CAOSU XUẤT KHẨU 3.1 QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu Việt Nam (Trang 80 - 84)

Thị phần của các nước xuất khẩu cao su tự nhiên trên thế giớ

CAOSU XUẤT KHẨU 3.1 QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

3.1 QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

3.1.1 Quan điểm

Để nâng cao sức cạnh tranh của hàng cao su xuất khẩu , chúng ta cần có những giải pháp đồng bộ từ tất cả các cấp, bộ, ngành, cho đến doanh nghiệp. Trong bài nghiên cứu, em xin đưa ra 3 giải pháp chính trên 3 góc độ ( từ phía nhà nước, hiệp hội, doanh nghiệp). Cụ thể như sau

Thứ nhất là giải pháp từ phía nhà nước,bằng các giải pháp cụ thể nhằm giải quyết vấn đề phát triển diện tích đất trồng cây cao su. Nhà nước cần đưa ra các qui hoạch đất trồng trọt phù hợp với tổng diện tích cả nước, và khí hậu cũng như đặc điểm đất đai của từng vùng, nhằm khai thác triệt để các thuận lợi do thiên nhiên ưu đãi. Ngoài ra, nhà nước cũng cần tập trung giải quyết các vấn đề vĩ mô như vấn đề về lao động. Chúng ta cần xây dựng quan điểm, ngành cao su xuất khẩu phải gia tăng nhiều hơn về số lượng lao động trí óc, có trình độ, như là xây dựng một đội ngũ công nhân lành nghề… Bên cạnh đó, nhà nước cần đưa ra những chính sách ưu đãi dành cho người lao động khai thác và sản xuất cây cao su, nhằm bảo vệ tuyệt đối sức khỏe của người lao động. Cuối cùng là các chính sách thương mại, ngoại giao đúng đắn, nhằm thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và các nước bạn hàng trên thế giới

Thứ 2 là các giải pháp từ phía hiệp hội, ngành. Hiệp hội ngành cao su cần như cầu nối trung gian giữa doanh nghiệp với các đối tác của nhiều thị trường khác nhau hay giữa doanh nghiệp với nhà nước. Bằng các hình thức

hỗ trợ chủ yếu như cung cấp thông tin đầy đủ của thị trường, cập nhật nhanh nhất diễn biến của thị trường, thế giới đến với doanh nghiệp. Không những vậy, nhiệm vụ quan trọng nhất của các hiệp hội, ngành là bảo vệ các nhà sản xuất trong nước trên thị trường quốc tế nếu gặp phải các vụ kiện không đáng có, tránh những vụ ép giá của các thị trường lớn đối với Việt Nam. Việc định hướng và tư vấn cho doanh nghiệp về việc xác định cơ cấu chủng loại xuất khẩu đúng đắn cũng là một vấn đề không thể bỏ qua. Như phân tích ở chương hai, một bất lợi lớn nhất của Việt Nam là không xác định đúng nhu cầu của thị trường dẫn đến sản xuất và xuất khẩu không đúng theo cơ cấu chủng loại theo nhu cầu của thế giới. Chính bởi vậy, hiệp hội cần nghiên cứu và triển khai hướng dẫn hiệu quả đến các doanh nghiệp.

Thứ 3 là các giải pháp từ phía doanh nghiệp. Với doanh nghiệp cần tập trung vào các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Như cha ông ta vẫn nói “ lùi 1 bước để tiến 3 bước”. Trong thời gian tới, chúng ta không nên quá đặt nặng vấn đề phải gia tăng càng nhanh doanh thu càng tốt, không nên chạy ào ào theo số lượng. Thay vì đó, để có được một sự phát triển bền vững và lâu dài việc quan trọng nhất lúc này là cần xây dựng trong mắt người tiêu dùng một thương hiệu của Việt Nam, một đặc trưng riêng của Việt Nam, gây ấn tượng với khách hàng bằng chính chất lượng sản phẩm và giải pháp tối ưu nhất cho một sự phát triển bền vững. Để làm được việc này, chúng ta cần phải điều chỉnh từ những vấn đề nội tại, lên kế hoạch và tiến trình cho việc xây dựng thương hiệu. Việc trước nhất là từ phía các doanh nghiệp, chúng ta cần một sự liên kết chặt chẽ, tạo thành một khối bền vững, và làm nên một sức mạnh lớn vươn mình ra thế giới. Bên cạnh đó, những giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa luôn cần một chủ thể để thực hiện, bởi lẽ, bản thân hàng dệt may không thể tự nó làm được, nó chỉ có thể thực hiện được, và đạt hiệu quả khi có các chủ thể kinh tế tác động vào, cụ thể nhất ở đây là các

doanh nghiệp. Tuy nhiên đặt vấn đề chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, nhưng chúng ta cũng không thể đánh rơi mục tiêu lợi nhuận, doanh thu. Vì đó là những nhân tố tác động trực tiếp và còn là động lực để chúng ta đi tiếp. Căn cứ vào quan điểm thứ nhất, chúng ta nên đặt mục tiêu khiêm tốn hơn cho doanh thu của 5 năm tới, đó cũng là một phần hi sinh và đánh đổi trong cuộc chiến về thương hiệu và cạnh tranh.

