà nhập khẩu có thể từ chối thanh toán bộ chứng từ và rủi ro về tài chính sẽ do ngân hàng thương lượng (chiết khấu) chịu. Mặc dù việc chiết khấu thường là có truy đòi nhưng ngân hàng phải chịu trách nhiệm do không phát hiện kịp thời sai sót của bộ chứng từ xuất trình.

Ví dụ 2: Tháng 3/2007 NHNo chi nhánh TP.HCM với tư cách là ngân hàng

thông báo của L/C xuất khẩu hàng cao su SVR3L trị giá 150 ngàn USD được mở bởi Ngân hàng E.Sun Commercial Bank Ltd ở Taiwan đã thông báo cho Người hưởng thụ là Công ty TNHH Hoà Thuận, L/C quy định dẫn chiếu theo UCP 600. Sau đó, Công ty Hoà Thuận xuất trình bộ chứng từ cho NHNo chi nhánh TP.HCM và yêu cầu chiết khấu, thanh toán viên của ngân hàng kiểm tra bộ chứng từ thấy hợp lệ đã quyết định cho khách hàng chiết khấu có truy đòi 90% trị giá của bộ chứng từ và gởi bộ chứng từ đòi tiền người nhập khẩu thông qua ngân hàng phát hành L/C. Sau đó, ngân hàng nhận được thông báo từ chối bộ chứng từ bởi do các lỗi sau:

+ Vận tải đơn do đại lý người chuyên chở ký nhưng không nêu tên người chuyên chở.

Tình hình thực tế lúc đó giá cao su SVR3L rớt giá nên nhà nhập khẩu dựa vào thông báo bất hợp lệ của ngân hàng phát hành để từ chối bộ chứng từ.

Trong trường hợp này, lỗi hoàn toàn là do sự bất cẩn trong việc kiểm tra chứng từ của thanh toán viên. Rất may đây là chiết khấu có truy đòi và nhà xuất khẩu là khách hàng truyền thống của ngân hàng và có năng lực tài chính tốt nên sau một thời gian thương lượng, Công ty TNHH Hoà Thuận đã đàm phán lại với nhà nhập khẩu và chấp nhận giảm giá hàng cho nhà nhập khẩu đồng thời chuyển sang thanh toán bằng phương thức TTR. Mọi chi phí chuyển tiền, điện phí liên quan, NHNo chi nhánh Tp.HCM chịu do trách nhiệm sai sót của mình. Rõ ràng đây là bài học lớn cho ngân hàng vì nếu đơn vị xuất khẩu mất khả năng tài chính thì rõ ràng khả năng ngân hàng sẽ chịu rủi ro tài chính là rất lớn.

- Không kịp thời tư vấn cho khách hàng những điều khoản bất lợi của L/C: mặc dù trách nhiệm của ngân hàng chỉ là nhận L/C từ nước ngoài về, thông báo lại cho nhà xuất khẩu và lưu ý nhà xuất khẩu nghiên cứu kỹ các điều khoản của L/C, nhưng với mục đích tư vấn hỗ trợ giúp khách hàng giảm thiểu rủi ro trong hoạt động xuất khẩu đồng thời cũng giảm thiểu rủi ro của ngân hàng trong cho vay tài trợ xuất khẩu, ngân hàng cũng nên nghiên cứu trước L/C và thông báo kịp thời những điều khoản bất lợi của L/C cho khách hàng để khách hàng kịp thời tu chỉnh L/C. Thông thường những bất lợi mà nhà xuất khẩu gặp phải là: L/C quy định ngày hết hạn của L/C quá ngắn và có hiệu lực tại nước nhập khẩu sẽ khiến nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không kịp; L/C quy định thời hạn giao hàng quá sớm hoặc yêu cầu các chứng từ do nhà nhập khẩu xác nhận gây khó khăn cho nhà xuất khẩu rất nhiều,...

Ví dụ 3: NHNo chi nhánh Tp.HCM nhận được L/C xuất khẩu giày dép sang

EU trị giá 360 ngàn USD vào tháng 02/2007 do Ngân hàng Standard Chartered Bank Hồng Kông phát hành cho người thụ hưởng là Công ty cổ phần Giày An Lạc. Với vai trò là ngân hàng thông báo được chỉ định trên L/C, NHNo Chi nhánh TP.HCM thông báo L/C đến người thụ hưởng và yêu cầu người thụ hưởng (nhà xuất khẩu) đọc rõ các điều khoản và điều kiện của L/C. Sau đó, Công ty cổ phần Giày An Lạc đã xuất trình bộ chứng từ tại NHNo Chi nhánh TP.HCM, thanh toán viên của ngân hàng kiểm tra bộ chứng từ và thông báo khách hàng các lỗi của bộ chứng từ do những ràng buộc khắc khe của L/C như sau:

+ L/C quy định nơi và thời hạn hết hiệu lực (place and date of expiry) là 7 ngày tại EU, vì thế bộ chứng từ bị xuất trình trễ

+ L/C quy định chứng nhận chất lượng phải do nhà nhập khẩu xác nhận, do đó, đơn vị xuất khẩu đã thiếu chứng từ này.

Rõ ràng, những quy định trên của L/C đã gây khó khăn cho nhà xuất khẩu khiến nhà xuất khẩu khó có thể cung cấp được bộ chứng từ hoàn hảo. Trong trường hợp này nếu ngân hàng kịp thời nghiên cứu trước L/C và tư vấn cho khách hàng thì sẽ giúp khách tránh được rủi ro. Rất may mắn là nhà nhập khẩu đã chấp nhận tu chỉnh L/C gia hạn thêm thời hạn hết hiệu lực của L/C và không yêu cầu phải có xác nhân của nhà nhập khẩu trên chứng nhận chất lượng. Tuy nhiên, nhà xuất khẩu phải tốn thêm chi phí tu chỉnh (USD50) và chậm đòi được tiền hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh TP.HCM (Trang 43 - 45)