Trong 4 năm hoạt động tại Hà Nội, các hoạt động tín dụng của MHB chỉ tồn tại ở hình thức cho vay. Trong đó, hình thức cho vay cũng chỉ dừng lại ở cho vay theo dự án, cho vay các doanh nghiệp nhà nước, cho vay xây dựng và phục vụ nhà ở. Sự nghèo nàn trong dịch vụ tín dụng đã khiến cho ngân hàng khó có thể thu hút được nhiều đối tượng khách hàng, nhất là các đối tượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Đối với cho vay cá nhân, ngân hàng cũng chưa có những hình thức ưu đãi và khuyến khích vay tiêy tiêu dùng, vay mua ô tô, vay đi du học,…
Không những vậy, MHB Hà Nội còn chưa triển khai mạnh mẽ hình thức chiết khấu và bảo lãnh, những hoạt động đem lại nguồn thu lớn mà tính rủi ro thấp.
- Doanh số cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn thấp
Là một ngân hàng thương mại quốc doanh, MHB Hà Nội trong giai đoạn đầu luôn tập trung vào đối tượng khách hàng là doanh nghiệp Nhà nước. Theo thông kê của Hội kiểm toán Việt Nam, 80% các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn không có lãi. Vì vậy, việc tập trung vào đối tượng khách hàng là không khả thi. Trong khi đó, với tốc độ phát triển của nền kinh tế, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh rất cần vốn để hoạt động, mở rộng sản xuất kinh doanh. Với vai trò là một trung gian tài chính, ngân hàng cần trú trọng vào đối tượng khách hàng này để tăng tính hiệu quả cho luồng tiền.
Tuy vậy, năm 2006, doanh số cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng lên đáng kể và chiếm tỷ lệ lớn, 70% doanh số cho vay. Nhưng đi cùng với sự tăng lên đó cũng là tỷ lệ nợ quá hạn tăng lên.
Hiện nay, tại Hà Nội, MHB có một chi nhánh cấp 2 và bốn phòng giao dịch tại các quận Thanh Xuân, quận Đống Đa, quận Long Biên. Với quy mô các phòng giao dịch và chi nhánh nhỏ như vậy thì khó có thể cạnh tranh với mật độ các phòng giao dịch của các NHTM cổ phần như VP Bank, Techcombank, hay các ngân hàng quốc doanh lớn như Vietcombank, BIDV, Incombank. Điều này gây khó khăn rất lớn trong việc tạo dựng thương hiệu cũng như tiếp xúc với đa dạng đối tượng khách hàng.