MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TECHCOMBANK

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán của ngân hàng thương mại cổ phần Techcombank (Trang 85 - 91)

6. Báo có cho CSCNT hoặc ngân hàng ĐLTT

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TECHCOMBANK

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TECHCOMBANK

3.1)Phương hướng phát triển của ngân hàng trong những năm tới

3.1.1)Định hướng phát triển của Đảng, Nhà nước và Ngân hàng nhà nước

Nhằm quản lý thị trường tài chính nói chung cũng như quản lý dòng tiền lưu động trong nền kinh tế nói riêng ngày 29 tháng 12 năm 2006 thủ tướng chính phủ đã kí ban hành đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020 đề án này nhìn chung đã mở ra môt cơ hội mói cho các hình thức thanh toán hiện đại nói chung và dịch vụ thẻ thanh toán nói riêng. Tiếp đó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ra Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Việc trả lương qua tài khoản thực hiện theo 2 bước: Từ ngày 1/1/2008, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chủ động phối hợp với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tiếp tục triển khai và mở rộng việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng nêu trên làm việc trong các cơ quan Trung ương, các cơ quan, đơn vị thuộc UBND các cấp tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố, thị xã, khu chế xuất, khu công nghiệp đã và đang triển khai việc này. Tiếp theo, từ ngày 1/1/2009, tiếp tục mở rộng việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng trên ở những đơn vị chưa triển khai trên phạm vi toàn quốc, nơi các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có khả năng đáp ứng việc trả lương qua tài khoản.

Đối với ngân hàng nhà nước thì để triển khai thực hiện tốt đề án và chỉ thị trên thì việc củng cố và phát triển hệ thống thanh toán thẻ là một trong những ưu tiên hàng đầu của Ngân hàng Nhà nước. Mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước là thúc đẩy hoạt động của thị trường thẻ bằng việc tạo lập khuôn khổ pháp lý rõ ràng, minh bạch cho hoạt động phát hành và thanh toán thẻ, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của cơ sở hạ tầng cho các hệ thống thanh toán nói chung và cho hệ thống thanh toán thẻ nói riêng, đảm bảo cho hoạt động của hệ thống thanh toán ở Việt Nam diễn ra an toàn và hiệu quả.

Nhờ những định hướng đúng đắn của đảng và chính phủ cùng với sự nỗ lực của ngân hàng nhà nước đang dần hoàn chỉnh vành đai pháp lý cho dịch vụ thẻ thanh toán từ đó tạo điều kiện cho hình thức dịch vụ văn minh này phát triển.

3.1.2)Các dự báo về thị trường dịch vụ thanh toán thẻ

Trong vài năm tới, khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO thì từ ngày 1/4/2007 thì các tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài được hoạt động tại Việt Nam và sau 5 năm sẽ được đối đãi như ngân hàng trong nước sẽ đem lại nhiều thử thách cho các ngân hàng trong nước, trong đó có Techcombank. Tuy nhiên bên cạnh áp lực của xu thế hội nhập thì trong những năm tới sẽ có nhiều nhân tố tích cực thúc đẩy qúa trình phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng và tạo cơ sở cho việc ra đời hệ thống dịch vụ ngân hàng bán lẻ kiểu mới ở Việt Nam. Như công nghệ thông tin đang có điểu kiện phát triển và ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam đây là cơ sở có tính then chốt toạ ra sự phát triển của dịch vụ thẻ thanh toán và ứng dụng hệ thông sdịch vụ ngân hàng tự động. Do sản phẩm thẻ là sản phẩm mang tính công nghệ cao nên nó đòi hỏi người sử dụng phải có kiến thức nhất định về tin học hay nó một cách khác nó đòi hỏi dân trí cao và mức sống cao mà điều nay đang được cải thiện theo từng năm.

Hiện nay môi trường thương mại đang có sự thay đổi tích cực với sự ra đời của các trung tâm thương mại, dịch vụ hiện đại đặc biệt là từ thời điểm 1/1/2009 khi hệ thống bán lẻ nước ngoài được phép vào Việt Nam tạo đièu kiện để ứng dụng thẻ thanh toán không dùng tiền mặt đồng thời thúc đẩy nhu cầu của dân chúng về dịch vụ này. Mặt khác môi trường pháp lý sẽ ngày càng được hoàn thiện tạo điều kiện cho mô hình ngân hàng bán lẻ hiện đại nói chung và dịch vụ thẻ thanh toán nói riêng phát triển. Trong thời gian tới thì các quy chế liên quan đến kế toán, tín dụng, thanh toán quản lý ngoại hối hiện còn nhiều trở ngại cho vịêc cung ứng thẻ thanh toán chắc chắn sẽ được điều chỉnh sửa, bô sung

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao liên tục trong các năm qua mặc dù suy giảm vào năm vừa qua đồng thời ảnh hưởng đến năm nay nhưng dự báo sẽ phục hồi vào năm sau nên đời sống của người dân được cải thiện chất lượng cuộc sống tăng cao kèm theo đó là các nhu cầu thanh toán văn minh không dùng tiền mặt đặc biệt là sản phẩm thẻ đang có nhu cầu tăng cao đột biến theo thống kê hầng năm tăng khoảng 300%. Thị trưởng thẻ với khoảng 86 triệu dân là một thị trường không nhỏ, kinh tế hội nhập mở của nhiều người nước ngoài nhập cảnh vào việt nam, khi đó nhu câu về dịch vụ thẻ thanh toán chắc chắn sẽ tăng cao đặc biệt là thẻ tín dụng quốc tế.Cùng với đó, nhu cầu du lịch, làm việc học tập tại nước ngoài của người dân Việt Nam ngày càng tăng cao và nhận thức người dân về tiện ích của thẻ thanh toán nước ngoài linh hoạt hơn nên chắc chắn số người sử dụng thẻ thanh toán quốc tế sẽ có sự bứt phá trong năm 2009. Thẻ thanh toán nội địa cũng sẽ gia tăng mạnh trong năm nay vì kể từ ngày 1/1/2009 thì giai đoạn 2 của chỉ thị số 20/2007/CT-TTg.

Không chỉ có vậy hiện nay thị trường thẻ Việt Nam có 40 tổ chức phát hành thẻ với khoảng 170 thương hiệu thẻ khác nhau. Các dịch vụ đi kèm cũng rất đa dạng và phong phú, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của chủ thẻ. Năm 1996 chỉ có Vietcombanks độc quyền trên thị trường thẻ nhưng đến nay

các ngân hàng thương mại cổ phần trong nước và ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài cũng đã và đang xâm nhập một cách ác liệt vào thị trường đầy tiềm năng này. Năm nay khi kinh tế đang khó khăn nên dự báo thị trưởng thẻ có thể tăng trưởng giảm đôi chút cho nên sự cạnh tranh của các ngân hàng trên thị trường này sẽ hứa hẹn một sự cạnh tranh khốc liệt.

3.1.3)Mục tiêu của Ngân hàng Techcombank trong năm tới

Với triển vọng thì trường ngày càng phát triển với số lượng ngân hàng tham gia vào lĩnh vực thẻ ngày càng nhiều làm chủ thẻ có thêm cơ hội được lựa chọn. Khi đó thì những khác biệt về sản phẩm như chính sách ưu đãi, những dịch vụ phụ trội kèm theo, mạng lưới chấp nhận thẻ sẽ có vai trò quyết định trong ciệc chiếm được lòng tin của chủ thẻ. Tình hình đó bắt buộc Techcombank phải tích cực nâng cao chất lượng đa dạng hoá sản phẩm và kết hợp công tác phát triển khách hàng để giữ và củng cố chỗ đứng trên thị trương do đó Techcombank đã đề ra một số phương hướng hoạt động như sau:

- Nâng cao tính hấp dẫn của dịch vụ thẻ thông qua các tiện ích sử dụng, phí, lãi suất , chất lượng dịch vụ v.v để cung cấp cho khách hàng

- Mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ sóng song với việc đẩy mạnh đầu tư máy móc, công nghệ phục vụ cho cung cấp dịch vụ thẻ.

- Tăng cường củng cố quan hệ với các ngân hàng lớn, káhc hàng truyền thống có doanh số cao, hoạt động hiệu qủa. Song song với việc tiếp thị khách hàng nhưng phải trên cơ sở hiệu quả tránh tràn lan không hiệu quả. Xác định rõ khách hàng mục tiêu và đâu là khách hàng tiềm năng để có chính sách marketing phù hợp.

Trên cơ sở đố Techcombank đã nhận đinh năm 2009 là một năm khó khăn đối với nền kinh tế nói chung và Techcombank nói riêng tuy nhiên bằng tiềm lực hiện có và thế mạnh về thương hiệu đã tạo được trong thời gian qua nên mục tiêu của Techcombank là duy trì mức tăng trưởng thẻ thanh toán trong năm nay

là 300% đồng thời lắp đặt thêm 300 máy ATM và 1000 POS. Trong năm nay Techcombank cũng đẩy mạnh hoạt động marketing đặc biệt là hoạt động nghiên cứu phát triển thị trường nhằm đưa ra sản phẩm thẻ thanh toán mới để nâng cao chất lượng cạnh tranh cả Techcombank trên thị trường này.

