III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHHNN MỘT THÀNH VIÊN DU LỊCH CÔNG ĐOÀN
2. Tác động của môi trường vĩ mô trong nước
2.4 Các vấn đề môi trường
Những nền kinh tế tăng trưởng cao trong thời gian ngắn đều bộc lộ những bức xúc về mặt môi trường. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, với ngưỡng GDP thấp, khi tăng trưởng gấp 2 lần, một số ô nhiễm do các ngành công nghiệp thải ra tăng gấp 3 lần.
Ở Việt Nam, vấn đề môi trường đã tồn tại từ rất lâu, và gặm nhấm từng bước. Tuy nhiên, 30 năm trước, vấn đề môi trường không đặt ra nhờ khả năng hấp thụ tự nhiên của môi trường.
Có thể hình dung sự phát triển kinh tế, xã hội, dân sinh là một hộp đen trong diện tích tự nhiên hơn 300 nghìn km2. Môi trường cung cấp đầu vào của nền kinh tế và cũng chính môi trường nhận chất thải ra. Hộp đen kinh tế, xã hội Việt Nam ngày càng phình to ( trong 10 năm kinh tế phình ra gấp 2 lần, và trong 50 năm dân số phình ra gấp 3 lần). Trên một diện tích bất biến, thậm chí, có nguy cơ thu hẹp do mực nước biển dâng cao, hộp đen ngày càng lớn, quy trình tự nhiên hấp thụ chất thải ngày càng thu hẹp. Điều này khiến cho thực trạng môi trường Việt Nam trở nên nóng tới mức báo động, đạt
ngưỡng. Xếp hạng thứ 5 khu vực châu Á - Thái Bình về mức độ ô nhiễm khói bụi ở thành phố đông dân, nồng độ khí thải tăng cao và nhanh, hiện tượng nhiều dòng sông cục bộ chết, việc xuất hiện các làng ung thư... là những điểm nóng, cung cấp những bức tranh nhỏ lẻ, khiến người dân bức xúc về thực trạng môi trường Việt Nam hiện nay.
Cần hết sức cân nhắc để đưa nhận định có sự đánh đổi hay không. Trên thực tế, không ai muốn đánh đổi tăng trưởng kinh tế hay bất kỳ điều gì để cho một điều khác. Điều đáng buồn là chúng ta chưa cân nhắc vấn đề môi trường ở mức, tầm cần có. Việt Nam cần xem môi trường là yếu tố quan trọng của sự phát triển kinh tế. Nếu không có hệ sinh thái hỗ trợ, bản thân nền kinh tế dù giàu có đến đâu cũng sụp đổ. Việt Nam không thể tách bạch kinh tế, môi trường và phát triển xã hội. Ba vấn đề đều phải đưa lên bàn cân, và phải chọn giải pháp hữu hiệu, mang tính lâu dài, vừa có lợi cho kinh tế, vừa có lợi cho môi trường, có lợi cho xã hội dân sinh. Những vấn đề đó phải đặt ra một cách khoa học, chu đáo, kĩ lưỡng, cẩn thận.
Chính những vấn đề tiêu cực về môi trường, tài nguyên thiên nhiên suy giảm đang đặt ra không ít thách thức cho nền kinh tế nói chung cũng như các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng.