Trong phương thức chuyển tiền

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh TP.HCM (Trang 47 - 49)

6. Nội dung nghiên cứu

2.2.3.4 Trong phương thức chuyển tiền

- Thanh toán viên đánh sai tên hoặc số tài khoản của người thụ hưởng đối với lệnh chuyển tiền đi dẫn đến nhiều trường hợp phải làm điện tra soát nhiều lần gây tổn thất cho ngân hàng và làm gián đoạn thời gian nhận tiền của người thụ hưởng.

Ví dụ 6: Thanh toán viên của ngân hàng nhận được lệnh yêu cầu chuyển

tiền của Công ty TNHH Việt Thành trong tháng 5/2007 thanh toán tiền hàng nhập khẩu. Nhưng do bất cẩn, thanh toán viên đã đánh sai số tài khoản. Hậu quả là thanh toán viên phải làm điện tra soát và điện phí ngân hàng phải chịu, đồng thời việc thanh toán bị chậm trễ khiến cho nhà xuất khẩu đòi hủy hợp đồng ngoại thương.

- Đối với lệnh chuyển tiền đến, nhiều khi do sơ suất, thanh toán viên nhập số tiền chuyển đến vào nhầm tài khoản của khách hàng khác gây mất nhiều thời gian trong việc đòi lại tiền và nhiều khi có trường hợp mất tiền nếu gặp người xấu.

Ví dụ 7: Thanh toán viên của ngân hàng nhận được điện chuyển tiền đến

giá trị 2 ngàn USD, người thụ hưởng là khách hàng Trần Văn Sơn. Do sơ suất, thanh toán viên nhập tiền vào tài khoản của một khách hàng khác. Một tuần sau, do khách hàng Trần Văn Sơn điện hỏi thì ngân hàng mới phát hiện, kiểm tra tài khoản của khách hàng đã bị nhập nhầm thì thấy số dư tài khoản bằng 0. Sau một

thời gian liên lạc không được với khách hàng này, thanh toán viên đang đứng trước nguy cơ phải đền tiền cho khách hàng Trần Văn Sơn.

- Không tư vấn cho khách hàng trong việc lựa chọn ngân hàng chuyển tiền, hoặc thanh toán viên thiếu kinh nghiệm trong việc lựa chọn ngân hàng đại lý dẫn đến tình trạng điện chuyển tiền phải thông qua nhiều ngân hàng trung gian gây mất thời gian và chi phí của khách hàng.

Ví dụ 8: Công ty CP Vật tư Kỹ Thuật TP.HCM yêu cầu ngân hàng chuyển

tiền thanh toán hàng nhập trị giá 160 ngàn USD. Trên lệnh chuyển tiền ghi rõ ngân hàng trung gian là Citibank, New York, ngân hàng của người thụ hưởng là Punjab National Bank, India. Do thiếu kinh nghiệm nên thanh toán viên đã chọn ngân hàng Nostro là Bank of New York, New York thay vì phải chọn Citibank, New York. Hậu quả là người thụ hưởng than phiền tiền chuyển lâu quá và phí thu cao.

Trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay, việc hạn chế tối đa những rủi ro trong hoạt động thanh toán xnk là một việc làm hết sức quan trọng vì không những nó ảnh hưởng đến uy tín và các mặt hoạt động của bản thân ngân hàng đó mà còn ảnh hưởng luôn cả hệ thống bao gồm tất cả các chi nhánh khác trong cùng hệ thống ngân hàng. Ngày nay, trong điều kiện thông tin đại chúng ngày càng phát triển, nếu việc xây dựng uy tín của ngân hàng trên thị trường quốc tế hết sức khó khăn và vô cùng cần thiết, thì việc giữ được uy tín trong thời gian dài còn khó khăn và cần thiết hơn nhiều. Vì thế, việc nhận định những mặt hạn chế và tìm ra những phương thức nhằm khắc phục hạn chế là cách tốt nhất để hạn chế rủi ro.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh TP.HCM (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)