Năng lực cạnh tranh của mặt hàng caosu tự nhiên xuất khẩu Việt Nam còn thấp kém so với tiềm lực phát triển

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu Việt Nam (Trang 36 - 37)

Nam Tổng thế giới 2002 804.9 2615.1 1630.0 640.8 527.0 331.4 7332.0 2003 909.2 2876.0 1792.2 707.1 565.0 363.5 8033.0 2004 1097.5 2984.3 2066.2 742.6 573.0 419.0 8748.0 2005 1060.7 2937.2 2271.0 771.5 510.0 468.6 8882.0 2006 1284.0 3137.5 2637.0 853.3 533.0 553.5 9680.0 2007 1215.0 3056.4 2791.0 767.6 577.4 608.2 9685.0 Nguồn: http://www.irco.biz/Statistic Trong khi nhu cầu về cao su tự nhiên trên thế giới ngày càng tăng cao thì việc cung cấp cao su của một số nước như Thái Lan, Inđonexia, Malaysia đang có sự ngưng trệ và chậm phát triển do ảnh hưởng của yếu tố thời tiết. Bởi lẽ đó đây chính là cơ hội vàng cho Việt Nam nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành cao su tự nhiên xuất khẩu, đột phá trong thị trường toàn cầu.

1.2.3 Năng lực cạnh tranh của mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu Việt Nam còn thấp kém so với tiềm lực phát triển Việt Nam còn thấp kém so với tiềm lực phát triển

Tiềm năng phát triển ngành cao su của Việt Nam tuy khá lớn nhưng quy mô sản xuất còn quá hạn chế. Cơ cấu tiêu thụ sản phẩm cao su thiên nhiên của

Việt Nam hiện nay là khoảng 85 -90% xuất khẩu, còn khoảng 10 -15 % là tiêu thụ trong thị trường nội địa. Hiện nay (2008) cao su Việt Nam mới chiếm gần 5,4% thị trường cao su thiên nhiên thế giới, ít hơn các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonexia, Malayxia ( 3 nước này có khối lượng cao su xuất khẩu chiếm tới 75% thị phần thế giới )

Tuy nhiên phát triển cao su trong thời gian qua còn một số hạn chế: quy hoạch phát triển cao su chưa được rà soát và điều chỉnh kịp thời, một số nơi phát triển tự phát không theo quy hoạch; kỹ thuật canh tác và cơ cấu giống còn chậm đổi mới, một số nơi khâu thu hoạch và chế biến hiệu quả chưa cao; tiềm năng đất đai một số vùng chưa được nghiên cứu, khai thác sử dụng tốt cho phát triển cây cao su.

Trình độ tay nghề của công nhân chưa cao do vậy năng suất khai thác cao su thấp hơn so với trong khu vực. Cơ cấu sản phẩm chưa phù hợp với những nhu cầu của thị trường ( chủ yếu là sản phẩm cao su tự nhiên chưa được xử lý và ở dạng thô như SVR 3L trong khi đó nhu cầu loại này trên thế giới rất thấp) . Sản phẩm thiếu tiêu chuẩn chất lượng và chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn đối với cao su trước khi hàng xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.

Cao su Việt Nam hầu như không có thương hiệu trên thị trường thế giới nên luôn phải bán qua trung gian với giá thấp hơn so với nhiều nước khác. Ngoài ra, tình trạng tranh mua tranh bán của nhiều doanh nghiệp cao su Việt Nam cũng gây bất lợi cho thị trường.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu Việt Nam (Trang 36 - 37)