Những thách thức đặt ra

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu Việt Nam (Trang 39 - 42)

Trong khi trình độ công nghệ của chúng ta chưa hoàn thiện, sản xuất “tiểu điền”, cao su Việt Nam đã và đang phải đối phó với những quy định về thương mại và môi trường, thực chất là những “hàng rào xanh”, những rào cản kỹ thuật và quyền sở hữu trí tuệ theo các cam kết quốc tế.

Đặc biệt, thị trường xuất khẩu cao su thế giới không ổn định, giá cả biến động bất thường và phụ thuộc nhiều vào thị trường dầu mỏ thế giới. Công nghiệp chế biến sản phẩm từ cao su trong nước phát triển chậm, sử dụng cao su nguyên liệu cho ngành công nghiệp trong nước chiếm tỷ lệ nhỏ, chỉ chiếm 10-15% sản lượng.

Ngành cao su tự nhiên xuất khẩu phụ thuộc chủ yếu vào thời tiết, trong khi đó thời tiết những năm gần đây có những biến đổi khó lường, ảnh hưởng tiêu cực tới năng suất và diện tích trồng cây cao su của Việt Nam, những ảnh hưởng đó thấy rõ tại 3 nước xuất khẩu lớn là Thái Lan, Indonexia, Malaysia...

Thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam còn thiếu sự đa dạng hoá. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chính chiếm 60% nên rủi ro đem lại là rất lớn. Chỉ cần có những thay đổi nhỏ về chính sách đối ngoại nói chung và đối với riêng ngành cao su cũng như sản xuất lốp xe ô tô của chính phủ Trung Quốc

cũng khiến giá cao su Việt Nam biện động theo

Nền kinh tế thế giới đang trong giai đoạn suy thoái đặc biệt nghiêm trọng ở các nước lớn có nhu cầu nhập khẩu cao như Mỹ, EU, Nhật Bản... Rõ ràng nhu cầu cao su cũng đang bị ảnh hưởng và giảm ít nhiều

Mặt khác, trồng cây cao su yêu cầu vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài, cây cao su yêu cầu các điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp,các khâu kỹ thuật canh tác và khai thác mủ đòi hỏi chặt chẽ; đồng thời phải có cơ sở hạ tầng cần thiết phục vụ cho sản xuất và chế biến.

Cuối cùng, gia nhập vào tổ chức thương mại lớn nhất thế giới, chúng ta phải tuân theo các qui định nghiêm ngặt đặt ra đối với các sản phẩm xuất khẩu đặc biệt là về chất lượng và an toàn vệ sinh. Điều đó gây ra không ít khó khăn và thách thức đối với Việt Nam.

**************************

Tóm lại, Chương 1 đã hệ thống và phân tích được những lí luận cơ bản

liên quan đến cạnh tranh và năng lực cạnh tranh. Để đánh giá được năng lực cạnh tranh của sản phẩm có hệ thống các tiêu chí như doanh thu, giá bán, chi phí, chất lượng, vệ sinh an toàn và mức độ uy tín của sản phẩm trên thị trường. Các tiêu chí đánh giá trên sẽ là cơ sở để đưa ra các công cụ, biện pháp hiệu quả nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh về sản phẩm cho các doanh nghiệp.

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, mặt hàng cao su xuất khẩu Việt Nam cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình vào thị trường thế giới là do: vai trò chủ lực của ngành cao su xuất khẩu đối với Việt Nam, những điều kiện về tự nhiên – xã hội ưu đãi, và mức độ năng lực cạnh tranh còn thấp kém so với tiềm lực phát triển

Indonesia, Malaysia ….đã đưa ra cho Việt Nam những bài học quí báu để từ đó có được chính sách cho riêng mình, phù hợp với hoàn cảnh và định hướng phát triển mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu của Việt Nam. Toàn bộ những lý luận cơ bản sức cạnh tranh, bài học kinh nghiệm được rút ra từ các đối thủ cạnh tranh là cơ sở quan trọng để đánh giá và phân tích chương 2 “Thực trạng năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su xuất khẩu”.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu Việt Nam (Trang 39 - 42)