Giải pháp về nâng cao chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu Việt Nam (Trang 91 - 92)

Thị phần của các nước xuất khẩu cao su tự nhiên trên thế giớ

3.2.3.3Giải pháp về nâng cao chất lượng sản phẩm

Giải pháp nâng cao chất lượng cao su tự nhiên phải nói đến ngay từ hoạt động chọn giống cao su. Trong các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hàng nông sản xuất khẩu thì giống được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu và có tính chất quyết định trực tiếp. Hiện nay, nhà nước đã tập trung thực hiện chương trình cải tạo giống cao su ở các Viện nghiên cứu. Bên cạnh đó Để đẩy mạnh hiệu quả của giống cần phải đầu tư hơn nữa cho công tác nghiên cứu lai tạo ra và áp dụng những giống cây con có năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao phù hợp với các vùng. Đối với những giống, cây con tốt trên thế giới mà phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của nước ta và phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đủ và đối với những công nghệ mới thì cần khuyến khích nhập khẩu. Do đó đã có nhiều giống cây cao su đem lại chất lượng tốt và phù hợp với điều kiện thời tiết, chịu được những thích nghi cao. Vậy giải pháp từ phía doanh nghiệp là nghiên cứu đặc tính đất đai và vùng miền của mình, từ đó xin sự tư vấn và giúp đỡ từ các chuyên gia để việc chọn giống cao su được phù hợp và đem lại hiệu quả cao cho việc khai thác và trồng trọt.

cao su. Việc chăm sóc theo đúng kỹ thuật và đúng quy trình là một giải pháp bắt buộc phải có đối với các doanh nghiệp. Bởi vậy, Tổng Công ty Cao su Việt Nam đã công bố Bộ quy trình kỹ thuật cao su 2005 để thay thế cho bộ quy trình kỹ thuật cao su năm 1997 không còn phù hợp nữa. Theo quy trình mới này, chu kỳ kinh doanh từ thời điểm khai thác đến thời điểm thanh lý vườn cây là 20 năm thay vì 25 năm như trước đây, chu kỳ kinh tế kể từ khi trồng cho đến khi thanh lý vường cây là 25 năm thay vì 32 năm như trước đây. Theo đánh giá của nhiều nhiều chuyên gia, đây là một quy trình mới khá tiến bộ vì việc rút ngắn chu kỳ kinh doanh giúp cho doanh nghiệp cao su thu hồi vốn nhanh, nâng sản lượng gỗ, nhanh chóng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật như thay giống cũ bằng các giống cao sản, việc ứng dụng các chất kích thích, phòng trừ sâu bệnh hiệu quả v.v.Việc áp dụng bộ quy trình mới này mở ra triển vọng đưa năng suất khai thác mủ cao su lên 1,8-2 tấn/ha/năm. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu cao su thì tất cả các doanh nghiệp và các hộ sản xuất tiểu điền cần phải áp dụng quy trình này.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu Việt Nam (Trang 91 - 92)