Trên đây là một số quan điểm của cá nhân em, các mục tiêu cụ thể sẽ được trình bày ở phần tiếp theo. Những mục tiêu này được căn cứ trên cả hai giác độ là định hướng của nhà nước và quan điểm của bản thân để hình thành lên cho phù hợp với tiến trình phát triển của đất nước.

3.1.2 Mục tiêu

Việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã mang lại những ảnh hưởng tích cực và tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu các sản phẩm cao su của Việt Nam. Gia nhập WTO, Việt Nam sẽ được hưởng ưu đãi về thuế khi xuất khẩu sang nhiều nước và có nhiều cơ hội tốt để thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển. Các doanh nghiệp sản xuất cao su của Việt Nam sẽ có cơ hội hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài xây dựng các nhà máy chế biến cao su để có thể sản xuất cao su có giá trị cao, tạo điều kiện chuyển đổi thị trường. Đầu tư vào Việt Nam đang phát triển mạnh sẽ làm tăng giá trị cho ngành cao su, giảm tỉ lệ xuất khẩu cao su nguyên liệu thô và thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm cao su có giá trị kinh tế cao. Để thúc đẩy phát triển ngành chế biến cao su, cao su Việt Nam cần phải đa dạng hoá sản phẩm, giảm xuất khẩu nguyên liệu thô, phát triển chế biến sản xuất, thay đổi cơ cấu ngành hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các thị trường như EU, Bắc Mỹ và giảm phụ thuộc vào thị trường Trung

Quốc.

Mục tiêu cho sự phát triển của ngành cao su Việt Nam tới năm 2020 bao gồm chuyển đổi sản xuất cao su nguyên liệu và định hướng phát triển sản xuất cao su công nghiệp, xuất khẩu cao su thành phẩm kết hợp cùng với cao su nguyên liệu. Ngành cao su Việt Nam cần phải thay đổi cấu trúc sản xuất theo tiến trình phát triển của ngành để khai thác triệt để những thế mạnh của cây cao su; tăng cường năng lực cạnh tranh cho sản phẩm cùng với kế hoạch chung cho toàn ngành đến năm 2015 và định hướng tới năm 2020. Các doanh nghiệp cần phải ưu tiên cho đầu tư và phát triển các sản phẩm cao su có giá trị cao.

Nhằm nâng cao giá trị cây cao su của Việt Nam, Xu hướng tái cấu trúc phát triển thị trường phải lấy hiệu quả kinh tế làm trung tâm với đòn bẩy quyết định là công nghệ tiên tiến, việc nghiên cứu thị trường, lựa chọn công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư cho sản phẩm cao su công nghiệp, thúc đẩy phát triển sản xuất săm lốp xe để phục vụ cho ngành ôtô là những việc làm cấp thiết. Ngoải ra, các doanh nghiệp cần phải triển khai các hoạt động marketing, phát triển công nghệ, và tiến hành đa dạng hoá phương thức sản xuất nhằm thúc đẩy mở rộng sản xuất cao su công nghiệp. Tới năm 2015, Việt Nam sẽ phát triển khu vực trồng cao su lên tới 700.000 ha, gấp 1,5 lần so với diện tích hiện tại và sản lượng được mong đợi có thể lên tới 520.000 tấn cao su.

Ưu tiên phát triển 1000 ha cao su trồng mới tại Tây nguyên, Duyên hải miền Trung và Tây Bắc nhằm giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc, ổn định chính trị xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. Bên cạnh đó, đẩy mạnh việc trồng cao su ra nước ngoài. Trước mắt đầu tư phát triển 100.000 ha cao su tại Lào và 100.000 ha cao su tại Campuchia.

Tổ chức lại sản xuất, tập trung đầu tư chiều sâu về công nghệ, thiết bị, tài chính và nhân lực để đưa ngành công nghiệp sản xuất cao su tự nhiên trở thành một mũi nhọn trong hoạt động sản xuất của cả nước, và đi đầu trong hoạt động xuất khẩu ra thị trường thế giới. Nghiên cứu đầu tư các dự án về sản phẩm công nghiệp cao su có nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu lớn như công nghiệp săm lốp ô tô, băng tải cao su, găng tay y tế, nệm, máy móc cơ khí chế biến cao su... Mua cổ phần chi phối tại các đơn vị sản xuất săm, lốp, băng tải. Duy trì, củng cố và phát triển các sản phẩm công nghiệp đã có như bóng thể thao, giày thể thao, đế giày thể thao...

Tập trung đầu tư thâm canh chăm sóc diện tích cao su hiện có để đưa năng suất bình quân cả nước lên 2 tấn/ha. Đầu tư mới nhà máy và đổi mới công nghệ chế biến cao su. Cụ thể là đầu tư tăng thêm 140 ngàn tấn công suất để đảm bảo chế biến hết số mủ cao su nguyên liệu, giảm tỷ trọng mủ cao su sơ chế từ 70% xuống còn khaỏng 55-60%, đồng thời tăng tỷ lệ mủ cao su chế biến tinh từ 12% lên 70% vào năm 2020. Tiếp tục khai thác các thị trường chủ yếu là Trung Quốc (40%), Singapore (20%), EU (15%), Malaysia (6%), Đài Loan (5%), Hàn Quốc (4%), Hồng Kông (3%), Nhật Bản (2%), Liên Bang Nga (2%) và các thị trường khác như Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản v.v..(8%).

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG CAO SU VIỆT NAM XUẤT KHẨU

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu Việt Nam (Trang 80 - 84)