3.2)Một số giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán

3.2.1)Giải pháp về công nghệ

Công nghệ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các ngân hàng và các định chế tài chính từ việc hình thành cơ sở dữ liệu khách hàng ban đầu đến hỗ trợ nhân viên hình thành cơ sở dữ liệu khách hàng ban đầu đến hỗ trợ nhân viên xử lý nội bộ trong việc cung cấp việc chuyển giao dịch vụ thông qua ATM và dịch vụ ngân hàng trực tuyến. Công nghệ mới có thể hỗ trợ cho những thay đổi và phát triển của sản phẩm thẻ ngân hàng cũng như có thể dẫn dắt và tạo ra sản phẩm thẻ thanh toán mới hoặc chỉnh sửa bổ sung và loại trừ sản phẩm thẻ hiện có của Techcombank. Điều quan trọng là Techcombank cần lưu ý là phải đảm bảo công nghệ không trở thành yếu tố chi phối định hướng so với nhu cầu của khách hàng. Nhiều sự phát triển các loại thẻ thanh toán mới yêu cầu phải có cơ sở hạ tầng phù hợp để khách hàng có thể sử dụng các dịch vụ được cung cấp. Ngoài ra các tiến bộ về công nghệ được thực hiện thành công cũng cần đảm bảo yêu cầu rằng khách hàng phải sử dụng được và chúng phải phù hợp với những thay đổi trong kiểu hành xử của khách hàng vì nếu khách hàng chấp nhận sử dụng công nghệ mới thì việc đưa công nghệ mới vào kinh doanh của các ngân hàng cũng chưa đựng nguy cơ rủi ro thất bại cao. Mặt khác việc áp dụng công nghệ mới vào ngân hàng nói chung, công nghệ thẻ nói riêng là hết sức tốn kém cho nên khi áp dụng một công nghệ nào đó phải tính toán đến bài toán chi phí và doanh thu mang lại từ công nghệ đó. Cho nên xuât phát từ các quan điểm trên thì ngân hàng thương mại cổ phần Techcombank trong thời gian tới có thể phát triển công nghệ dịch vụ thẻ theo hướng sau:

Thứ nhất là tiếp tục phát huy thế mạnh của các công nghệ hiện tại vì Techcombank là một trong những ngân hàng có nền tảng công nghệ hiện đại hàng đầu Việt Nam dựa trên nền tảng công nghệ của Globus cùng với phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ ( tranzware ) của hãng Compass Plus là những phần mên công nghệ hàng đâu thế giới hiện nay. Do đó trong thời buổi kinh tế đang khó khăn kinh phí cho việc phát triển cơ sở vật chất cho sản phẩm thẻ còn eo hẹp nên Techcombank cần biết sử dụng thế mạnh này của mình để chiếm lấy lợi thế cạnh tranh của mình trên thương trường. Không chỉ có thế mà Techcombank còn nên phát huy tối đa các phàn mền khác để tích hợp vào trong thẻ nhằm tăng dịch vụ tiện ích cho thẻ đưa ra các dòng sản phẩm thẻ mới. Đồng thời phải thường xuyên bảo dưỡng nâng cấp các công nghệ cũng như thiết bị hiện có nhằm hạn chế tối đa các sự cố thường gặp như sự cố nuốt thẻ của máy ATM hay trừ tiền sai cho khách hàng… những sự cố công nghệ này ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh của Techcombank dó đó việc khắc phục là một vấn đề hết sức bức thiết.

Tiếp tục phát triển hệ thống các máy ATM và hệ thống các điểm chấp nhận thẻ một cách hợp lý. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh kết nối hệ thống các máy ATM và các điểm chấp nhận thẻ liên ngân hàng với nhau nhằm tăng thêm tính tiện ích cho sản phẩm thẻ của Techcombank. Hiện nay Techcombank chỉ mới liên kết với tổ chức thẻ của ngân hàng ngoại thương Việtcombank và vừa qua đã gia nhập hệ thống thanh toán thẻ Banknetvn-Smartlink. Tuy nhiên việc kết nối của hệ thống này đên nay vẫn chưa thực sự đi vào hoạt động một cách trơn tru nên khách hàng vẫn bị sự cố khi dùng thẻ của Techcombank để rút tiền tại các ngân hàng khác nên đây là một vấn đề mà không chỉ có Techcombank mà các ngân hàng khác phải cùng nhau khắc phục.

Techcombank cần nghiên cứu một các chiến lược cho việc đầu tư phát triển công nghệ cho dịch vụ thanh toán thẻ trong thời gian sắp tới cũng như lâu

dài. Do thẻ của Techcombank hiện nay hoàn toàn là thẻ từ với tính năng bảo mật và an toàn thu xa thẻ chip mà một số ngân hàng đã áp dụng như của VPbank, Incombank. Việc thay thế thẻ từ bằng thẻ chíp là một xu thế tất yếu nhưng với điều kiện của các ngân hàng Việt Nam hiện tại cũng như của Techcombank thì việc đầu tư để thay đổi thẻ từ sang thẻ chip là một bài toán kinh phí rất khó cho nên cần có một chiến lược rõ ràng một tầm nhìn cho việc chuyển đổi nay. Ngoài ra việc ngân hàng ACB vừa tung ra thị trường các máy ATM di động rất thuận tiện phục vụ khách hàng vào những thời gian cao điểm rút tiền cũng như khi thiên tai xảy ra là một vấn đề mà Techcombank cần phải suy nghĩ xem có nên đầu tư hay không để tạo thế cạnh tranh của mình trên thị trường dịch vụ thẻ thanh toán.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán của ngân hàng thương mại cổ phần Techcombank (Trang 85 - 91)