IV. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHÁCH SẠN
3. Thực trạng cạnh tranh của ngành kinh doanh khách sạn nhà hàng tại Việt Nam
Việt Nam.
Những năm trở lại đây, nước ta chú trọng đầu tư nhiều hơn cho ngành du lịch và kinh doanh khách sạn nhà hàng. Bằng chứng là trong năm 2007, tại Hà Nội có khoảng 5 dự án xây dựng khách sạn 5 sao, tạo thành phố Hồ Chí Minh là 11 dự án khách sạn 5 sao. Có thể nói, hệ thống khách sạn nhà hàng ở nước ta đang phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, quy mô cũng như hình thức sở hữu. Ngày càng nhiều các khách sạn cao cấp của nước ngoài thành lập và đi vào hoạt động tại Việt Nam, tạo môi trương cạnh tranh năng động . Các khách sạn được xếp hạng sao luôn đạt hệ số sử dụng phòng rất cao gần 90%, thậm chí trong những tháng cao điểm, du khách gặp nhiều khó khăn trong vấn đề đặt phòng tại các khách sạn cao cấp.
Nhu cầu về khách sạn nhà hàng chất lượng cao ngày một tăng nhanh khi mà mức sống và mức thu nhập của người dân đang dần cải thiện tốt hơn, cũng như ngày càng nhiều du khách nước ngoài tìm đến với Việt Nam.
Xu hướng hiện nay là các khách sạn thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài để nâng cấp khách sạn của mình lên thành khách sạn cao cấp hơn. Có thể nói, thị trường kinh doanh khách sạn nhà hàng hiện nay đang khá sôi động, báo hiệu những sự thâm nhập mới của các tập đoàn khách sạn hàng đầu
thế giới, đẩy các doanh nghiệp trong nước vào bối cảnh cạnh tranh gay gắt và đẩy khó khăn phía trước. Các doanh nghiệp trong nước nhất là các doanh nghiệp quốc doanh làm thế nào để nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh, kinh doanh hiệu quả hơn trong bối cảnh hội nhâp?
Từ thực trạng nêu trên, Nhà Nước ta đã có những chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp các khách sạn nhà hàng của doanh nghiệp trong nước cũng như chính sách thu hút vốn đầu tư các doanh nghiệp nước ngoài.
Bên cạnh đó, chỉ đạo tổng cục Du lịch xây dựng hoàn chỉnh hệ thống cung cấp thông tin hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh khách sạn nhà hàng về thị trường cung cầu, các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế về quản lí chất lượng các khách sạn nhà hàng, cung cấp kiến thức về các vấn đề liên quan phát triển doanh nghiệp của ngành.
Trước yêu cầu về hội nhập cao, các doanh nghiệp phải nỗ lực tập trung vào các lĩnh vực như thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, mở rộng thị trường, phát triển và ững dụng công nghệ mới, xây dựng đội ngũ con người, quản lí chất lượng cao và chuyên nghiệp… Tóm lại, doanh nghiệp khách sạn nhà hàng đang đứng trước yêu cầu vận động và đổi mới toàn diện trên cơ sở phát huy lợi thế cạnh tranh của mình.
Theo dự đoán, xu hướng phát triển chung của ngành những năm tới sẽ là hình thành những tập đoàn khách sạn tại Việt Nam, tạo sức cạnh tranh tổng hơp cũng như tăng cường vai trò của hiệp hội nhằm xúc tiến quảng bá và lành mạnh hóa môi trường kinh doanh.
Mặt khác, nhanh chóng nắm bắt những nội dung về mở rộng thị trường theo như cam kết mở của nền kinh tế nhằm xây dựng chiến lược phát triển cụ thể trong bối cảnh mới cho phù hợp với chiến lược phát triển chung của đấy nước. Có như vậy, các doanh nghiệp trong nước mới tạo nên sức cạnh tranh
tổng hợp thắng thế trên sân nhà.
Nói tóm lại, mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày nay là một tất yếu khách quan trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực. Để nâng cao năng lực cạnh tranh thì điều trước tiên doanh nghiệp nên làm là đánh giá khách quan về năng lực của mình trên mọi phương diện từ đó tìm ra những điểm mạnh cơ bản để phát huy.
CHƯƠNG II
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHHNN