6. Nội dung nghiên cứu
2.3.2.2 Nguyên nhân khách quan
Điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam là thiếu kinh nghiệm giao dịch trên thị trường quốc tế. Phần lớn không xem xét kỹ hoặc hiểu hết những rủi ro về luật pháp có thể xãy ra từ những điểm chưa rõ ràng trong hợp đồng xuất nhập khẩu.
Thực tế, trong thương thảo hợp đồng với đối tác nước ngoài, nhiều doanh nghiệp Việt Nam không nắm vững về thanh toán theo hình thức L/C, không xem kỹ các điều khoản đi kèm; hoặc quá tin tưởng vào lời hứa bằng email (fax) của đối tác nước ngoài sẽ chấp nhận bất hợp lệ, nên không yêu cầu tu chỉnh những điều khoản của L/C gây bất lợi cho mình. Do vậy, nhiều trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu không thể lập được bộ chứng từ hoàn hảo do đó không thể tiến hành chiết khấu bộ chứng từ; hoặc đối tác nước ngoài thấy giá hàng biến động xuống nhiều quá mà quên lời hứa, từ chối thanh toán bộ chứng từ bất hợp lệ.
Nhiều khách hàng nhập khẩu trong nước do khó khăn về tài chính dẫn đến mất khả năng thanh toán mặc dù bộ chứng hoàn toàn hợp lệ, từ đó làm ảnh hưởng đến uy tín và tài chính của ngân hàng.
Các ngân hàng đại lý vì các lý do chính trị, kinh tế,… không thể thực hiện được việc thanh toán gây tổn thất cho khách hàng và cả ngân hàng.
- Nguyên nhân từ thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay
+ Trong khi nhiều nước trên thế giới đều có luật hoặc những văn bản dưới luật quy định về việc giao dịch theo phương thức tín dụng chứng từ trên cơ sở thông lệ quốc tế có tính đến đặc thù quốc gia, thì hiện nay ở Việt Nam chưa có một văn bản nào điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia vào thanh toán xnk mà chỉ vận dụng UCP 600 làm căn cứ quy định trách nhiệm và quyền hạn nhưng đây chỉ là thông lệ quốc tế trong đó không ghi rõ mức xử lý cụ
thể khi xãy ra tranh chấp. Điều này cho thấy khung pháp lý về thanh toán xnk của Việt Nam vẫn chưa được hình thành gây trở ngại lớn cho các ngân hàng trong hoạt động thanh toán xnk.
+ Từ cuối năm 2007 mhững tháng đầu năm 2008, sự bất ổn của các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như: lạm phát tăng cao do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu; cán cân thương mại tổng thể bị thâm hụt và hệ thống tài chính ngân hàng đặc biệt là tính thanh khoản của các ngân hàng bị yếu đi. Điều này đã làm mất cân đối cung cầu ngoại tệ buộc Nhà nước phải áp dụng các biện pháp hành chính để điều chỉnh cung cầu ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động thanh toán xnk. Từ đó gây khó khăn và thiệt thòi cho doanh nghiệp trong việc mua bán ngoại tệ với ngân hàng, đồng thời doanh nghiệp rất khó tiếp cận được nguồn vốn vay của ngân hàng để phát triển sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hoá.
+ Chính sách thương mại của Chính phủ và các bộ ngành liên quan chưa ổn định, thường xuyên thay đổi về danh mục các mặt hàng được phép xuất nhập khẩu, biểu thuế xuất nhập khẩu, thủ tục hành chính trong quản lý hoạt động xuất nhập khẩu còn rườm rà, tốn kém thời gian và chi phí. Những điều này làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc nhập hàng, xuất hàng và từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán xnk của ngân hàng.
+ Việc mở rộng mạng lưới hoạt động của các NHTM khác trong nước ngày càng nhiều đặc biệt là mới đây việc Ngân hàng Nhà Nước vừa chính thức trao giấy phép thành lập ngân hàng con 100% vốn ngoại cho các ngân hàng HSBC và Standard Chartered theo cam kết về lộ trình mở cửa khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã khởi động cho cuộc chạy đua giành thị
phần không những giữa các NHTM trong nước mà còn giữa ngân hàng nội và ngoại. Đặc biệt, trong lĩnh vực thanh toán xnk, các ngân hàng nước ngoài có rất nhiều kinh nghiệm và thuận lợi đảm bảo quá trình thanh toán và giao dịch nhanh chóng, an toàn cho khách hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong toàn bộ chương hai, tác giả đã khái quát về sự ra đời, phân tích tình hình hoạt động thanh toán xnk của NHNo&PTNT chi nhánh TP.HCM. Bên cạnh đó tác giả còn trình bày cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu chủ yếu qua NHNo&PTNT chi nhánh TP.HCM. Ngoài ra, tác giả cũng nêu rõ những rủi ro tác nghiệp thường gặp, các hạn chế và nguyên nhân tồn tại trong hoạt động thanh toán xnk tại ngân hàng. Qua đó cho ta thấy tầm quan trọng của nghiệp vụ thanh toán xnk là không những làm phong phú danh mục các sản phẩm của ngân hàng, mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân hàng mà còn tạo dựng uy tín của ngân hàng đối với các ngân hàng khác trên thế giới.
Vì thế, việc không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng và yêu cầu của thời đại là điều mà các NHTM nói chung và NHNo&PTNT chi nhánh TP.HCM nói riêng phải cần hết sức quan tâm. Bên cạnh đó, việc nhận diện các rủi ro thường gặp và nguyên nhân tồn tại, các hạn chế chủ quan và khách quan để từ đó đưa ra các giải pháp hiệu quả nhằm giải quyết tốt các tồn tại là việc mà các ngân hàng cần phải quan tâm hàng đầu nếu muốn hoạt động thanh toán xnk được phát triển và đủ sức cạnh tranh trong thời đại hội nhập như hiện nay.
CHUƠNG 3:
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH TP.HCM
3.1 NHỮNG KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH TP.HCM TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM
Trong thực tế, chúng ta không thể phủ nhận những lợi thế cạnh tranh
trong hoạt động thanh toán xnk của một số NHTM trên địa bàn TP.HCM đã trở thành những khó khăn và thách thức đối với NHNo&PTNT chi nhánh TP.HCM. Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả xin đánh giá về lợi thế cạnh tranh trong hoạt động thanh toán xnk của một số ngân hàng sau đây:
3.1.1 Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam (Eximbank)
Là một trong những tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Chất luợng thanh toán xnk là thế mạnh truyền thống của NHTMCP XNK Việt Nam, đã được nhiều tổ chức tài chính có uy tín công nhận như: HSBC, Standard Chartered Bank, Wachovia Bank N.A New York,… Ngoài ra, trong thanh toán xnk, NHTMCP XNK Việt Nam có những lợi thế sau:
- Về công nghệ thông tin: ngân hàng có lợi thế đã triển khai hệ thống
ngân hàng lõi tiên tiến, đáp ứng các tiêu chuẩn của ngân hàng hiện đại từ năm 2003. Hệ thống này cho phép xử lý tự động, quản lý và xử lý tập trung, là nền tảng phát triển các sản phẩm ngân hàng điện tử. Năm 1995, ngân hàng tham gia hệ thống SWIFT. Năm 2007, ngân hàng thành lập Khối Công nghệ thông tin với 3 trung tâm chức năng gồm: trung tâm quản lý dữ liệu, hạ tầng cơ sở, bảo mật; trung tâm nghiên cứu dự án, sản phẩm dịch vụ; trung tâm phát triển, bảo trì sản
phẩm dịch vụ. Trên cơ sở đó, tạo điều kiện phát triển mạnh sản phẩm dịch vụ, giao dịch ngân hàng điện tử có tính bảo mật cao, đồng thời đảm bảo phục vụ tốt công tác quản lý xử lý dữ liệu, bảo đảm an toàn hoạt động. Ngân hàng luôn ưu tiên đầu tư vào công nghệ ngân hàng.
- Về nhân sự: chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng đi đôi với tăng
trưởng, công tác tuyển dụng được chú trọng từ chất lượng đầu vào, công tác đào tạo và tái đào tạo được quan tâm, giúp đội ngũ cán bộ nhân viên kịp thời cập nhật kiến thức, nâng cao tay nghề. Ngân hàng thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo trao đổi nghiệp vụ và kinh nghiệm làm việc tại các đơn vị giúp cho nhân viên tự hoàn thiện.
- Về sản phẩm: ngoài các sản phẩm truyền thống trong thanh toán xnk,
NHTMCP XNK Việt Nam còn có thêm sản phẩm mới là cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói bao gồm dịch vụ bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu và dịch vụ giao nhận, cho thuê kho bãi. Dịch vụ này mang lại cho khách hàng xuất nhập khẩu sự thuận tiện, tiết kiệm thời gian và chi phí cạnh tranh nhất.
- Về công tác giám sát hoạt động: công tác giám sát hoạt động luôn tuân
thủ nguyên tắc: bảo đảm tính khách quan, trung thực và thường xuyên liên tục, bao trùm các hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng đã thành lập phòng Quản lý rủi ro nhằm chuyên nghiệp hoá công tác quản lý rủi ro toàn bộ các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng. Công tác quản lý rủi ro đã được vận hành và mang lại hiệu quả thiết thực.
- Về phát triển thương hiệu: ngân hàng đã thực hiện chuẩn hóa thương
hiệu trên toàn hệ thống, chuẩn hoá logo, slogan. Trong năm 2007, ngân hàng đã thực hiện tài trợ các chương trình lớn như: Duyên dáng Việt Nam, Thương về
miền Trung, Bản tin xuất nhập khẩu trên kênh VCTV9, nâng cao tần suất xuất hiện của ngân hàng trên các phương tiện truyền thông, báo chí,…
3.1.2 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)
Là một ngân hàng chuyên doanh đầu tiên tại Việt Nam được Chính phủ cho phép hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm,..), thanh toán xnk, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài,… Vietcombank luôn giữ vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, với uy tín trong các lĩnh vực ngân hàng bán buôn, kinh doanh vốn, tài trợ thương mại, thanh toán xuất nhập khẩu và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động ngân hàng. Riêng về hoạt động thanh toán xnk, ngoài thế mạnh hàng đầu về kinh nghiệm và lượng khách hàng truyền thống lớn và đa dạng, luôn duy trì vị trí số 1 vững chắc trong thanh toán xuất nhập khẩu, NHTMCP Ngoại Thương còn có các lợi thế khác như sau:
- Về nhân sưï: ngân hàng đặc biệt chú trọng việc duy trì và phát triển
nguồn nhân lực. Công tác đào tạo nghiệp vụ luôn được chú trọng, các khoá học trong nước và ngoài nước với các nội dung đa dạng và thiết thực đã được tổ chức thường xuyên để bồi dưỡng nghiệp vụ cũng như tạo nguồn cán bộ lâu dài cho ngân hàng. Đặc biệt là ngân hàng đã thành lập một Trung tâm đào tạo vào tháng 07/2006. Trung tâm này đã tổ chức thành công các khoá học về các nội dung phổ biến kiến thức pháp luật mới, đào tạo nhân viên mới,…
- Về mạng lưới ngân hàng đại lý nước ngoài: NHTMCP Ngoại Thương
có mạng lưới giao dịch quốc tế lớn nhất trong số các ngân hàng Việt Nam với trên 1300 ngân hàng đại lý tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hiện tại ngân
hàng có 2 văn phòng đại diện tại Singapore và Paris, và 1 công ty liên doanh Vietcombank Towe 198 với đối tác Singapore.
- Về cơ cấu lại mô hình tổ chức: trên cơ sở ứng dụng các phương thức
quản lý hiện đại trong khuôn khổ các khuyến nghị của tư vấn Dự án hỗ trợ kỹ thuật về mô hình tổ chức, ngân hàng đã thực hiện cơ cấu lại và thành lập mới một số phòng ban tại Hội sở chính trong đó có phòng Quản lý rủi ro nhằm phục vụ các khách hàng doanh nghiệp tốt hơn nữa.
- Về hoạt động ngoại hối và quảng bá thương hiệu: năm 2006, ngân
hàng cử đại diện tham gia tích cực các hoạt động bên lề hội nghị thượng đỉnh APEC, là ngân hàng tại trợ chính cho APEC CEO Summit và đảm nhiệm các hoạt động thanh toán, dịch vụ ngân hàng tài chính cho các đại biểu tham dự sự kiện này. Ngân hàng tham gia các buổi tiếp chính thức của Chủ tịch nước với các nhà lãnh đạo của Nga, Nhật Bản. Sự tham gia của ngân hàng trong các sự kiện quan trọng của đất nước đã quảng bá rộng rãi hình ảnh của ngân hàng trong cộng đồng tài chính quốc tế.
