Về hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long- chi nhánh Hà Nội (Trang 33 - 36)

MHB Hà Nội có trụ sở tại Thủ đô Hà Nội, là trung tâm tài chính tiền tệ hết sức sôi động chỉ đứng sau TP Hồ Chí Minh, là nơi tập trung cơ quan đầu não của các định chế tài chính, các tổ chức kinh tế lớn nhất nước ta, là khu vực kinh tế có tốc độ phát triển nhanh, thu nhập bình quân đầu người và trình độ dân trí cao. Đây là địa bàn tiềm năng của hoạt động ngân hàng, đặc biệt là hoạt động huy động vốn.

Nhưng Hà Nội cũng là môi trường cạnh tranh rất khốc liệt giữa hàng trăm Chi nhánh ngân hàng thương mại lớn mạnh và huy động vốn là một sản phẩm chiến lược của tất cả các ngân hàng này, trong khi năng lực cạnh tranh của bản thân MHB Hà Nội còn hạn chế vì:

+ Thương hiệu MHB còn ít được biết đến trên thị trường Hà Nội trong khi đặc thù của hoạt động huy động vốn thì “uy tín thương hiệu” là một yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu nhất là đối với thị trường dân cư

+ Hệ thống sản phẩm dịch vụ tiện ích của MHB còn chưa đa dạng, phong phú, công nghệ ngân hàng còn chưa hiện đại so với các hệ thống ngân hàng lớn mạnh khác trên cùng địa bàn là một rào cản đối với quyết định mua sản phẩm của khách hàng nhất là những khách hàng muốn sử dụng nhiều loại dịch vụ của ngân hàng

+ Nguồn nhân lực mỏng thiếu cán bộ có kinh nghiệm, chuyên môn cao Cũng như mọi ngân hàng, công tác huy động vốn luôn được MHB Hà Nội quan tâm chú trọng. Tuy mới thành lập nhưng nguồn vốn của chi nhánh càng ngày càng tăng cao giúp cho việc đáp ứng được nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp trên địa bàn cũng như hoàn thành nhiệm vụ chỉ tiêu huy động vốn mà Hội sở đề ra. Mức tăng trưởng huy động vốn của MHB Chi nhánh Hà Nội thể hiện cụ thể qua biểu đồ sau:

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 T đ n g 2003 2004 2005 Năm

Tổng nguồn vốn huy động qua các năm

Nguồn vốn huy động

Nguồn: Báo cáo kinh doanh năm 2003 -2005 MHB Hà Nội

Qua số liệu trên ta thấy sự tăng trưởng khá nhanh của nguồn vốn huy động qua các năm, cụ thể:

Tại thời điểm 31/12/2003, tổng nguồn vốn của Chi nhánh đạt 188,8 tỷ đồng, đến 31/12/2004, nguồn vốn đã tăng trưởng mạnh mẽ, đạt mức 2.421,838 tỷ đồng, tăng 1.182% so với cuối năm 2003. Đến cuối năm 2005, tổng nguồn vốn huy động đạt ở mức 2.997 tỷ đồng, tăng 128,3 % so với năm 2004.

Đến thời điểm 30/ 09/2006, tổng nguồn vốn của MHB Hà Nội đã đạt được 3.462 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn có kỳ hạn chiếm tỷ trọng rất cao: 99%.

Tốc độ tăng trưởng vốn bình quân hàng năm đạt 600%. Riêng năm 2004, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của MHB Hà Nội đạt tới 1.299%.

Hàng năm, Chi nhánh đều hoàn thành xuất sắc kế hoạch nguồn vốn được giao, luôn ở vị trí dẫn đầu toàn hệ thống cả về tốc độ tăng trưởng, số dư huy động vốn bình quân đầu người cũng như tổng giá trị nguồn vốn. Ban lãnh đạo Chi nhánh đã rất linh hoạt trong việc sử dụng nguồn vốn huy động đảm bảo tỷ lệ vốn khả dụng trên tổng nguồn vốn luôn đạt ở mức cao nhất mang lại lợi nhuận tối đa cho hoạt động kinh doanh.

Với nguồn vốn lớn mạnh như trên, Chi nhánh Hà Nội đã hoàn toàn tạo được thế chủ động trong đầu tư tín dụng cho các tổ chức và cá nhân trên địa bàn, đồng thời đã đáp ứng vốn cho toàn hệ thống tăng trưởng và phát triển, và quan trọng là đã khẳng định được vị thế của Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Hà Nội trên thị trường Thủ đô Hà Nội và khẳng định được hiệu quả hoạt động của Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long khi mở hoạt động ra phía Bắc.

MHB Chi nhánh Hà Nội đã rất tích cực trong việc tìm kiếm, đa dạng các nguồn huy động cụ thể: nguồn huy động vốn chủ yếu của ngân hàng tập trung phần lớn vào khối các doanh nghiệp các tổ chức kinh tế. Trong 3 năm từ 2003 đến 2005, lượng vốn huy động từ thành phần này luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 60%).

Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn của MHB Hà Nội

Đơn vị: % Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Vốn huy động từ các tầng lớp dân cư 35,91 35,79 34,94 Vốn huy động từ các TCKT+

KB+TC≠

30,72 30,96 30,69 Vốn huy động từ các TCTD 33,37 33,25 34,37

Tổng nguồn vốn huy động 100 100 100

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2003 – 2005

Trong thời gian qua, nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn, song song với hoạt động nguồn vốn trên thị trường II, Chi nhánh đã tích cực phát triển thị trường dân cư và doanh nghiệp bằng cách nghiên cứu thị trường, nắm bắt được nhu cầu mong muốn của khách hàng. Từ đó đưa ra những sản phẩm huy động vốn phù hợp, linh hoạt trong chính sách lãi suất, thực hiện nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn kết hợp với việc không ngừng hoàn thiện văn minh giao dịch. Kết quả, nguồn vốn từ thị trường này đã tăng trưởng vượt bậc với tốc độ tăng trưởng đạt tới con số nghìn %. Tuy nhiên, tỷ

lệ vốn huy động thị trường I còn rất nhỏ so với tổng nguồn vốn, tính đến 30/9/2006 vốn huy động thị trường I đạt gần 410 tỷ đồng, tăng 154 tỷ đồng so với 30/9/2005, chiếm 12% tổng nguồn vốn.

Nguồn huy động của ngân hàng được mở rộng với nhiều hình thức huy động đa dạng, linh hoạt nhằm thu hút được một lượng tiền gửi lớn: tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng…., các loại hình sản phẩm tiết kiệm đa dạng như tiết kiệm phú lộc, tiết kiệm lãi suất ưu đãi dành cho người cao tuổi, ngoài ra ngân hàng còn huy động vốn bằng hình thức phát hành các loại kỳ phiếu, trái phiếu…

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long- chi nhánh Hà Nội (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w