3.1.3 Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
Năm 2007, Ngân hàng TMCP Á Châu tiếp tục khẳng định vị thế là một ngân hàng có tổng tài sản và lợi nhuận cao nhất trong hệ thống các NHTMCP của Việt Nam, rút ngắn một cách đáng kể khoảng cách về tổng tài sản giữa ACB và các NHTM Nhà nước. Thành công này đã mang lại cho ACB thế và lực mới, nhất là về tài chính (trong đó có hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu), công nghệ ngân hàng và nguồn nhân lực có chất lượng. Cụ thể một số lợi thế của ACB như sau:
- Về nhân lực: hai năm 1998-1999, ACB được Công ty tài chính quốc tế
(IFC) tài trợ một chương trình hỗ trợ kỹ thuật chuyên về đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên, do Ngân hàng Far East Bank anh Trust Company (FEBTC) của Phillippin thực hiện. Trong năm 2002 và 2003, các cấp điều hành đã tham gia các khoá học về quản trị ngân hàng của Trung tâm đào tạo ngân hàng (Bank Training Center). Trong năm 2007, ACB là đơn vị đầu tiên và duy nhất trong ngành ngân hàng Việt Nam được Hội đồng tư vấn doanh nghiệp (BAC) của Hiệp hội ASEAN tặng giải thưởng doanh nghiệp ASEAN xuất sắc nhất’ trong lĩnh vực phát triển đội ngũ lao động. Tính đến ngày 15/10/2008 tổng số nhân viên của ACB là 6.200 người, cán bộ có trình độ đại học chiếm 93%, thường xuyên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của ACB.
- Về công nghệ: từ năm 2001, ACB chính thức vận hành công nghệ ngân
hàng lõi là TCBS (The complete banking solution: giải pháp ngân hàng toàn diện) cho phép tất cả các chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau, giao dịch tức thời, dùng chung cơ sở dữ liệu tập trung. Năm 2007, ACB đã nâng cấp công nghệ TCBS này từ phiên bản 2000 lên phiên bản 2007 với khả năng xử lý và quản lý gấp từ 5 đến 10 lần trước đó.
- Về sản phẩm: ACB vừa triển khai sản phẩm thanh toán xuất nhập khẩu
mới là phương thức thanh toán CAD (Cash against Documents) giúp các doanh nghiệp nhập khẩu có cơ hội nhận chứng từ nhanh chóng và tăng cường mối quan hệ tốt đẹp với đối tác xuất khẩu do việc thanh toán diễn ra tức thì. Đồng thời các doanh nghiệp xuất khẩu nếu sử dụng phương thức này sẽ rút ngắn thời gian nhận tiền do việc xử lý chứng từ đơn giản và trực tiếp bởi một ngân hàng duy nhất phục vụ nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu.
3.1.4 Ngân hàng HSBC tại Việt Nam (Hong Kong Shanghai Banking Corporation)
Có mặt tại Việt Nam từ năm 1870, HSBC hiện là ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại đây xét về vốn đầu tư, mạng lưới giao dịch, chủng loại sản phẩm, số lượng nhân viên và khách hàng. Với hai chi nhánh tại Hà Nội, TP.HCM và một văn phòng đại diện tại Cần Thơ và vào tháng 9/2008 HSBC là ngân hàng nước ngoài đầu tiên được NHNN chính thức cho phép thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, HSBC hiện có hơn 1.000 nhân viên phục vụ một lượng khách hạng lớn và đa dạng gồm khách hàng cá nhân, các công ty, định chế tài chính, các quỹ đầu tư trong nước và quốc tế. Với tiền thân là một ngân hàng trực thuộc tập đoàn HSBC – một trong những tổ chức dịch vụ tài chính ngân hàng lớn nhất trên thế giới – ngân hàng HSBC tại Việt Nam đã tận dụng được các lợi thế về kinh nghiệm, sự năng động và tính chuyên nghiệp vào trong các dịch vụ tài chính của ngân hàng trong đó có dịch vụ thanh toán xnk. Bên cạnh đó, ngân hàng còn có các lợi thế khác như sau:
- Về sản phẩm: ngân hàng HSBC có 2 sản phẩm mới dành cho dịch vụ